Theo Vietnam Rerport, chỉ 9% doanh nghiệp nhận thấy ảnh hưởng tiêu cực của cải cách thuế dựa trên TPP sẽ đem đến cho doanh nghiệp.
Khảo sát xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015 vừa công bố cho thấy, khi khảo sát các doanh nghiệp dự báo về những tác động của của những điều chỉnh về thuế (đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu) dựa trên Hiệp định TPP đến doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp lạc quan trước những tác động.
Vietnam Report nhận định: Đàm phán Hiệp định TPP hoàn tất hứa hẹn đem đến cho kinh tế và xã hội Việt Nam những cơ hội phát triển mới.
Các doanh nghiệp có lẽ là những đối tượng theo dõi sát sao nhất từng vòng đàm phán ký kết của hiệp định này, bởi lẽ sẽ có những doanh nghiệp được hưởng lợi nhưng có những doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải cố gắng nỗ lực phát triển hơn rất nhiều để “trụ hạng” trong cuộc cạnh tranh “nội – ngoại” khốc liệt ngay trên “sân nhà”.
Khi TPP được ký kết, một trong những điều mà ai cũng có thể đoán biết được, đó chính là sự ảnh hưởng của nó đến hệ thống thuế hiện hành của Việt Nam, đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu.
Bên cạnh những doanh nghiệp cảm thấy hào hứng vì được hưởng lợi từ những thay đổi đó, thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp thấy e ngại vì phải chịu những tác động tiêu cực, hay những doanh nghiệp đứng ngoài vòng ảnh hưởng khi không chịu quá nhiều áp lực từ những thay đổi này.
Theo thống kê, 49% doanh nghiệp nhận thấy mình sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi về chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP.
Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào một tương lai sáng lạn trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như hi vọng tích cực vào những đổi mới trong chính sách thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
42% doanh nghiệp cho rằng mình không chịu quá nhiều tác động của những chính sách cải cách thuế sau khi TPP được thông qua. 9% số doanh nghiệp còn lại có cái nhìn “bi quan” khi nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực mà những cải cách thuế dựa trên hiệp định lịch sử này sẽ đem đến cho doanh nghiệp.
Nguồn: VOV
Khảo sát xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015 vừa công bố cho thấy, khi khảo sát các doanh nghiệp dự báo về những tác động của của những điều chỉnh về thuế (đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu) dựa trên Hiệp định TPP đến doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp lạc quan trước những tác động.
Ngành dệt may Việt Nam được đánh giá là có nhiều thuận lợi khi vào TPP (Ảnh minh họa:KT) |
Các doanh nghiệp có lẽ là những đối tượng theo dõi sát sao nhất từng vòng đàm phán ký kết của hiệp định này, bởi lẽ sẽ có những doanh nghiệp được hưởng lợi nhưng có những doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải cố gắng nỗ lực phát triển hơn rất nhiều để “trụ hạng” trong cuộc cạnh tranh “nội – ngoại” khốc liệt ngay trên “sân nhà”.
Khi TPP được ký kết, một trong những điều mà ai cũng có thể đoán biết được, đó chính là sự ảnh hưởng của nó đến hệ thống thuế hiện hành của Việt Nam, đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu.
Bên cạnh những doanh nghiệp cảm thấy hào hứng vì được hưởng lợi từ những thay đổi đó, thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp thấy e ngại vì phải chịu những tác động tiêu cực, hay những doanh nghiệp đứng ngoài vòng ảnh hưởng khi không chịu quá nhiều áp lực từ những thay đổi này.
Theo thống kê, 49% doanh nghiệp nhận thấy mình sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi về chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP.
Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào một tương lai sáng lạn trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như hi vọng tích cực vào những đổi mới trong chính sách thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
42% doanh nghiệp cho rằng mình không chịu quá nhiều tác động của những chính sách cải cách thuế sau khi TPP được thông qua. 9% số doanh nghiệp còn lại có cái nhìn “bi quan” khi nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực mà những cải cách thuế dựa trên hiệp định lịch sử này sẽ đem đến cho doanh nghiệp.
Nguồn: VOV
Bình luận