(VTC News)- Câu chuyện về chàng trai nghèo Ngô Văn Thuận (xóm 8, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành Nghệ An), đạp xe hơn 300 km đi thi vừa được Bộ Quốc phòng đặc cách vào đại học khiến nhiều người xúc động.
Mò cua, bắt ốc
Ở trong cái xóm nghèo của xã Xuân Thành, Yên Thành, Nghệ An, có lẽ gia cảnh của gia đình Thuận thuộc hàng khốn khó.
Trong căn nhà cấp 4 tồi tàn với những chiếc cột gỗ bị mối mọt cùng một bộ bàn ghế đơn giản thì có lẽ chiếc ti vi màu cũ kỹ là vật dụng có giá trị nhất.
Thuận kể rằng, bố mẹ năm nay tuổi cũng đã cao lại bị bệnh liên miên nên phần lớn các công việc em đều phải đứng ra gánh vác. Không như nhiều bạn cùng trang lứa, sau mỗi buổi học, Thuận lại ra đồng mò cua, bắt ốc để kiếm tiền mua thức ăn cho gia đình.
Ngày ngày, Thuận thường học xong bài từ khá sớm để đêm đêm vác đèn đi soi lươn. Tuy nhiên, nếu như vài năm trước, lươn trên đồng còn nhiều thì nay càng ngày càng hiếm. Dù phải đi bộ hàng chục cây số trong đêm nhưng ngày nào may mắn Thuận cũng chỉ kiếm được vài ba cân.
Chàng trai này cũng chẳng để cho tay chân mình được nghỉ lúc nào bởi khi không đi mò cua, bắt ốc, Thuận lại lo đi kiếm củi về bán lấy tiền giúp gia đình.
Bố Thuận đã bị ốm nhiều năm nay nên dành dụm được chút tiền nào, chị Ngô Thị Tuệ (mẹ Thuận) lại dành để thuốc thang cho chồng. Gia cảnh vì thế ngày càng khánh kiệt.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, là anh trai cả trong nhà nên Ngô Văn Thuận có tính tự lập từ nhỏ, lại học giỏi, làm gương cho các em noi theo.
Năm Thuận lên lớp 5, em gái mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình không có tiền chữa bệnh nên sau mấy tháng, em gái qua đời.
Nói về lý do chọn trường Sỹ quan lục quân để dự thi, Thuận thành thật chia sẻ: “Gia đình em cũng không có tiền để cho em đi học nên em đã chọn trường Sỹ quan lục quân. Em muốn học để thoát cái nghèo và giúp đỡ gia đình nên em đã lựa chọn một trường quân đội”.
Ngay sau khi dự thi đại học ở Hà Nội về, Thuận đã ra ngay chợ Vinh sửa chữa điện cùng một số người bạn. Chàng trai này chia sẻ, nếu đông khách mỗi ngày cũng kiếm được vài chục nghìn đồng. Số tiền này được Thuận dành dụm cho mẹ chữa bệnh.
Đỗ đại học như là mơ
Trong câu chuyện về mình, Thuận liên tục nhắc lời cảm ơn đến những người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Chàng trai này xúc động chia sẻ: “Nhận được tin đỗ vào trường Sỹ quan Tăng thiết giáp em quá bất ngờ và sung sướng. Em không tin là mình có thể đỗ vào một trường quân đội. Tất cả những điều này đối với em cứ như là một giấc mơ vậy”.
Bản thân Thuận cũng tự thấy mình là người quá may mắn. Cậu chia sẻ rằng quyết định đạp xe ra Hà Nội dự thi chỉ là quyết định bất chợt nảy ra trong đầu chứ không hề tính toán trước.
Thuận chọn thi tại một trường quân đội tại Hà Nội, ngay cả chính bố mẹ cũng không được biết. Vì vậy, chỉ với 30 nghìn đồng trong túi nhưng chàng trai nghèo vẫn quyết tâm đạp xe đi thi đại học vào ngày 29/6.
“Em không ngờ mình lại được nhiều người giúp đỡ trên đường đi như thế. Em gặp được chú Nguyễn Quốc Khánh, công an huyện Thạch Thất và gia đình bác Ánh cưu mang việc ăn ở và chở đi thi. Thậm chí, khi về mọi người còn cho em một ít tiền để về quê”.
“ Em nghĩ rằng không có ai may mắn bằng em nữa” - Thuận cười tươi chia sẻ.
Khi tôi hỏi liệu mùng 2/9 tới có dự định tổ chức một bữa liên hoan không, Thuận cười rồi trả lời: “Nhà em làm gì có tiền mà tổ chức liên hoan à anh. Ngày xưa còn đi học, thỉnh thoảng vào ngày 2/9, em còn đi chơi với các bạn trong lớp.
Bây giờ em vẫn đi làm thêm đến khi đi học để kiếm thêm ít tiền dành cho mẹ lúc đau yếu. Mỗi khi trái gió trở trời mẹ em lại đau toàn thân”.
Trước những tình cảm, sự quan tâm của rất nhiều người dành cho nghị lực của chàng trai nghèo, Thuận khẳng định chắc nịch: “Em hứa sẽ cố gắng hết sức bằng nghị lực và quyết tâm của mình để không phụ lòng quan tâm của mọi người”.
