Trong lời phát biểu khi nhận chức Chủ tịch HĐQT VPF, bầu Thắng đã chia sẻ cảm giác rất thật rằng: "Tôi vừa vui vừa lo. Vui vì được sự tín nhiệm của lãnh đạo các CLB, còn lo là trọng trách rất lớn".
Quả thật, đằng sau quyết tâm của các ông bầu, người ta vẫn thấy lo bởi mô hình mới vẫn tiềm ẩn quá nhiều vấn đề cần bàn thêm.
Nhìn vào Đại hội cổ đông, ai cũng thấy quyền lực của một nhóm các "ông trùm" đã áp đảo phần còn lại thế nào. Bầu Thắng, bầu Đức, bầu Kiên chiếm 3 vị trí cao nhất, còn bầu Tiến Anh về lý thuyết còn ở ngôi cao hơn vì có thể kiểm soát cả HĐQT. Nếu 4 ông bầu này hợp lực lại vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam thì là cái may cho tất cả, bởi nói như bầu Đức: "Với đội hình toàn doanh nghiệp lớn, nắm nhiều tiền trong tay hì không có lý do gì thất bại".
Thế nhưng, tất cả các ông bầu này đều là chủ các doanh nghiệp lớn, chắc chắn thời gian họ dành cho bóng đá sẽ hạn chế. Nếu một lúc nào đó, vì quá bận rộn, mải mê với những dự án lớn, họ quên mất những lời hứa, quên mất mình còn có trách nhiệm với VPF thì không hiểu lúc đó mọi chuyện sẽ ra sao.
Một chuyện ít có khả năng xảy ra, nhưng vẫn phải đặt lên bàn là nếu họ hợp lực vì một điều gì đó, chưa chắc song hành với quyền lợi chung của cả nền bóng đá thì liệu rằng rào cản với họ có đủ lớn ? Về lý thuyết, mỗi ông bầu chỉ có khoảng 3,9-4,9% cổ phần nên tổng hợp số phiếu của họ lại cũng chưa đủ làm được điều gì. Vậy nhưng, đừng quên bầu Đức và bầu Kiên là 2 trong 4 đại diện cho số cổ phần lên tới 54,6% của 14 đội V-League, còn bầu Thắng cũng đại diện cho 10% cổ phần của các đội hạng Nhất. Nếu bộ ba quyền lực này đồng lòng phủ quyết thì khó có quyết định nào thông qua nổi.
Cũng có không ít đội bóng giờ đây lo ngại rằng, liệu các trọng tài, giám sát có giữ được sự công tâm cao nhất khi điều hành các trận đấu của CLB Hà Nội, HAGL hay ĐTLA. Với cách suy nghĩ của người Việt Nam "tránh voi chẳng xấu mặt nào", rất có thể tình trạng từng xảy ra với các trận đấu của SHB Đà Nẵng trước đây (đội bóng cùng quê với nguyên chủ tịch HĐTTQG Nguyễn Văn Mùi) lại tái diễn với CLB Hà Nội hay HAGL.
Đó là chưa kể bầu Kiên còn đòi hỏi phải thàh nlập Ban kỉ luật riêng trực thuộc VPF. Khi đó, liệu Ban Kỷ luật có dám xử nặng tay đối với các hành vi vi phạm của cầu thủ thuộc đội của các "ông trùm" hay không ? Rồi nếu BTC sân của các đội đó vi phạm kỷ liệu liệu có được Ban kỷ luật xử lý triệt để ? Có thể bầu Kiên, bầu Thắng, bầu Đức không muốn có sự thiên vị đối với đội bóng của mình, nhưng trong môi trường bóng đá Việt Nam thì điều đó rất khó. Khi mà không có sự công bằng thì chắc chắn giải không thể thành công.
Quả thật, đằng sau quyết tâm của các ông bầu, người ta vẫn thấy lo bởi mô hình mới vẫn tiềm ẩn quá nhiều vấn đề cần bàn thêm.
VPF và VFF liệu có xung đột quyền lợi ? (Ảnh: VSI) |
Nhìn vào Đại hội cổ đông, ai cũng thấy quyền lực của một nhóm các "ông trùm" đã áp đảo phần còn lại thế nào. Bầu Thắng, bầu Đức, bầu Kiên chiếm 3 vị trí cao nhất, còn bầu Tiến Anh về lý thuyết còn ở ngôi cao hơn vì có thể kiểm soát cả HĐQT. Nếu 4 ông bầu này hợp lực lại vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam thì là cái may cho tất cả, bởi nói như bầu Đức: "Với đội hình toàn doanh nghiệp lớn, nắm nhiều tiền trong tay hì không có lý do gì thất bại".
Thế nhưng, tất cả các ông bầu này đều là chủ các doanh nghiệp lớn, chắc chắn thời gian họ dành cho bóng đá sẽ hạn chế. Nếu một lúc nào đó, vì quá bận rộn, mải mê với những dự án lớn, họ quên mất những lời hứa, quên mất mình còn có trách nhiệm với VPF thì không hiểu lúc đó mọi chuyện sẽ ra sao.
Một chuyện ít có khả năng xảy ra, nhưng vẫn phải đặt lên bàn là nếu họ hợp lực vì một điều gì đó, chưa chắc song hành với quyền lợi chung của cả nền bóng đá thì liệu rằng rào cản với họ có đủ lớn ? Về lý thuyết, mỗi ông bầu chỉ có khoảng 3,9-4,9% cổ phần nên tổng hợp số phiếu của họ lại cũng chưa đủ làm được điều gì. Vậy nhưng, đừng quên bầu Đức và bầu Kiên là 2 trong 4 đại diện cho số cổ phần lên tới 54,6% của 14 đội V-League, còn bầu Thắng cũng đại diện cho 10% cổ phần của các đội hạng Nhất. Nếu bộ ba quyền lực này đồng lòng phủ quyết thì khó có quyết định nào thông qua nổi.
VPF sẽ làm gì để V-League diễn ra một cách công bằng nhất ? (Ảnh: VSI) |
Cũng có không ít đội bóng giờ đây lo ngại rằng, liệu các trọng tài, giám sát có giữ được sự công tâm cao nhất khi điều hành các trận đấu của CLB Hà Nội, HAGL hay ĐTLA. Với cách suy nghĩ của người Việt Nam "tránh voi chẳng xấu mặt nào", rất có thể tình trạng từng xảy ra với các trận đấu của SHB Đà Nẵng trước đây (đội bóng cùng quê với nguyên chủ tịch HĐTTQG Nguyễn Văn Mùi) lại tái diễn với CLB Hà Nội hay HAGL.
Đó là chưa kể bầu Kiên còn đòi hỏi phải thàh nlập Ban kỉ luật riêng trực thuộc VPF. Khi đó, liệu Ban Kỷ luật có dám xử nặng tay đối với các hành vi vi phạm của cầu thủ thuộc đội của các "ông trùm" hay không ? Rồi nếu BTC sân của các đội đó vi phạm kỷ liệu liệu có được Ban kỷ luật xử lý triệt để ? Có thể bầu Kiên, bầu Thắng, bầu Đức không muốn có sự thiên vị đối với đội bóng của mình, nhưng trong môi trường bóng đá Việt Nam thì điều đó rất khó. Khi mà không có sự công bằng thì chắc chắn giải không thể thành công.
Sâm Cầm (Thể thao 24h)
Bình luận