(VTC News) - Cách thiền đặc biệt ấy, được Lê Thái Bình gọi là Thiền Việt, tức phương pháp thiền của người Việt.
Bài 1: Chàng trai kỳ lạ và cơ duyên gặp pháp sư bí ẩn
Lâu nay, chị Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tâm linh (trực thuộc cơ quan nghiên cứu những hiện tượng đặc biệt UIA), cứ thi thoảng lại bật mí với tôi một nhân vật trẻ, mà chị cho rằng rất đặc biệt. Tuy nhiên, chị bảo, chị phải nghiên cứu kỹ, mới cho tiếp xúc.
Đó là một chàng trai trẻ, bỗng dưng có khả năng đặc biệt. Đôi lúc, chị Hương không rõ chàng trai ấy là người của thế giới hiện đại, hay là một ông thầy pháp lạc về từ 700 năm trước.
Bởi, anh chàng ấy đôi khi nói năng, làm việc như người thời xưa, và đặc biệt, làm được những việc kinh dị như rạch lưỡi, xuyên thanh sắt qua má, việc mà chỉ những đạo sĩ mới làm được.
Phải thuyết phục nhiều lắm, chị Nguyễn Thị Thu Hương mới cho PV tiếp cận nhân vật ấy.
Lê Thái Bình quê ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng), sinh năm 1983. Bình có khuôn mặt phúc hậu, già dặn hơn tuổi rất nhiều. Lê Thái Bình là chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền Việt, thuộc Viện Nghiên cứu và ứng dụng Tiềm năng con người. Lê Thái Bình là thầy dạy thiền, hướng dẫn hàng trăm người tập thiền để nâng cao sức khỏe, khám phá những bí ẩn của bộ não.
Tốt nghiệp đại học, Bình về làm ở bộ phận phát hành của một tờ báo lớn tại Hà Nội. Công việc, áp lực doanh số khiến Bình bị stress. Tự dưng, Bình không thiết tha làm việc, chẳng muốn kiếm tiền, mà lại cứ thích lê la đến các đền, chùa.
Bình vốn không tin vào tâm linh, không thích chùa chiền, nhưng thời điểm đó, không hiểu sao lại cứ muốn tìm đến những chốn tâm linh ấy.
Nơi đầu tiên Bình tìm đến là chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây. Cứ đến đây, Bình lại thấy tâm hồn thoải mái, đầu óc thư giãn, mọi lo lắng tan biến đâu hết.
Sau này, những cơ duyên kỳ lạ đưa Bình đến với những ngôi đền, chùa có liên quan đến đời Trần, khiến bỗng dưng Bình phát tiết những khả năng vô cùng kỳ lạ.
Cách đây 6 năm, sau nhiều ngày lang thang đến các đền chùa, Lê Thái Bình bỗng nhiên rơi vào trạng thái lạ, mà anh gọi là “cơ đày”. Bình có những biểu hiện như thể bị “vong nhập”, hoặc nhìn thấy “vong”.
Lê Thái Bình thuật lại: “Em đang là người bình thường, tâm lý ổn định, thể chất khỏe mạnh, trước đó không có đầu óc mê tín dị đoan, không bao giờ tin vào chuyện ma quỷ, cũng không hề đi hầu đồng, hầu bóng, áp vong, nên không thể nói bộ não bị tổn thương, bị ảo giác này nọ.
Nhưng đột nhiên, em cứ ra đền Ngọc Sơn (đền Ngọc Sơn trên hòn đảo giữa hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội), rồi ngồi cả đêm ở đó. Em thường ngồi từ nửa đêm đến gần sáng một cách vô thức. Lúc tỉnh táo lại tìm đường về nhà, không có biểu hiện gì nữa.
Sự việc này mỗi ngày càng xuất hiện nhiều hơn, buộc em phải tìm đến các thầy bà. Tuy nhiên, đi nhiều nơi, đến nhiều thầy, song không giải quyết được gì”.
Chưa từng đi học thiền ngày nào, nhưng khi ra đền Ngọc Sơn, tự nhiên Lê Thái Bình biết ngồi khoanh chân, hít thở và thư giãn đầu óc như những người từng học thiền chuyên nghiệp. Đến giờ, Bình cũng không thể hiểu vì sao mình làm được việc đó.
Một hôm, lúc gần sáng, vừa thiền xong, định ra về, thì một người đàn ông tướng mạo quắc thước đến bên cạnh nói nhiều chuyện khiến chàng trai Lê Thái Bình giật mình thon thót.
Ông kể rằng, quê ông ở Thái Thụy, Thái Bình, nhà ở gần biển. Nhà ông đã có mấy chục đời thờ nhà Trần. Theo lời các cụ truyền lại, tổ tiên ông vốn là pháp sư giỏi, phục vụ triều Trần.
