David Moyes khởi kiện Rooney và cậu học trò cũ buộc phải đền bù nửa triệu bảng vì tội dám "nói xấu thầy".
Trong trận giao hữu với Rangers tại Glasgow hồi đầu mùa bóng thứ hai của tôi ở Everton, tháng 8/2003, tôi bị chấn thương dây chằng khá nặng. Vì tôi không thể đi lại bình thường nên phải để nhân viên y tế của Everton chở thẳng về Liverpool. Ông ta lái chiếc Mercedes của HLV David Moyes, còn bản thân Moyes thì đi xe bus với các cầu thủ.
Trên đường trở về Liverpool, tôi có bỏ vào máy nghe nhạc trong xe một chiếc CD Barry White. Nào ngờ, sau đó một tuần, HLV Moyes bảo rằng máy nghe nhạc trong xe ông đã bị hỏng và nguyên nhân chắc chắn là vì tôi không biết cách bỏ đĩa vào máy. Tôi không biết chắc là có chuyện ấy (tôi làm hỏng máy) hay không. Tôi cũng không hề biết là sau khi Moyes nói thế, mọi chuyện lại ngày càng trở nên tồi tệ.
Vì vấn đề CLB - ĐTQG, tôi phải đến gặp bác sĩ của FA. Đi cùng tôi là nhân viên y tế của Everton, HLV Moyes và đại diện của tôi, Paul Stretford. Tôi chẳng biết vì sao trong những sự kiện như thế, Moyes cứ phải đi theo tôi. Kế hoạch bay đến London bị thay đổi vào phút chót, và chúng tôi đi bằng ô tô.
Sau này, tôi mới biết là Moyes dùng trò ấy vì không muốn Paul đi cùng chuyến bay với chúng tôi. Có lúc, tôi cảm thấy Moyes muốn kiểm soát bất cứ việc gì liên quan đến tôi. Có lúc, tôi lại thấy rằng mọi phía - FA, Everton, Moyes, bác sĩ FA, nhân viên y tế Everton, đại diện của tôi - đều không hề tin nhau. Tóm lại, tôi rất khó chịu về những việc như thế.
Hãy tránh xa "kẻ xấu"
Có lần, Moyes gọi tôi vào phòng và bảo: “Hãy tránh xa Ferguson. Đấy là một tấm gương xấu. Anh ta sẽ xúi giục cậu làm những điều xằng bậy. Mọi người đều nên tránh xa Ferguson”. Đấy là Duncan Ferguson, một cầu thủ đàn anh mà tôi rất thích ở Everton.
Tôi chỉ thấy Ferguson là một cầu thủ rất chuyên nghiệp, siêng tập, và luôn giúp tôi trong những ngày đầu gia nhập đội lớn của Everton. Tôi đã lặp lại nguyên văn của Moyes trong phòng thay đồ, cho mọi người cùng nghe. Tất cả đều cười ồ. Suốt quãng thời gian ở Everton, tôi chưa bao giờ thấy Ferguson là mẫu cầu thủ như Moyes nói xấu.
Ngược lại là đằng khác. Có lẽ Moyes nói vậy vì chính Ferguson từng đấu tranh với ông ta. Có lần, Moyes nói với Ferguson rằng anh ta chỉ là tiền đạo số 6 trong đội, xếp dưới cả những tiền đạo của đội B, nghĩa là coi như không còn cơ hội ra sân.
Hồi ấy, trong khi Everton ngày càng sa sút thì Ferguson ngày càng siêng tập. Giới hâm mộ kêu gọi phải đưa Ferguson trở lại đội hình. Moyes cũng đành làm thế. Và Ferguson lập tức tỏ ra xuất sắc đến nỗi anh ta chiếm luôn chiếc băng thủ quân - do các cầu thủ trong đội bỏ phiếu!
Nói chung, Moyes ngày càng tỏ ra độc đoán, ích kỷ, khó ưa. Các cầu thủ Everton đều thấy như vậy, nhưng đa số không nói ra vì họ muốn được ký tiếp hợp đồng. Quan hệ giữa tôi và Moyes chỉ ngày càng trở nên xấu hơn. Có lần, ông ta gọi tôi vào phòng sau một trận thua và chửi mắng thậm tệ trước khi kết luận Everton thua là tại tôi. “Mẹ kiếp! Cậu ăn thứ của nợ McDonald’s cho lắm vào!”.
