Chàng trai nghèo bất ngờ có vợ sau khi bị “cha vợ” bắt quả tang anh này nhìn trộm con gái mình tắm suối và kiện lên già làng. Chuyện bi hài này xảy ra ở làng K6 (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định).
Câu chuyện bên bờ suối
Chúng tôi đến nhà ông Đinh Truôn (SN 1950, ở làng K6) lúc ông và người con rể Đinh Tao (SN 1990) đang gom rơm vừa phơi về vun đống dự trữ cho bò ăn. Thấy khách hỏi chuyện, ông Truôn dừng tay, ngồi nghỉ ở gốc xoài cạnh đó, rồi bắt đầu kể cho chúng tôi nghe câu chuyện bi hài của gia đình mình.
Trong khi đó, anh Tao vừa gom rơm vừa mỉm cười khi nghe cha vợ nhắc đến chuyện cũ.
Theo đó, vào tháng 6/2013 ở làng có cô gái tên Đinh Thị Nên (SN 1992, con gái ông Truôn) dù đã đến tuổi bắt chồng nhưng vẫn lầm lũi một mình. Trong khi đó, con trai con gái trong làng đến tuổi 18 là đã có đôi có lứa.
Mùa hè năm đó, như thường lệ, buổi chiều Nên lại ra con suối cạnh nhà tắm giặt. Lúc này, chàng trai Đinh Tao lùa đàn bò đi ngang thì thấy có một cô gái đang tắm. Nhìn kỹ, Tao biết đó là Nên, người mà mình thầm thương trộm nhớ bấy lâu nên đứng lại núp sau bụi cây nhìn trộm.
Đang ngơ ngẩn vì cái lưng trắng nõn nà của người mình thương, Tao bỗng giật bắn vì có người vỗ vai từ phía sau. Quay lại nhìn, Tao sợ đến thót tim vì người đó không ai khác mà chính là ông Đinh Truôn.
Giận quá mất khôn, ông Truôn la ầm la ĩ chuyện Tao nhìn trộm con gái mình tắm. Chuyện tế nhị thành ra cả làng biết hết. Ông Truôn thấy ai cũng xôn xao bàn tán lại sợ con gái mình không bắt được chồng, nên ngay đêm ấy, ông đem sự việc trình lên già làng, đòi lại công bằng cho con gái.
Nghe xong lời trình bày của ông Truôn, suy đi tính lại, già làng phải theo ý của ông Truôn, mở “phiên tòa” xét xử Tao vì cái tội nhìn trộm con gái tắm.
Già làng Đinh Tri cho biết: “Ở làng này, dù có chuyện gì xảy ra cũng đợi đến khi con gà gáy sáng, người làng xuống suối rửa mặt mới bắt đầu họp hành phân xử. Thế mà hôm ấy, ông Truôn nằng nặc đòi già phải xử tội thằng Tao ngay trong đêm, mà đến khuya mới bắt đầu xử”.
Khi nghe già làng bảo hãy trình bày lại sự việc, Tao cũng thật thà kể: “Chiều hôm đó, Tao đi chăn bò về ngang qua bờ suối thì thấy Nên đang tắm, định đi về rồi, nhưng trước giờ chưa thấy con gái tắm bao giờ, nên cái chân chẳng nhấc đi nổi. Tao thập thò sau bụi cây, nhưng mới chỉ nhìn thấy cái lưng của Nên. Sau đó, Tao bị ông Truôn phát hiện nên bỏ chạy”.
Sau khi nghe Tao kể, già làng quay lại hỏi Nên: “Cái thằng Tao này nó nói như thế có đúng không? Mày phải thật thà nếu không sẽ bị Yàng (ông Trời) và làng phạt tội nặng”. Lúc này, Nên ngượng ngùng cúi đầu không dám trả lời.
Sau khi nghe già làng hỏi lại lần hai, Nên mới bảo: “Chuyện đúng như vậy. Già làng nghe cha cũng được mà nghe Tao cũng được, nghe ai cũng đúng. Tôi không có ý kiến gì hết nhưng nghĩ Tao có tội nên phải xử phạt”.
Nghe Nên nói, những người có mặt tại nhà rông được một trận cười quên cả cơn buồn ngủ lúc nửa đêm.
Bất ngờ từ phiên xử “có 1 không 2”
Già làng nghe xong lời của Nên thì thở phào nhẹ nhõm, quay sang nói với ông Truôn rằng: “Thằng Tao bảo rồi đấy, nó chỉ nhìn thấy cái lưng con Nên thôi chứ chưa thấy gì hết. Con Nên cũng gật đầu đồng ý rồi đấy”.
Ông Truôn lúc này đã bớt giận và nghĩ Tao cũng chẳng đến nỗi nào, nó “hư hỏng” cũng chỉ vì con gái mình đẹp. Ngay sau đó, già làng nhìn nét mặt của cả “bị cáo” và “bị hại” có gì đó ngượng ngùng nên tuyên bố dừng phiên xử để tìm hiểu thêm.
