Phương pháp xét nghiệm này có tên là CancerSEEK, do các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Y khoa Johns Hopkins ở Baltimore, Mỹ nghiên cứu phát triển thành công.
Phương pháp xét nghiệm phát hiện ung thư này được phát triển dựa trên một nghiên cứu có khoảng 1000 bệnh nhân tham gia. Kết quả thử nghiệm công bố trên Tạp chí khoa học Sciene, theo đó, CancerSEEK có thể phát hiện mầm mống ung thư ở 70% bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
Phương pháp này phát hiện ra ung thư bằng cách đánh giá đột biến 16 loại gen có khả năng gây ra u ác tính, từ đó chỉ ra xem liệu bệnh nhân có kết quả dương tính 8 loại ung thư như: Gan, dạ dày, buồng trứng, thực quản, đại trực tràng, phổi, vú hay không.
Đối với các loại ung thư khác nhau, tỷ lệ các xét nghiệm thành công cũng khác nhau. Với người có u buồng trứng, tỷ lệ này rơi vào khoảng 98%, đối với người có ung thư vú thì tỷ lệ này rơi vào khoảng 33%.
Xét nghiệm này không hiệu quả đối với những người có nguy cơ mắc bệnh từ thấp đến trung bình.
Chi phí để thực hiện một xét nghiệm ung thư CancerSEEK rơi vào khoảng 500 USD (tương đương hơn 11 triệu đồng). Mặc dù đắt đỏ nhưng hiệu quả của nó rất cao, có tới 83% bệnh nhân tìm thấy khu vực tiềm ẩn nguy cơ phát triển ung thư cao nhất trong cơ thể.
Theo các nhà nghiên cứu, để chắc chắn hơn về sự chính xác của các kết quả xét nghiệm họ cũng thực hiện thí nghiệm tầm soát trên hơn 800 người không có tiền sử ung và chỉ có bảy người cho kết quả dương tính.
Video: 8 người trong một gia đình ở Tuyên Quang bị ung thư đại trực tràng
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các nhà nghiên cứu cũng không thể chắc chắn liệu 7 bệnh nhân này có bị ung thư hay không, bởi có thể kết quả dương tính là giả. Hoặc, một giả thiết khác, là 7 người này mắc ung thư giai đoạn đầu nhưng không có triệu chứng.
Thời gian tới, các nhà nghiên cứu sẽ bắt tay vào nghiên cứu có quy mô rộng hơn, trước khi đưa CancerSEEK ra ứng dụng trong cuộc sống.
Bình luận