Từ tò mò, rồi đam mê tìm học, sau 2 năm hành nghề xăm nghệ thuật đến nay Nguyễn Văn Linh - sinh viên năm 3 (ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội) có thể kiếm tiền khá ổn.
Theo Linh, chỉ cần có chút khiếu hội họa, thẩm mỹ, chịu khó học hỏi tìm tòi kiến thức căn bản về xăm và đặc biệt phải có đam mê thật sự thì ai cũng có thể làm được nghề này.
Theo Linh, chỉ cần có chút khiếu hội họa, thẩm mỹ, chịu khó học hỏi tìm tòi kiến thức căn bản về xăm và đặc biệt phải có đam mê thật sự thì ai cũng có thể làm được nghề này.
Linh đang xăm cho khách. |
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có một tổ chức hay một trường lớp nào đào tạo bài bản về nghề xăm hình nghệ thuật.
Do đó, hầu hết các thợ xăm hiện nay đều bắt đầu từ đam mê và tự học hỏi. Ngoài sự khởi đầu này, chàng sinh viên nghèo sinh năm 1990 quê Phú Thọ này quyết tâm học nghề bằng được với mục đích kiếm tiền tự trang trải cuộc sống.
Bắt đầu bằng các thông tin ít ỏi về xăm trên mạng, sau đó Linh tìm cách học trực quan thông qua Youtube… Một thời gian khi đã nắm đủ các kiến thức cơ bản, Linh quyết định vay mượn bạn bè sắm một bộ máy xăm với giá hơn 2 triệu đồng để thực hành thử.
“Tác phẩm đầu tiên của mình là hình xăm quan công cho một người quen. Khi đó mình vừa làm vừa run. Đến giờ, thi thoảng nhìn lại hình xăm đó thì đúng là còn non tay, nhưng mình luôn biết ơn vị khách đầu tiên này của mình" – Linh thành thật chia sẻ.
Do đó, hầu hết các thợ xăm hiện nay đều bắt đầu từ đam mê và tự học hỏi. Ngoài sự khởi đầu này, chàng sinh viên nghèo sinh năm 1990 quê Phú Thọ này quyết tâm học nghề bằng được với mục đích kiếm tiền tự trang trải cuộc sống.
Bắt đầu bằng các thông tin ít ỏi về xăm trên mạng, sau đó Linh tìm cách học trực quan thông qua Youtube… Một thời gian khi đã nắm đủ các kiến thức cơ bản, Linh quyết định vay mượn bạn bè sắm một bộ máy xăm với giá hơn 2 triệu đồng để thực hành thử.
“Tác phẩm đầu tiên của mình là hình xăm quan công cho một người quen. Khi đó mình vừa làm vừa run. Đến giờ, thi thoảng nhìn lại hình xăm đó thì đúng là còn non tay, nhưng mình luôn biết ơn vị khách đầu tiên này của mình" – Linh thành thật chia sẻ.
Hỏi về thu nhập Linh cho biết, không có một chuẩn mực giá cho mỗi hình xăm. Định giá tùy thuộc vào mức độ dễ khó theo yêu cầu của khách hàng, đôi khi cũng tùy hứng người làm. Nhưng thông thường với mỗi hình xăm đơn giản thì có giá vài trăm nghìn. Còn những hình xăm phức tạp, kín hết tấm lưng có thể lên chục triệu đồng.
Vì vậy, nghề này cho thu nhập mỗi tháng từ 15-20 triệu là bình thường. “Thậm chí có tháng mình kiếm được nhiều hơn. Tuy có “của ăn của tiêu” nhưng máy móc, thiết bị cũng thường xuyên phải đầu tư theo xu hướng với chi phí vài chục triệu nên đâu cũng vào đấy” – Linh cho hay. Linh bộc bạch: Mới đầu bố mẹ cậu ở quê cũng không hiểu về nghề này vì quan niệm từ trước đến nay xăm trổ thường là người có tiền án tiền sự, thành phần bất hảo trong xã hội. Dù vậy, họ không cấm cản Linh.
Vì vậy, nghề này cho thu nhập mỗi tháng từ 15-20 triệu là bình thường. “Thậm chí có tháng mình kiếm được nhiều hơn. Tuy có “của ăn của tiêu” nhưng máy móc, thiết bị cũng thường xuyên phải đầu tư theo xu hướng với chi phí vài chục triệu nên đâu cũng vào đấy” – Linh cho hay. Linh bộc bạch: Mới đầu bố mẹ cậu ở quê cũng không hiểu về nghề này vì quan niệm từ trước đến nay xăm trổ thường là người có tiền án tiền sự, thành phần bất hảo trong xã hội. Dù vậy, họ không cấm cản Linh.