Không ai được nổi tiếng hơn Moyes
Dần dần, tôi nghiệm ra rằng Moyes không muốn bất kỳ ai ở Everton nổi tiếng hơn ông ta. Chỉ có một “Mr Everton” mà thôi. Ông ta có máu ganh tị. Hoặc ít ra, đấy là suy luận duy nhất hợp logic, để tôi hiểu được vì sao Moyes ghét tôi như vậy. Ban đầu, ông ta cấm tôi trả lời phỏng vấn, nói là để “bảo vệ” tôi. Sau đó, khi tôi trả lời phỏng vấn trong những cuộc họp báo thì Moyes phải ở bên cạnh.
Ông ta kiểm soát mọi nội dung, và những nội dung quan trọng phải do ông ta trả lời. Chỉ có một hướng duy nhất cho những cuộc phỏng vấn trong giai đoạn ấy. Đại khái: Vâng, Rooney đang sớm thành công, nhưng HLV Moyes là người phát hiện và đào tạo cho Everton một Rooney thành công như thế!
Trong một lần gặp Leicester, thủ quân Ferguson bị đuổi khỏi sân giữa hiệp 1. Trên đường tiến ra khỏi đường biên, anh ta đưa cho tôi chiếc băng đội trưởng, và tôi đeo vào tay mình. Đấy chỉ là một phản xạ tự nhiên, và có lẽ Ferguson đưa băng thủ quân cho tôi vì tôi đang đứng gần anh ta nhất.
Việc tôi thường hay chỉ trỏ, la hét với các đồng đội trên sân cũng chỉ là thói quen. Khi hiệp đấu kết thúc, Moyes hầm hầm bước vào phòng thay đồ và quát vào mặt tôi: “Đ.M! Bỏ ngay cái băng thủ quân ra khỏi tay. Mày nghĩ mình là ai thế?”. Ừ thì bỏ. Tôi quẳng chiếc băng lên bàn. Alan Stubbs bước ra nhận lấy, và tôi sực nhớ anh ta là phó thủ quân.
Tôi không muốn chơi bóng cho ông nữa
Moyes luôn khăng khăng đòi “bảo vệ” tôi trước sự săn đón của giới truyền thông, nhưng những lúc tôi va vấp thì ông ta lại chỉ làm cho mọi người thấy rõ hơn về những nhược điểm của tôi. Có lần, tôi cầm chai nước và tu một tợp trong buổi họp báo có đến hàng trăm phóng viên, hàng chục hãng truyền hình. Ngồi bên cạnh, Moyes nhắc lớn: “Mẹ kiếp! Rót ra ly mà uống”.
Tôi cũng khá điên tiết. Mặc kệ lão, tôi tiếp tục cầm chai lên và uống trực tiếp. Xưa nay, tôi vẫn uống nước như thế. Cũng chẳng thấy Moyes bảo vệ tôi chỗ nào trong scandal nhà thổ (sau EURO 2004, ở Anh bùng nổ scandal ầm ĩ: thì ra ngôi sao Rooney từng đến một nhà thổ khi mới 16 tuổi).
Kể từ sau EURO 2004, tôi và Coleen (hôn thê Coleen McLoughlin) đã biết rõ là sẽ bị giới săn tin truy lùng. Báo chí đặt điều, nói những chuyện không đúng về chúng tôi ngày càng nhiều. Và để đối phó với tình trạng ấy, tôi đã có một sai lầm không thể sửa chữa.
Tôi ký hợp đồng độc quyền cung cấp thông tin về mình với News International - tập đoàn sở hữu cả hai tờ báo The Sun và News of the World. Khi ấy, tôi đã quên rằng người dân ở thành phố Liverpool mãi mãi căm thù The Sun, vì vụ Hillsborough 1989 (để trục lợi, The Sun đã đăng những bức hình phản cảm và bình luận sai sự thật về thảm họa ấy, trút hết trách nhiệm lên đầu NHM trong khi họ chỉ là nạn nhân từ sự tắc trách của cảnh sát).