Ngay ngày hôm sau, già làng Đinh Tri đến nhà ông Truôn khuyên giải: “Thằng Tao trước giờ hiền lành, đến rượu nó cũng không uống, chỉ lo làm lụng. Nó không cố ý rình con Nên tắm mà chỉ là vô tình. Mà nó có rình nhưng chưa nhìn thấy gì, không có gì nghiêm trọng để phải trừng phạt nó”.
Rồi già lại hỏi Nên về việc tối qua tại sao ngượng ngùng. Lúc này, Nên bảo: “Bản thân trước đây cũng đã có cảm tình với Tao, nhưng không dám nói cùng ai”.
Nghe được câu ấy, già làng cười tươi ra về, rồi đi thẳng một mạch đến nhà Tao hỏi chuyện. Tao được dịp liền kể lại ngọn ngành sự việc. Tao nói đã thích Nên mấy năm rồi nhưng vì nhà nghèo nên không dám tỏ tình cùng Nên.
Một phần nữa là Tao không thích uống rượu, mà ông Truôn trước đó luôn bảo, thằng nào uống rượu với ông được thì ông mới gả con gái cho. Vậy nên Tao chẳng dám ho he nửa lời.
Quả nhiên đúng như dự đoán, ngay trong buổi chiều hôm ấy, già làng lại tổ chức họp dân làng và tuyên bố Đinh Tao vô tội. Đồng thời, già thông báo tin vui cho cả làng là trước đó cả hai đã thầm thương trộm nhớ nhau nên sẽ đứng ra mai mối cho đôi trẻ. Được già làng, cha và dân làng ủng hộ, theo phong tục, Nên liền mang sính lễ sang nhà Tao rồi bắt Tao về làm chồng.
Nói về cuộc sống của hai vợ chồng, anh Tao không giấu được niềm vui. Anh bảo, trước đây vợ chồng anh rất nghèo khó, lấy nhau về chỉ được hai bên gia đình cho vài mảnh đất rẫy để làm ăn.
Được cái hai vợ chồng chịu thương chịu khó, chăm chỉ làm lụng nên cuộc sống cũng đủ ăn, đủ mặc. Tuy nhiên, hạnh phúc lớn nhất đối với anh có lẽ là lấy được người vợ hiền hậu, đảm đang, biết yêu thương chăm lo cho chồng con.
Theo nhiều người làng ở đây, chuyện tình của vợ chồng Đinh Tao cứ như một giai thoại của làng, nhưng đầy hài hước và yêu thương. Thế nên mỗi lần nhắc tới vợ chồng Đinh Tao, người làng lại không ngớt cười vì vụ kiện tụng vô cùng thú vị này.
Nguồn: Đình Kim(Tuổi Trẻ & Đời Sống)
Câu chuyện bên bờ suối
Chúng tôi đến nhà ông Đinh Truôn (SN 1950, ở làng K6) lúc ông và người con rể Đinh Tao (SN 1990) đang gom rơm vừa phơi về vun đống dự trữ cho bò ăn. Thấy khách hỏi chuyện, ông Truôn dừng tay, ngồi nghỉ ở gốc xoài cạnh đó, rồi bắt đầu kể cho chúng tôi nghe câu chuyện bi hài của gia đình mình.
Trong khi đó, anh Tao vừa gom rơm vừa mỉm cười khi nghe cha vợ nhắc đến chuyện cũ.
Theo đó, vào tháng 6/2013 ở làng có cô gái tên Đinh Thị Nên (SN 1992, con gái ông Truôn) dù đã đến tuổi bắt chồng nhưng vẫn lầm lũi một mình. Trong khi đó, con trai con gái trong làng đến tuổi 18 là đã có đôi có lứa.
Mùa hè năm đó, như thường lệ, buổi chiều Nên lại ra con suối cạnh nhà tắm giặt. Lúc này, chàng trai Đinh Tao lùa đàn bò đi ngang thì thấy có một cô gái đang tắm. Nhìn kỹ, Tao biết đó là Nên, người mà mình thầm thương trộm nhớ bấy lâu nên đứng lại núp sau bụi cây nhìn trộm.
Anh Đinh Tao kể lại chuyện tình đặc biệt của mình |
Đang ngơ ngẩn vì cái lưng trắng nõn nà của người mình thương, Tao bỗng giật bắn vì có người vỗ vai từ phía sau. Quay lại nhìn, Tao sợ đến thót tim vì người đó không ai khác mà chính là ông Đinh Truôn.
Giận quá mất khôn, ông Truôn la ầm la ĩ chuyện Tao nhìn trộm con gái mình tắm. Chuyện tế nhị thành ra cả làng biết hết. Ông Truôn thấy ai cũng xôn xao bàn tán lại sợ con gái mình không bắt được chồng, nên ngay đêm ấy, ông đem sự việc trình lên già làng, đòi lại công bằng cho con gái.
Nghe xong lời trình bày của ông Truôn, suy đi tính lại, già làng phải theo ý của ông Truôn, mở “phiên tòa” xét xử Tao vì cái tội nhìn trộm con gái tắm.