Ngày xưa, ở vùng Thái Bình, pháp sư là một nghề được trọng dụng. Những pháp sư có năng lực đặc biệt, điều khiển được thế giới âm, làm được những việc kinh thiên động địa khiến người dương phải coi như thần thánh. Đời nọ nối tiếp đời kia truyền lại nghề pháp sư.
Xưa kia, pháp sư là một nghề, nhưng từ mấy chục năm nay là mê tín dị đoan, bị cấm đoán.
Được bố truyền cho nghề pháp sư, làm những việc của thế giới âm, nhưng ông không hành nghề. Mặc dù những sở học cha ông truyền lại ông đều tiếp thu và là truyền nhân duy nhất chính thống của dòng họ pháp sư này.
Ông bảo rằng, ông có mấy người con, nhưng xét về đạo đức đều chưa đạt, nên không thể truyền nghề. Theo ông, vì pháp sư có năng lực cao cường, nên đạo đức không tốt, lợi dụng làm việc bất nghĩa, lừa đảo người đời, thì đời sau sẽ tuyệt diệt. Vì thế, ông nhất định không truyền cho các con.
Ông bảo rằng, có lần lang thang lên Hà Nội, lúc qua Hồ Gươm, gặp Lê Thái Bình, ông đã có cảm nhận đó chính là đệ tử. Người đàn ông lạ lùng đó tin rằng, tổ tiên đã xui khiến ông gặp được Lê Thái Bình. Ông bảo rằng, ông sẽ truyền sở học cho Bình, nên Bình sẽ không phải ra đền Ngọc Sơn đày đọa thân xác nữa.
Như hẹn, chàng trai Lê Thái Bình tìm về vùng đất ven biển Thái Thụy. Trong ngôi nhà tuềnh toàng gần sông Hóa, chàng trai Lê Thái Bình làm lễ bái sư, nhận người đàn ông đó là thầy.
Bình bảo, thầy của mình nhất quyết tu ẩn, nên không lộ diện, không làm bất cứ việc gì. Tất cả những năng lực thần bí từ xa xưa, ông truyền lại cho Lê Thái Bình.
Rùng rợn và hãi hùng nhất là cảnh trước ban thờ nhỏ ấy, ông thầy bí ẩn kia, sau khi đọc một số câu bùa chú, đã lấy mảnh đĩa vỡ rạch thủng lưỡi mình, rồi cầm mấy chiếc dùi nhọn xuyên lổn nhổn qua hai má.
Chứng kiến cảnh tượng hãi hùng ấy, Lê Thái Bình suýt ngất. Thế nhưng, không ngờ, rồi có ngày, Bình làm được cái việc khiến bao người chứng kiến mặt nhợt tái da. Được truyền sở học, và để nhớ ơn người thầy kỳ lạ, mà anh gọi là sư phụ, chàng trai ấy đã lấy tên quê hương Thái Bình đặt cho mình. Trước đó, Lê Thái Bình có tên là Lê Quang Hãnh.
Còn tiếp…
Dương Phong – Nguyệt Phong
Bài 1: Chàng trai kỳ lạ và cơ duyên gặp pháp sư bí ẩn
Lâu nay, chị Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tâm linh (trực thuộc cơ quan nghiên cứu những hiện tượng đặc biệt UIA), cứ thi thoảng lại bật mí với tôi một nhân vật trẻ, mà chị cho rằng rất đặc biệt. Tuy nhiên, chị bảo, chị phải nghiên cứu kỹ, mới cho tiếp xúc.
Đó là một chàng trai trẻ, bỗng dưng có khả năng đặc biệt. Đôi lúc, chị Hương không rõ chàng trai ấy là người của thế giới hiện đại, hay là một ông thầy pháp lạc về từ 700 năm trước.
Bởi, anh chàng ấy đôi khi nói năng, làm việc như người thời xưa, và đặc biệt, làm được những việc kinh dị như rạch lưỡi, xuyên thanh sắt qua má, việc mà chỉ những đạo sĩ mới làm được.
Phải thuyết phục nhiều lắm, chị Nguyễn Thị Thu Hương mới cho PV tiếp cận nhân vật ấy.
Chàng trai kỳ lạ Lê Thái Bình |
Tốt nghiệp đại học, Bình về làm ở bộ phận phát hành của một tờ báo lớn tại Hà Nội. Công việc, áp lực doanh số khiến Bình bị stress. Tự dưng, Bình không thiết tha làm việc, chẳng muốn kiếm tiền, mà lại cứ thích lê la đến các đền, chùa.
Bình vốn không tin vào tâm linh, không thích chùa chiền, nhưng thời điểm đó, không hiểu sao lại cứ muốn tìm đến những chốn tâm linh ấy.
Nơi đầu tiên Bình tìm đến là chùa Trấn Quốc ở Hồ Tây. Cứ đến đây, Bình lại thấy tâm hồn thoải mái, đầu óc thư giãn, mọi lo lắng tan biến đâu hết.