Vì trót hợp tác với The Sun, vì scandal nhà thổ, và vì rất nhiều áp lực khác, tôi nghĩ mình phải thoát khỏi thành phố Liverpool thì mới có một cuộc sống yên lành. Tôi đem những suy nghĩ này nói với Moyes, như một cuộc tâm sự riêng tư. Nào ngờ hôm sau, tờ Liverpool Echo có toàn bộ nội dung cuộc tâm sự ấy, xoáy vào những chi tiết trong vụ “nhà thổ”. Và tôi đi đến quyết định cuối cùng.
Trong phòng thay đồ, trước toàn đội, tôi nói thẳng vào mặt Moyes: “Làm sao tôi có thể ký tiếp hợp đồng với một con người mà tôi không còn chút niềm tin nào? Tờ báo nọ làm sao biết được những gì tôi đã tâm sự, nếu không phải là ông kể lại cho họ? Ông chỉ là đồ khốn. Tôi không muốn chơi bóng cho ông nữa”.
Đường đến Man United
Lần đầu tiên Wayne Rooney xuất hiện trong bóng đá đỉnh cao là mùa bóng 2002/03. Anh lập tức trở thành một hiện tượng, kể từ khi tung cú sút thần sầu, ghi bàn cho Everton vào lưới Arsenal. Ở mùa kế tiếp, Rooney trở thành nhân vật trung tâm trong hàng loạt sự kiện khác nhau. Và anh chia tay Everton sau mùa bóng 2003/04 ấy.
Đầu tiên, Rooney tiếp tục tiến lên hàng ngũ ngôi sao trong đội hình Everton, lọt vào ĐTQG và được xem là ngôi sao số 1 của ĐT Anh ở VCK EURO 2004. Sau đó, bùng nổ scandal “nhà thổ”, chuyện anh trục trặc đến mức không thể hàn gắn trong mối quan hệ với HLV David Moyes lên tới đỉnh điểm. Rooney cũng trở thành “kẻ thù của công chúng” ở thành phố Liverpool. Anh quyết định sẽ ra đi, bất kể địa chỉ mới là CLB nào.
Newcastle đề nghị chuyển nhượng với giá 20 triệu bảng. Rooney tỏ vẻ ưng ý, nhưng Everton chưa chịu. M.U nhập cuộc, cũng với đề nghị 20 triệu bảng, sau đó tăng dần lên 30 triệu bảng và giành được chữ ký của Rooney. Đấy là bản hợp đồng kỷ lục trong làng bóng Anh đối với một cầu thủ dưới 20 tuổi. Cho đến trước khi ký hợp đồng với M.U đúng vào hạn chót chuyển nhượng, ngày 31/8/2004, Rooney vẫn chưa bao giờ gặp HLV Alex Ferguson.
Phiên tòa lịch sử
David Moyes chính là HLV đầu tiên trong lịch sử Premier League đưa một cầu thủ ra tòa. Và Wayne Rooney chính là bị cáo trong phiên tòa lịch sử ấy. Chuyện xảy ra hồi năm 2008 - 2 năm sau khi cuốn tự truyện đầu tiên của Wayne Rooney xuất hiện.
Trong sách, Rooney bảo “thầy cũ” Moyes của anh chỉ là loại người “đâm sau lưng chiến sĩ”, bảo Moyes đã kể lại cho tờ Liverpool Echo nghe những điều Rooney tâm sự với ông, liên quan đến scandal “đi nhà thổ” hồi năm nào.
Moyes kiện cả Rooney lẫn người chấp bút Hunter Davies và nhà xuất bản HarperSport về tội phỉ báng. Vụ án kết thúc bằng một cuộc dàn xếp bên ngoài phiên tòa. Rooney đồng ý “chính thức xin lỗi” Moyes và bồi thường 500.000 bảng.
Trừ đi những khoản án phí, tiền làm từ thiện..., báo chí cho rằng Moyes “kiếm được” khoảng 150.000 bảng trong vụ này. Cũng cần lưu ý: việc xuất bản tự truyện là hợp đồng giữa Rooney với HarperSport, theo đó Rooney được trả trước 5 triệu bảng, để nhà xuất bản này phát hành ít nhất 5 quyển sách về Rooney trong vòng 10 năm. Ba trong 5 cuốn theo hợp đồng ấy đã xuất hiện.