Linh sinh viên năm 3 ĐH Công Nghiệp Hà Nội. |
Khách hàng của Linh cũng khá đa dạng về đội tuổi và nghề nghiệp. Khách nhỏ nhất là 16 tuổi, cao nhất là 45 tuổi. Họ có thể là sinh viên, nhân viên văn phòng, kinh doanh tự do, nội trợ, thậm chí viên chức nhà nước. Linh cho biết, mỗi người có lý do khác nhau để muốn có một hình xăm trên cơ thể.
Quy chung lại từ yêu cầu của các khách hàng đã từng làm thì có khoảng 30% khách hàng xăm hình là do trào lưu, 30% là phục vụ mục đích công việc, số còn lại là muốn hình xăm là đánh dấu một sự kiện, hoặc kỷ niệm nào đó trong cuộc đời họ. Vời Linh, mỗi khách hàng tìm đến với mình là một người bạn và mỗi hình xăm được tạo trên cơ thế họ chính là một tác phẩm nghệ thuật, một “đứa con tinh thần” của mình.
Linh chia sẻ: “Nhìn bên ngoài có người nghĩ nghề này cũng nhàn thân, nhưng thực tế nghề nào cũng có sự vất vả đặc thù. Với người thợ, từ hình xăm đơn giản là một chữ cái ở ngón tay, đến phức tạp choáng kín cánh tay hoặc cả tấm lưng thì sự nhiệt huyết và công sức đều như nhau, nên nhiều hôm làm xong mệt phờ đến mức không thể ăn cơm. Tay mình thì run như bệnh Parkinson vì cầm máy xăm liên tục vài tiếng đồng hồ”.
Do buổi sáng vẫn phải đến trường nên công việc của Linh thường bắt đầu vào buổi chiều. Thông thường mỗi buổi Linh làm cho từ 2-6 khách. Thời gian hoàn thiện một hình xăm trung bình từ 30 phút cho đến 4 tiếng đồng hồ. Để tránh phải ngồi đợi lâu mọi người thường điện thoại trước để hẹn giờ, nhưng cũng có khách muốn đến chỉ để biết quy trình tạo một hình xăm thế nào, sau đó mới quyết định xăm lên cơ thể.
Quy chung lại từ yêu cầu của các khách hàng đã từng làm thì có khoảng 30% khách hàng xăm hình là do trào lưu, 30% là phục vụ mục đích công việc, số còn lại là muốn hình xăm là đánh dấu một sự kiện, hoặc kỷ niệm nào đó trong cuộc đời họ. Vời Linh, mỗi khách hàng tìm đến với mình là một người bạn và mỗi hình xăm được tạo trên cơ thế họ chính là một tác phẩm nghệ thuật, một “đứa con tinh thần” của mình.
Linh chia sẻ: “Nhìn bên ngoài có người nghĩ nghề này cũng nhàn thân, nhưng thực tế nghề nào cũng có sự vất vả đặc thù. Với người thợ, từ hình xăm đơn giản là một chữ cái ở ngón tay, đến phức tạp choáng kín cánh tay hoặc cả tấm lưng thì sự nhiệt huyết và công sức đều như nhau, nên nhiều hôm làm xong mệt phờ đến mức không thể ăn cơm. Tay mình thì run như bệnh Parkinson vì cầm máy xăm liên tục vài tiếng đồng hồ”.
Do buổi sáng vẫn phải đến trường nên công việc của Linh thường bắt đầu vào buổi chiều. Thông thường mỗi buổi Linh làm cho từ 2-6 khách. Thời gian hoàn thiện một hình xăm trung bình từ 30 phút cho đến 4 tiếng đồng hồ. Để tránh phải ngồi đợi lâu mọi người thường điện thoại trước để hẹn giờ, nhưng cũng có khách muốn đến chỉ để biết quy trình tạo một hình xăm thế nào, sau đó mới quyết định xăm lên cơ thể.
“Có nhiều khách vui vẻ, cởi mở nhưng có những người khó tính, đòi hỏi cao hoặc thay đổi màu sắc, kiểu hình mới… Để chiều lòng khách vẫn phải đáp ứng nhưng chắc chắn hình xăm sẽ không còn là một tác phẩm hoàn hảo nữa nếu bị chỉnh sửa"– Linh bày tỏ.
Hiện nay, dù đã là một thợ xăm lành nghề nhưng Linh vẫn coi đây là một nghề tay trái. Theo Linh, thời điểm này xăm nghệ thuật đang là thời thượng, nhu cầu cao, thu nhập lớn, nhưng có thể sẽ thoái trào.
Theo Trịnh Nguyên/Zing
Hiện nay, dù đã là một thợ xăm lành nghề nhưng Linh vẫn coi đây là một nghề tay trái. Theo Linh, thời điểm này xăm nghệ thuật đang là thời thượng, nhu cầu cao, thu nhập lớn, nhưng có thể sẽ thoái trào.
Theo Trịnh Nguyên/Zing
Bình luận