Sau này, những cơ duyên kỳ lạ đưa Bình đến với những ngôi đền, chùa có liên quan đến đời Trần, khiến bỗng dưng Bình phát tiết những khả năng vô cùng kỳ lạ.
Cách đây 6 năm, sau nhiều ngày lang thang đến các đền chùa, Lê Thái Bình bỗng nhiên rơi vào trạng thái lạ, mà anh gọi là “cơ đày”. Bình có những biểu hiện như thể bị “vong nhập”, hoặc nhìn thấy “vong”.
Lê Thái Bình hướng dẫn cách thiền theo phương pháp Thiền Việt |
Nhưng đột nhiên, em cứ ra đền Ngọc Sơn (đền Ngọc Sơn trên hòn đảo giữa hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội), rồi ngồi cả đêm ở đó. Em thường ngồi từ nửa đêm đến gần sáng một cách vô thức. Lúc tỉnh táo lại tìm đường về nhà, không có biểu hiện gì nữa.
Sự việc này mỗi ngày càng xuất hiện nhiều hơn, buộc em phải tìm đến các thầy bà. Tuy nhiên, đi nhiều nơi, đến nhiều thầy, song không giải quyết được gì”.
Lê Thái Bình tổ chức cho học viên thiền đi làm từ thiện thường xuyên, không chỉ giúp người nghèo, mà còn khơi dậy lòng trắc ẩn, nhân văn trong mỗi con người. Đó cũng là phương pháp chữa tâm bệnh hiệu quả. Trong ảnh, Lê Thái Bình cùng học viên làm từ thiện ở bản nghèo thuộc xã Tân Dân (Mai Châu, Hòa Bình). |
Một hôm, lúc gần sáng, vừa thiền xong, định ra về, thì một người đàn ông tướng mạo quắc thước đến bên cạnh nói nhiều chuyện khiến chàng trai Lê Thái Bình giật mình thon thót.
Ông kể rằng, quê ông ở Thái Thụy, Thái Bình, nhà ở gần biển. Nhà ông đã có mấy chục đời thờ nhà Trần. Theo lời các cụ truyền lại, tổ tiên ông vốn là pháp sư giỏi, phục vụ triều Trần.
Ngày xưa, ở vùng Thái Bình, pháp sư là một nghề được trọng dụng. Những pháp sư có năng lực đặc biệt, điều khiển được thế giới âm, làm được những việc kinh thiên động địa khiến người dương phải coi như thần thánh. Đời nọ nối tiếp đời kia truyền lại nghề pháp sư.
Xưa kia, pháp sư là một nghề, nhưng từ mấy chục năm nay là mê tín dị đoan, bị cấm đoán.
Được bố truyền cho nghề pháp sư, làm những việc của thế giới âm, nhưng ông không hành nghề. Mặc dù những sở học cha ông truyền lại ông đều tiếp thu và là truyền nhân duy nhất chính thống của dòng họ pháp sư này.
Lớp học thiền miễn phí do Lê Thái Bình dạy |
Ông bảo rằng, có lần lang thang lên Hà Nội, lúc qua Hồ Gươm, gặp Lê Thái Bình, ông đã có cảm nhận đó chính là đệ tử. Người đàn ông lạ lùng đó tin rằng, tổ tiên đã xui khiến ông gặp được Lê Thái Bình. Ông bảo rằng, ông sẽ truyền sở học cho Bình, nên Bình sẽ không phải ra đền Ngọc Sơn đày đọa thân xác nữa.
Như hẹn, chàng trai Lê Thái Bình tìm về vùng đất ven biển Thái Thụy. Trong ngôi nhà tuềnh toàng gần sông Hóa, chàng trai Lê Thái Bình làm lễ bái sư, nhận người đàn ông đó là thầy.
Bình bảo, thầy của mình nhất quyết tu ẩn, nên không lộ diện, không làm bất cứ việc gì. Tất cả những năng lực thần bí từ xa xưa, ông truyền lại cho Lê Thái Bình.
Rùng rợn và hãi hùng nhất là cảnh trước ban thờ nhỏ ấy, ông thầy bí ẩn kia, sau khi đọc một số câu bùa chú, đã lấy mảnh đĩa vỡ rạch thủng lưỡi mình, rồi cầm mấy chiếc dùi nhọn xuyên lổn nhổn qua hai má.
Chứng kiến cảnh tượng hãi hùng ấy, Lê Thái Bình suýt ngất. Thế nhưng, không ngờ, rồi có ngày, Bình làm được cái việc khiến bao người chứng kiến mặt nhợt tái da. Được truyền sở học, và để nhớ ơn người thầy kỳ lạ, mà anh gọi là sư phụ, chàng trai ấy đã lấy tên quê hương Thái Bình đặt cho mình. Trước đó, Lê Thái Bình có tên là Lê Quang Hãnh.
Còn tiếp…
Dương Phong – Nguyệt Phong
Bình luận