Mầm họa từ cái máy nghe đĩa
Trong trận giao hữu với Rangers tại Glasgow hồi đầu mùa bóng thứ hai của tôi ở Everton, tháng 8/2003, tôi bị chấn thương dây chằng khá nặng. Vì tôi không thể đi lại bình thường nên phải để nhân viên y tế của Everton chở thẳng về Liverpool. Ông ta lái chiếc Mercedes của HLV David Moyes, còn bản thân Moyes thì đi xe bus với các cầu thủ.
Trên đường trở về Liverpool, tôi có bỏ vào máy nghe nhạc trong xe một chiếc CD Barry White. Nào ngờ, sau đó một tuần, HLV Moyes bảo rằng máy nghe nhạc trong xe ông đã bị hỏng và nguyên nhân chắc chắn là vì tôi không biết cách bỏ đĩa vào máy. Tôi không biết chắc là có chuyện ấy (tôi làm hỏng máy) hay không. Tôi cũng không hề biết là sau khi Moyes nói thế, mọi chuyện lại ngày càng trở nên tồi tệ.
Vì vấn đề CLB - ĐTQG, tôi phải đến gặp bác sĩ của FA. Đi cùng tôi là nhân viên y tế của Everton, HLV Moyes và đại diện của tôi, Paul Stretford. Tôi chẳng biết vì sao trong những sự kiện như thế, Moyes cứ phải đi theo tôi. Kế hoạch bay đến London bị thay đổi vào phút chót, và chúng tôi đi bằng ô tô.
David Moyes-Rooney thuở mặn nồng |
Sau này, tôi mới biết là Moyes dùng trò ấy vì không muốn Paul đi cùng chuyến bay với chúng tôi. Có lúc, tôi cảm thấy Moyes muốn kiểm soát bất cứ việc gì liên quan đến tôi. Có lúc, tôi lại thấy rằng mọi phía - FA, Everton, Moyes, bác sĩ FA, nhân viên y tế Everton, đại diện của tôi - đều không hề tin nhau. Tóm lại, tôi rất khó chịu về những việc như thế.
Hãy tránh xa "kẻ xấu"
Có lần, Moyes gọi tôi vào phòng và bảo: “Hãy tránh xa Ferguson. Đấy là một tấm gương xấu. Anh ta sẽ xúi giục cậu làm những điều xằng bậy. Mọi người đều nên tránh xa Ferguson”. Đấy là Duncan Ferguson, một cầu thủ đàn anh mà tôi rất thích ở Everton.
Tôi chỉ thấy Ferguson là một cầu thủ rất chuyên nghiệp, siêng tập, và luôn giúp tôi trong những ngày đầu gia nhập đội lớn của Everton. Tôi đã lặp lại nguyên văn của Moyes trong phòng thay đồ, cho mọi người cùng nghe. Tất cả đều cười ồ. Suốt quãng thời gian ở Everton, tôi chưa bao giờ thấy Ferguson là mẫu cầu thủ như Moyes nói xấu.
Ngược lại là đằng khác. Có lẽ Moyes nói vậy vì chính Ferguson từng đấu tranh với ông ta. Có lần, Moyes nói với Ferguson rằng anh ta chỉ là tiền đạo số 6 trong đội, xếp dưới cả những tiền đạo của đội B, nghĩa là coi như không còn cơ hội ra sân.
Họ sẽ lại cùng đứng một bên chiến tuyến |
Hồi ấy, trong khi Everton ngày càng sa sút thì Ferguson ngày càng siêng tập. Giới hâm mộ kêu gọi phải đưa Ferguson trở lại đội hình. Moyes cũng đành làm thế. Và Ferguson lập tức tỏ ra xuất sắc đến nỗi anh ta chiếm luôn chiếc băng thủ quân - do các cầu thủ trong đội bỏ phiếu!
Nói chung, Moyes ngày càng tỏ ra độc đoán, ích kỷ, khó ưa. Các cầu thủ Everton đều thấy như vậy, nhưng đa số không nói ra vì họ muốn được ký tiếp hợp đồng. Quan hệ giữa tôi và Moyes chỉ ngày càng trở nên xấu hơn. Có lần, ông ta gọi tôi vào phòng sau một trận thua và chửi mắng thậm tệ trước khi kết luận Everton thua là tại tôi. “Mẹ kiếp! Cậu ăn thứ của nợ McDonald’s cho lắm vào!”.
