(VTC News) – “Tôi không tin vào báo cáo mới đây của Sở Nội vụ Hà Nội. Làm gì có chuyện tìm mãi không thấy sai phạm?!”, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nêu quan điểm.
Ông chia sẻ: “Tôi không tin vào tổng kết mới đây của Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cũng như những cái rút kinh nghiệm của thành phố Hà Nội là tìm mãi không thấy sai phạm. Làm gì có chuyện tìm mãi không thấy sai phạm?!
Không phải ngẫu nhiên ông Trần Trọng Dực, Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Đại biểu HĐND Thành phố phát biểu như vậy.
Bây giờ đâu thể yêu cầu ông Trần Trọng Dực phải xin lỗi vì “nói sai” mà người ta chỉ nói thay ông ấy là ông ấy phát biểu theo dư luận xã hội.
Nhưng dư luận từ đâu? Dư luận là một sự tổng kết. Không chỉ ở Hà Nội, chuyện chạy biên chế phải mất tiền trăm triệu đã trở thành câu chuyện truyền miệng khắp nơi.
Chắc chắn phải có khoản chi như thế. Có điều bây giờ người ta không thừa nhận.
Câu chuyện này chẳng khác nào một câu chuyện khác đó là: Bây giờ chúng ta nói một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên xuống cấp. Một bộ phận không nhỏ là bao nhiêu %? Bộ phận không nhỏ ở đây được hiểu theo nghĩa là lớn chứ không phải là ít. Mà đã lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm được, nhưng chúng ta vẫn không tìm ra và cũng chẳng ai phủ nhận rằng bộ phận đó rất nhỏ.
Mọi người cùng ngồi lại với nhau, đồng ý đó là số lượng lớn, nhưng lại không ai chỉ ra được. Vấn đề này nằm ở chỗ mà chúng ta còn lâu mới gỡ được ra.
Khi ông Trần Trọng Dực chỉ đích danh ngành Nội vụ, mà Sở Nội vụ lại bảo kiểm tra rồi, nhưng không phát hiện thấy sai phạm thì có thể nói cung cách triển khai chuyện đó y như việc nhân dân khiếu kiện ai thì đưa đơn cho chính người đó. Đó là chuyện đánh bùn sang ao thôi.
Xung quanh câu chuyện thi tuyển công chức, chúng ta có quá nhiều ví dụ mà chắc chắn mười mươi là đều phải có cống nạp hết. Thế nhưng bây giờ bảo đưa một cục tiền cho ai đó thì không ai nhận trong khi mọi người cứ xúm vào nói, tham gia phần của mình.
Ai cũng ủng hộ cuộc chiến đó, nhưng không hề làm gì cả.
Tôi xin khẳng định: Dư luận không phải là tin đồn! Cần nói rõ dư luận xã hội khác tin đồn. Tin đồn có thể gây thất thiệt, có thể là câu chuyện dựng đứng, có thể là giả định của một nhóm người nào đó chứ không được gọi là dư luận xã hội.
Dư luận xã hội là thái độ, tâm trạng, sự phản ứng của bộ phận lớn quần chúng nhân dân. Đừng nhầm lẫn hai khái niệm ấy. Đã là dư luận xã hội thì chắc chắn nó phản ánh hiện thực.
Về chuyện chạy biên chế, tất cả mọi người đều nghe nói như thế cả.
Cách đây nhiều năm, tôi từng giúp một Bộ lớn của Chính phủ tổ chức kì thi tuyển. Tôi lo từ khâu ra đề tới khâu soạn đáp án và chấm bài thi. Sau khi hoàn thành đề thi, tôi đã chuyển cho vụ tổ chức của Bộ ấy.
Khi tổ chức coi thi, cán bộ của cơ quan tôi cũng đến coi thi cùng và khi bài về, chúng tôi cũng lại là người tham gia chấm.
Cũng y như câu chuyện ông Dực nói sau này, lúc chấm thi tôi ngỡ ngàng khi thấy những bài hoàn toàn y hệt 100% so với đáp án trong khi đáp án là SẢN PHẨM CÁ NHÂN của tôi và hai người nữa.
Phải khẳng định rằng chúng tôi không hề làm việc gì với lực lượng thí sinh hùng hậu kia. Chắc chắn phải có người đưa cho họ. Mà phải là người trong ngành đó. Có điều không phải chúng tôi nhận tiền mà chúng tôi làm giúp cơ quan đó.
Họ mời chúng tôi làm cho khách quan thôi. Chả biết họ làm ăn thế nào, nhưng rồi có những thí sinh làm bài đúng 100% so với đáp án – sản phẩm cá nhân của chúng tôi.