Già làng Đinh Tri cho biết: “Ở làng này, dù có chuyện gì xảy ra cũng đợi đến khi con gà gáy sáng, người làng xuống suối rửa mặt mới bắt đầu họp hành phân xử. Thế mà hôm ấy, ông Truôn nằng nặc đòi già phải xử tội thằng Tao ngay trong đêm, mà đến khuya mới bắt đầu xử”.
Khi nghe già làng bảo hãy trình bày lại sự việc, Tao cũng thật thà kể: “Chiều hôm đó, Tao đi chăn bò về ngang qua bờ suối thì thấy Nên đang tắm, định đi về rồi, nhưng trước giờ chưa thấy con gái tắm bao giờ, nên cái chân chẳng nhấc đi nổi. Tao thập thò sau bụi cây, nhưng mới chỉ nhìn thấy cái lưng của Nên. Sau đó, Tao bị ông Truôn phát hiện nên bỏ chạy”.
Sau khi nghe Tao kể, già làng quay lại hỏi Nên: “Cái thằng Tao này nó nói như thế có đúng không? Mày phải thật thà nếu không sẽ bị Yàng (ông Trời) và làng phạt tội nặng”. Lúc này, Nên ngượng ngùng cúi đầu không dám trả lời.
Sau khi nghe già làng hỏi lại lần hai, Nên mới bảo: “Chuyện đúng như vậy. Già làng nghe cha cũng được mà nghe Tao cũng được, nghe ai cũng đúng. Tôi không có ý kiến gì hết nhưng nghĩ Tao có tội nên phải xử phạt”.
Nghe Nên nói, những người có mặt tại nhà rông được một trận cười quên cả cơn buồn ngủ lúc nửa đêm.
Bất ngờ từ phiên xử “có 1 không 2”
Già làng nghe xong lời của Nên thì thở phào nhẹ nhõm, quay sang nói với ông Truôn rằng: “Thằng Tao bảo rồi đấy, nó chỉ nhìn thấy cái lưng con Nên thôi chứ chưa thấy gì hết. Con Nên cũng gật đầu đồng ý rồi đấy”.
Ông Truôn lúc này đã bớt giận và nghĩ Tao cũng chẳng đến nỗi nào, nó “hư hỏng” cũng chỉ vì con gái mình đẹp. Ngay sau đó, già làng nhìn nét mặt của cả “bị cáo” và “bị hại” có gì đó ngượng ngùng nên tuyên bố dừng phiên xử để tìm hiểu thêm.
Ông Đinh Truôn vui vẻ nhớ lại câu chuyện cách đây 3 năm |
Ngay ngày hôm sau, già làng Đinh Tri đến nhà ông Truôn khuyên giải: “Thằng Tao trước giờ hiền lành, đến rượu nó cũng không uống, chỉ lo làm lụng. Nó không cố ý rình con Nên tắm mà chỉ là vô tình. Mà nó có rình nhưng chưa nhìn thấy gì, không có gì nghiêm trọng để phải trừng phạt nó”.
Rồi già lại hỏi Nên về việc tối qua tại sao ngượng ngùng. Lúc này, Nên bảo: “Bản thân trước đây cũng đã có cảm tình với Tao, nhưng không dám nói cùng ai”.
Nghe được câu ấy, già làng cười tươi ra về, rồi đi thẳng một mạch đến nhà Tao hỏi chuyện. Tao được dịp liền kể lại ngọn ngành sự việc. Tao nói đã thích Nên mấy năm rồi nhưng vì nhà nghèo nên không dám tỏ tình cùng Nên.
Một phần nữa là Tao không thích uống rượu, mà ông Truôn trước đó luôn bảo, thằng nào uống rượu với ông được thì ông mới gả con gái cho. Vậy nên Tao chẳng dám ho he nửa lời.
Quả nhiên đúng như dự đoán, ngay trong buổi chiều hôm ấy, già làng lại tổ chức họp dân làng và tuyên bố Đinh Tao vô tội. Đồng thời, già thông báo tin vui cho cả làng là trước đó cả hai đã thầm thương trộm nhớ nhau nên sẽ đứng ra mai mối cho đôi trẻ. Được già làng, cha và dân làng ủng hộ, theo phong tục, Nên liền mang sính lễ sang nhà Tao rồi bắt Tao về làm chồng.
Nói về cuộc sống của hai vợ chồng, anh Tao không giấu được niềm vui. Anh bảo, trước đây vợ chồng anh rất nghèo khó, lấy nhau về chỉ được hai bên gia đình cho vài mảnh đất rẫy để làm ăn.
Được cái hai vợ chồng chịu thương chịu khó, chăm chỉ làm lụng nên cuộc sống cũng đủ ăn, đủ mặc. Tuy nhiên, hạnh phúc lớn nhất đối với anh có lẽ là lấy được người vợ hiền hậu, đảm đang, biết yêu thương chăm lo cho chồng con.
Theo nhiều người làng ở đây, chuyện tình của vợ chồng Đinh Tao cứ như một giai thoại của làng, nhưng đầy hài hước và yêu thương. Thế nên mỗi lần nhắc tới vợ chồng Đinh Tao, người làng lại không ngớt cười vì vụ kiện tụng vô cùng thú vị này.
Nguồn: Đình Kim(Tuổi Trẻ & Đời Sống)
Bình luận