• Zalo

Chiến sĩ Trường Sa chuẩn bị đón Tết ra sao?

Thời sựThứ Tư, 18/02/2015 04:47:00 +07:00Google News

Ra thăm huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) những ngày Tết mới thấu hiểu thế nào là Tết xa quê, Tết vượt gian khó.

Ra thăm huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) những ngày Tết mới thấu hiểu thế nào là Tết xa quê, Tết vượt gian khó. Nhưng không phải vì thế mà xuân kém vui, Tết thiếu thốn. 

Với phương châm “Tết trong đất liền có gì, Trường Sa có thứ đó”, mọi nhu yếu phẩm cần thiết cho Tết đều được đất liền gửi ra với quân và dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Để các anh luôn vững lòng, chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Những cành đào mang hương vị xuân đất liền miền Bắc được mang ra với lính đảo Trường Sa. 
Ngày Tết cũng không thể thiếu những chậu mai vàng mang sắc xuân phương Nam 
Những phần quà Tết được chuẩn bị chu đáo, gói ghém cẩn thận trong từng bọc nilon để chống nước biển được chuyển tới quân và dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Không chỉ có hàng hóa theo tiêu chuẩn, còn có những gói kẹo, lá thư của tổ chức, cá nhân trong đất liền quyên góp gửi ra với chiến sĩ Trường Sa. 
Chỉ cần thêm một tấm biển mới, vậy là Tết đã về 
Không chỉ chăm lo chu đáo cho chiến sĩ làm nhiệm vụ tại các đảo, người dân trên các đảo cũng luôn được quan tâm. Trong ảnh là niềm vui của gia đình anh Tô Hoài (thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, Khánh Hòa) khi nhận tình cảm từ đất liền. 
Sau hành trình dài trên biển, lá dong gói bánh ra tới đảo nhiều khi đã chuyển vàng. Nhưng với Trường Sa, không có lá dong xanh đã có lá bàng vuông xanh mướt được các anh hái dùng gói bánh. Chỉ bánh chưng Trường Sa mới có cái vị bùi của gạo, béo của nhân quyện với một chút chan chát, bùi bùi của lá bàng vuông. Ra với Trường Sa, chỉ cần được ăn một miếng bánh chưng gói bằng lá bàng vuông sẽ không bao giờ quên được mùi vị chỉ riêng có của mảnh đất thiêng liêng này. 
Trước Tết ít ngày, các chiến sĩ lại quây quần bên nhau gói bánh chưng, những chiếc bánh gói bằng lá dong xen lẫn với bánh chưng lá bàng vuông. Các anh cùng thức để luộc bánh và kể nhau nghe những câu chuyện về gia đình, tình yêu đôi lứa... 
Do điều kiện tàu thuyền và thời gian, nên không phải đảo nào cũng có đào, mai chở ra từ đất liền. Nhưng với lính đảo, đây không phải vấn đề lớn, các anh đã có cành đào cho riêng mình được làm từ cành cây phong ba, hoa lụa. 
Những chi tiết cuối cùng được chuẩn bị cho đêm giao thừa. 
Trường Sa luôn được đón giao thừa sớm nhất, thời khắc đó, những nén nhang được thắp lên và những lời chúc mừng, cầu chúc cho một năm mới yên vui được gửi gắm cho nhau. 
Quân và dân trên đảo cùng vui văn nghệ, cùng tổ chức hái hoa dân chủ, bịt mắt bắt lợn (thay cho dê). Dù còn không ít thiếu thốn, nhưng Tết trên đảo không kém phần náo nhiệt so với Tết trong đất liền. 
Cả đảo quây quần bên nhau cùng hát những bài ca về quê hương đất nước, về biển đảo thân yêu. Ai cùng thầm hứa với mình, sẽ luôn cố gắng, phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 
Và ngày đầu năm mới được bắt đầu bằng buổi lễ chào cờ trang trọng, uy nghiêm. 


Nguồn: Vietnamnet
Bình luận
vtcnews.vn