Tóm lại câu chuyện ông Dực nói đã có từ thế kỉ trước rồi chứ không phải bây giờ mới có”.
Nam Minh
PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận Xã hội (Viện Xã hội học) vừa nêu quan điểm về chuyện “chạy biên chế ở Hà Nội không dưới 100 triệu đồng”.
Ông chia sẻ: “Tôi không tin vào tổng kết mới đây của Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cũng như những cái rút kinh nghiệm của thành phố Hà Nội là tìm mãi không thấy sai phạm. Làm gì có chuyện tìm mãi không thấy sai phạm?!
Không phải ngẫu nhiên ông Trần Trọng Dực, Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Đại biểu HĐND Thành phố phát biểu như vậy.
Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình |
Nhưng dư luận từ đâu? Dư luận là một sự tổng kết. Không chỉ ở Hà Nội, chuyện chạy biên chế phải mất tiền trăm triệu đã trở thành câu chuyện truyền miệng khắp nơi.
Chắc chắn phải có khoản chi như thế. Có điều bây giờ người ta không thừa nhận.
Câu chuyện này chẳng khác nào một câu chuyện khác đó là: Bây giờ chúng ta nói một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên xuống cấp. Một bộ phận không nhỏ là bao nhiêu %? Bộ phận không nhỏ ở đây được hiểu theo nghĩa là lớn chứ không phải là ít. Mà đã lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm được, nhưng chúng ta vẫn không tìm ra và cũng chẳng ai phủ nhận rằng bộ phận đó rất nhỏ.
Mọi người cùng ngồi lại với nhau, đồng ý đó là số lượng lớn, nhưng lại không ai chỉ ra được. Vấn đề này nằm ở chỗ mà chúng ta còn lâu mới gỡ được ra.
Khi ông Trần Trọng Dực chỉ đích danh ngành Nội vụ, mà Sở Nội vụ lại bảo kiểm tra rồi, nhưng không phát hiện thấy sai phạm thì có thể nói cung cách triển khai chuyện đó y như việc nhân dân khiếu kiện ai thì đưa đơn cho chính người đó. Đó là chuyện đánh bùn sang ao thôi.
Xung quanh câu chuyện thi tuyển công chức, chúng ta có quá nhiều ví dụ mà chắc chắn mười mươi là đều phải có cống nạp hết. Thế nhưng bây giờ bảo đưa một cục tiền cho ai đó thì không ai nhận trong khi mọi người cứ xúm vào nói, tham gia phần của mình.
Ai cũng ủng hộ cuộc chiến đó, nhưng không hề làm gì cả.
Đại biểu Trần Trọng Dực: Đầu mối chạy vào công chức các quận, huyện chính là trưởng phòng nội vụ của các quận huyện. Số tiền chạy vào không dưới 100 triệu đồng một suất - Ảnh: Xuân Long |
|
Dư luận xã hội là thái độ, tâm trạng, sự phản ứng của bộ phận lớn quần chúng nhân dân. Đừng nhầm lẫn hai khái niệm ấy. Đã là dư luận xã hội thì chắc chắn nó phản ánh hiện thực.
Về chuyện chạy biên chế, tất cả mọi người đều nghe nói như thế cả.
Cách đây nhiều năm, tôi từng giúp một Bộ lớn của Chính phủ tổ chức kì thi tuyển. Tôi lo từ khâu ra đề tới khâu soạn đáp án và chấm bài thi. Sau khi hoàn thành đề thi, tôi đã chuyển cho vụ tổ chức của Bộ ấy.
Khi tổ chức coi thi, cán bộ của cơ quan tôi cũng đến coi thi cùng và khi bài về, chúng tôi cũng lại là người tham gia chấm.
Cũng y như câu chuyện ông Dực nói sau này, lúc chấm thi tôi ngỡ ngàng khi thấy những bài hoàn toàn y hệt 100% so với đáp án trong khi đáp án là SẢN PHẨM CÁ NHÂN của tôi và hai người nữa.
Phải khẳng định rằng chúng tôi không hề làm việc gì với lực lượng thí sinh hùng hậu kia. Chắc chắn phải có người đưa cho họ. Mà phải là người trong ngành đó. Có điều không phải chúng tôi nhận tiền mà chúng tôi làm giúp cơ quan đó.
Họ mời chúng tôi làm cho khách quan thôi. Chả biết họ làm ăn thế nào, nhưng rồi có những thí sinh làm bài đúng 100% so với đáp án – sản phẩm cá nhân của chúng tôi.
Tóm lại câu chuyện ông Dực nói đã có từ thế kỉ trước rồi chứ không phải bây giờ mới có”.
Nam Minh
Bình luận