Không ai được nổi tiếng hơn Moyes
Dần dần, tôi nghiệm ra rằng Moyes không muốn bất kỳ ai ở Everton nổi tiếng hơn ông ta. Chỉ có một “Mr Everton” mà thôi. Ông ta có máu ganh tị. Hoặc ít ra, đấy là suy luận duy nhất hợp logic, để tôi hiểu được vì sao Moyes ghét tôi như vậy. Ban đầu, ông ta cấm tôi trả lời phỏng vấn, nói là để “bảo vệ” tôi. Sau đó, khi tôi trả lời phỏng vấn trong những cuộc họp báo thì Moyes phải ở bên cạnh.
Ông ta kiểm soát mọi nội dung, và những nội dung quan trọng phải do ông ta trả lời. Chỉ có một hướng duy nhất cho những cuộc phỏng vấn trong giai đoạn ấy. Đại khái: Vâng, Rooney đang sớm thành công, nhưng HLV Moyes là người phát hiện và đào tạo cho Everton một Rooney thành công như thế!
Rooney mất cả đống tiền vì nói xấu David Moyes |
Trong một lần gặp Leicester, thủ quân Ferguson bị đuổi khỏi sân giữa hiệp 1. Trên đường tiến ra khỏi đường biên, anh ta đưa cho tôi chiếc băng đội trưởng, và tôi đeo vào tay mình. Đấy chỉ là một phản xạ tự nhiên, và có lẽ Ferguson đưa băng thủ quân cho tôi vì tôi đang đứng gần anh ta nhất.
Việc tôi thường hay chỉ trỏ, la hét với các đồng đội trên sân cũng chỉ là thói quen. Khi hiệp đấu kết thúc, Moyes hầm hầm bước vào phòng thay đồ và quát vào mặt tôi: “Đ.M! Bỏ ngay cái băng thủ quân ra khỏi tay. Mày nghĩ mình là ai thế?”. Ừ thì bỏ. Tôi quẳng chiếc băng lên bàn. Alan Stubbs bước ra nhận lấy, và tôi sực nhớ anh ta là phó thủ quân.
Tôi không muốn chơi bóng cho ông nữa
Moyes luôn khăng khăng đòi “bảo vệ” tôi trước sự săn đón của giới truyền thông, nhưng những lúc tôi va vấp thì ông ta lại chỉ làm cho mọi người thấy rõ hơn về những nhược điểm của tôi. Có lần, tôi cầm chai nước và tu một tợp trong buổi họp báo có đến hàng trăm phóng viên, hàng chục hãng truyền hình. Ngồi bên cạnh, Moyes nhắc lớn: “Mẹ kiếp! Rót ra ly mà uống”.
Tự truyện của Rooney khiến David Moyes nổi điên |
Tôi cũng khá điên tiết. Mặc kệ lão, tôi tiếp tục cầm chai lên và uống trực tiếp. Xưa nay, tôi vẫn uống nước như thế. Cũng chẳng thấy Moyes bảo vệ tôi chỗ nào trong scandal nhà thổ (sau EURO 2004, ở Anh bùng nổ scandal ầm ĩ: thì ra ngôi sao Rooney từng đến một nhà thổ khi mới 16 tuổi).
Kể từ sau EURO 2004, tôi và Coleen (hôn thê Coleen McLoughlin) đã biết rõ là sẽ bị giới săn tin truy lùng. Báo chí đặt điều, nói những chuyện không đúng về chúng tôi ngày càng nhiều. Và để đối phó với tình trạng ấy, tôi đã có một sai lầm không thể sửa chữa.
Tôi ký hợp đồng độc quyền cung cấp thông tin về mình với News International - tập đoàn sở hữu cả hai tờ báo The Sun và News of the World. Khi ấy, tôi đã quên rằng người dân ở thành phố Liverpool mãi mãi căm thù The Sun, vì vụ Hillsborough 1989 (để trục lợi, The Sun đã đăng những bức hình phản cảm và bình luận sai sự thật về thảm họa ấy, trút hết trách nhiệm lên đầu NHM trong khi họ chỉ là nạn nhân từ sự tắc trách của cảnh sát).
