Tại đường 30/4, phường 3, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có một chiếc đồng hồ đá hay còn gọi “đồng hồ Thái Dương”, “đồng hồ mặt trời” với tuổi đời trên 100 năm. Người dân xem giờ bằng cách căn cứ vào ánh nắng mặt trời để nhận biết thời gian.
Thời Pháp thuộc, chiếc đồng hồ này được đặt trước Dinh Tỉnh trưởng Bạc Liêu. Đồng hồ này đặc biệt ở chỗ là không dùng bất kỳ loại máy móc nào, không dùng bất kỳ một thứ kim loại nào.
Đồng hồ được xây bằng gạch thẻ, mặt đồng hồ được ốp bằng gạch tàu và chia vạch, đánh số La Mã. Trên bề mặt đồng hồ có 3 phần. Phần ở giữa là 1 gờ cao khối hình chữ nhật nhô ra ra phía trước, còn lại 2 khối hình vuông cân đối 2 bên, có vạch La Mã từ I-XII để chỉ giờ.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào gờ cao sẽ chia mặt đồng hồ thành 2 mảng sáng-tối rõ rệt và lằn ranh giữa 2 mảng sáng- tối ấy chính là kim chỉ giờ của đồng hồ.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị chiếc đồng hồ này, ngày 11/10/2006, UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành quyết định xếp hạng Đồng hồ Thái Dương là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Nguyên thủy, chiều cao của đồng hồ tính từ nền đất đến đỉnh là khoảng 1m, ngang hơn 1,2m. Nhưng hiện nay chiều cao của chiếc đồng hồ chỉ còn khoảng 60 cm do địa phương nâng nền đất, lót gạch để tạo mỹ quan cho khu di tích.
Video: Cây dã hương nghìn năm tuổi độc nhất vô nhị trên thế giớI
Bình luận