(VTC News) - Tấm bản đồ được lập dưới thời nhà Thanh, ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa.
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm, tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm được lập dưới thời nhà Thanh.
Tấm bản đồ ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. Bản đồ này được tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm.
"Tôi quan tâm đến tấm bản đồ này từ lâu và chỉ mong chờ đến lúc Bảo tàng Lịch sử trưng bày. Mong rằng sẽ có nhiều người biết đến tấm bản đồ này để nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo của đất nước" - Ông Hoàng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.
Tấm bản đồ trưng bày do Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sau 30 năm lưu giữ. Ông Hồng cho biết, ông đã mua tấm bản đồ này từ một cụ già ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội rồi sau đó dịch nghĩa lại hàng trăm chữ cổ, từ đó cắt nghĩa một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ.
Theo lời ông Hồng, đây là tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện, do nhà xuất bản Thượng Hải xuất bản năm 1094.
Trong “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Người Trung Quốc thời đó chỉ nhận đất đai tới cực nam là đảo Hải Nam.
"Có thể nói đây là tư liệu cực kỳ quý giá, là bằng chứng để khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" - bạn Nguyễn Văn Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội) trao đổi với PV sau khi xem tấm bản đồ.
Thông qua triển lãm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nguyễn Dũng
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” - tấm bản đồ cổ hơn 100 năm tuổi, lập dưới thời nhà Thanh (Trung Quốc), xuất bản năm 1904, được trưng bày từ nay đến hết tháng 11/2012, tại phòng Di sản văn hóa biển Việt Nam (216 Trần Quang Khải, Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm của rất đông người dân.
Những ngày này, ngay từ sáng sớm, phòng Di sản văn hóa biển đã đông kín, các bạn trẻ, các nhà nghiên cứu và cả những người dân đã tập trung về đây để xem tấm bản đồ cổ do người Trung Quốc vẽ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhiều người đã dùng máy ảnh, điện thoại di động để ghi lại hình ảnh tấm bản đồ này.
Rất đông người đến chiêm ngưỡng tấm bản đồ quý. |
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm, tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm được lập dưới thời nhà Thanh.
Tấm bản đồ ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. Bản đồ này được tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm.
"Tôi quan tâm đến tấm bản đồ này từ lâu và chỉ mong chờ đến lúc Bảo tàng Lịch sử trưng bày. Mong rằng sẽ có nhiều người biết đến tấm bản đồ này để nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo của đất nước" - Ông Hoàng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.
Tấm bản đồ ghi rõ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. |
Tấm bản đồ trưng bày do Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sau 30 năm lưu giữ. Ông Hồng cho biết, ông đã mua tấm bản đồ này từ một cụ già ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội rồi sau đó dịch nghĩa lại hàng trăm chữ cổ, từ đó cắt nghĩa một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ.
Theo lời ông Hồng, đây là tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện, do nhà xuất bản Thượng Hải xuất bản năm 1094.
Trong “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Người Trung Quốc thời đó chỉ nhận đất đai tới cực nam là đảo Hải Nam.
"Có thể nói đây là tư liệu cực kỳ quý giá, là bằng chứng để khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" - bạn Nguyễn Văn Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội) trao đổi với PV sau khi xem tấm bản đồ.
Thông qua triển lãm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nguyễn Dũng
Bình luận