Vì trót hợp tác với The Sun, vì scandal nhà thổ, và vì rất nhiều áp lực khác, tôi nghĩ mình phải thoát khỏi thành phố Liverpool thì mới có một cuộc sống yên lành. Tôi đem những suy nghĩ này nói với Moyes, như một cuộc tâm sự riêng tư. Nào ngờ hôm sau, tờ Liverpool Echo có toàn bộ nội dung cuộc tâm sự ấy, xoáy vào những chi tiết trong vụ “nhà thổ”. Và tôi đi đến quyết định cuối cùng.
Trong phòng thay đồ, trước toàn đội, tôi nói thẳng vào mặt Moyes: “Làm sao tôi có thể ký tiếp hợp đồng với một con người mà tôi không còn chút niềm tin nào? Tờ báo nọ làm sao biết được những gì tôi đã tâm sự, nếu không phải là ông kể lại cho họ? Ông chỉ là đồ khốn. Tôi không muốn chơi bóng cho ông nữa”.
Đường đến Man United
Lần đầu tiên Wayne Rooney xuất hiện trong bóng đá đỉnh cao là mùa bóng 2002/03. Anh lập tức trở thành một hiện tượng, kể từ khi tung cú sút thần sầu, ghi bàn cho Everton vào lưới Arsenal. Ở mùa kế tiếp, Rooney trở thành nhân vật trung tâm trong hàng loạt sự kiện khác nhau. Và anh chia tay Everton sau mùa bóng 2003/04 ấy.
Đầu tiên, Rooney tiếp tục tiến lên hàng ngũ ngôi sao trong đội hình Everton, lọt vào ĐTQG và được xem là ngôi sao số 1 của ĐT Anh ở VCK EURO 2004. Sau đó, bùng nổ scandal “nhà thổ”, chuyện anh trục trặc đến mức không thể hàn gắn trong mối quan hệ với HLV David Moyes lên tới đỉnh điểm. Rooney cũng trở thành “kẻ thù của công chúng” ở thành phố Liverpool. Anh quyết định sẽ ra đi, bất kể địa chỉ mới là CLB nào.
Newcastle đề nghị chuyển nhượng với giá 20 triệu bảng. Rooney tỏ vẻ ưng ý, nhưng Everton chưa chịu. M.U nhập cuộc, cũng với đề nghị 20 triệu bảng, sau đó tăng dần lên 30 triệu bảng và giành được chữ ký của Rooney. Đấy là bản hợp đồng kỷ lục trong làng bóng Anh đối với một cầu thủ dưới 20 tuổi. Cho đến trước khi ký hợp đồng với M.U đúng vào hạn chót chuyển nhượng, ngày 31/8/2004, Rooney vẫn chưa bao giờ gặp HLV Alex Ferguson.
Phiên tòa lịch sử
David Moyes chính là HLV đầu tiên trong lịch sử Premier League đưa một cầu thủ ra tòa. Và Wayne Rooney chính là bị cáo trong phiên tòa lịch sử ấy. Chuyện xảy ra hồi năm 2008 - 2 năm sau khi cuốn tự truyện đầu tiên của Wayne Rooney xuất hiện.
Trong sách, Rooney bảo “thầy cũ” Moyes của anh chỉ là loại người “đâm sau lưng chiến sĩ”, bảo Moyes đã kể lại cho tờ Liverpool Echo nghe những điều Rooney tâm sự với ông, liên quan đến scandal “đi nhà thổ” hồi năm nào.
Moyes kiện cả Rooney lẫn người chấp bút Hunter Davies và nhà xuất bản HarperSport về tội phỉ báng. Vụ án kết thúc bằng một cuộc dàn xếp bên ngoài phiên tòa. Rooney đồng ý “chính thức xin lỗi” Moyes và bồi thường 500.000 bảng.
Trừ đi những khoản án phí, tiền làm từ thiện..., báo chí cho rằng Moyes “kiếm được” khoảng 150.000 bảng trong vụ này. Cũng cần lưu ý: việc xuất bản tự truyện là hợp đồng giữa Rooney với HarperSport, theo đó Rooney được trả trước 5 triệu bảng, để nhà xuất bản này phát hành ít nhất 5 quyển sách về Rooney trong vòng 10 năm. Ba trong 5 cuốn theo hợp đồng ấy đã xuất hiện.
Theo Bongda
Bình luận