Mò cua, bắt ốc
Ở trong cái xóm nghèo của xã Xuân Thành, Yên Thành, Nghệ An, có lẽ gia cảnh của gia đình Thuận thuộc hàng khốn khó.
Trong căn nhà cấp 4 tồi tàn với những chiếc cột gỗ bị mối mọt cùng một bộ bàn ghế đơn giản thì có lẽ chiếc ti vi màu cũ kỹ là vật dụng có giá trị nhất.
Chàng trai nghèo Ngô Văn Thuận vừa chính thức trở thành tân sinh viên của trường Sỹ quan tăng thiết giáp (Ảnh: Đức Chung) |
Thuận kể rằng, bố mẹ năm nay tuổi cũng đã cao lại bị bệnh liên miên nên phần lớn các công việc em đều phải đứng ra gánh vác. Không như nhiều bạn cùng trang lứa, sau mỗi buổi học, Thuận lại ra đồng mò cua, bắt ốc để kiếm tiền mua thức ăn cho gia đình.
Ngày ngày, Thuận thường học xong bài từ khá sớm để đêm đêm vác đèn đi soi lươn. Tuy nhiên, nếu như vài năm trước, lươn trên đồng còn nhiều thì nay càng ngày càng hiếm. Dù phải đi bộ hàng chục cây số trong đêm nhưng ngày nào may mắn Thuận cũng chỉ kiếm được vài ba cân.
Chàng trai này cũng chẳng để cho tay chân mình được nghỉ lúc nào bởi khi không đi mò cua, bắt ốc, Thuận lại lo đi kiếm củi về bán lấy tiền giúp gia đình.
Bố Thuận đã bị ốm nhiều năm nay nên dành dụm được chút tiền nào, chị Ngô Thị Tuệ (mẹ Thuận) lại dành để thuốc thang cho chồng. Gia cảnh vì thế ngày càng khánh kiệt.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, là anh trai cả trong nhà nên Ngô Văn Thuận có tính tự lập từ nhỏ, lại học giỏi, làm gương cho các em noi theo.
Năm Thuận lên lớp 5, em gái mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình không có tiền chữa bệnh nên sau mấy tháng, em gái qua đời.
Nói về lý do chọn trường Sỹ quan lục quân để dự thi, Thuận thành thật chia sẻ: “Gia đình em cũng không có tiền để cho em đi học nên em đã chọn trường Sỹ quan lục quân. Em muốn học để thoát cái nghèo và giúp đỡ gia đình nên em đã lựa chọn một trường quân đội”.
Ngay sau khi dự thi đại học ở Hà Nội về, Thuận đã ra ngay chợ Vinh sửa chữa điện cùng một số người bạn. Chàng trai này chia sẻ, nếu đông khách mỗi ngày cũng kiếm được vài chục nghìn đồng. Số tiền này được Thuận dành dụm cho mẹ chữa bệnh.
Đỗ đại học như là mơ
Trong câu chuyện về mình, Thuận liên tục nhắc lời cảm ơn đến những người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Chàng trai này xúc động chia sẻ: “Nhận được tin đỗ vào trường Sỹ quan Tăng thiết giáp em quá bất ngờ và sung sướng. Em không tin là mình có thể đỗ vào một trường quân đội. Tất cả những điều này đối với em cứ như là một giấc mơ vậy”.
Bà Ngô Thị Tuệ (mẹ của Thuận) trong căn nhà cũ kỹ, giản đơn (Ảnh: Đức Chung) |
|
Thuận chọn thi tại một trường quân đội tại Hà Nội, ngay cả chính bố mẹ cũng không được biết. Vì vậy, chỉ với 30 nghìn đồng trong túi nhưng chàng trai nghèo vẫn quyết tâm đạp xe đi thi đại học vào ngày 29/6.
“Em không ngờ mình lại được nhiều người giúp đỡ trên đường đi như thế. Em gặp được chú Nguyễn Quốc Khánh, công an huyện Thạch Thất và gia đình bác Ánh cưu mang việc ăn ở và chở đi thi. Thậm chí, khi về mọi người còn cho em một ít tiền để về quê”.
“ Em nghĩ rằng không có ai may mắn bằng em nữa” - Thuận cười tươi chia sẻ.
Khi tôi hỏi liệu mùng 2/9 tới có dự định tổ chức một bữa liên hoan không, Thuận cười rồi trả lời: “Nhà em làm gì có tiền mà tổ chức liên hoan à anh. Ngày xưa còn đi học, thỉnh thoảng vào ngày 2/9, em còn đi chơi với các bạn trong lớp.
Bây giờ em vẫn đi làm thêm đến khi đi học để kiếm thêm ít tiền dành cho mẹ lúc đau yếu. Mỗi khi trái gió trở trời mẹ em lại đau toàn thân”.
Trước những tình cảm, sự quan tâm của rất nhiều người dành cho nghị lực của chàng trai nghèo, Thuận khẳng định chắc nịch: “Em hứa sẽ cố gắng hết sức bằng nghị lực và quyết tâm của mình để không phụ lòng quan tâm của mọi người”.
Phạm Thịnh
Bình luận