Ba nhiệm kỳ Quốc hội liên tiếp, bà Trần Thị Quốc Khánh đều kiến nghị Bộ Văn hóa loại bỏ những lễ hội bạo lực, gây đau đớn cho động vật, như tục chém lợn, hội đâm trâu... trao đổi với PV, bà khẳng định tiếp tục chất vấn điều này.
- Trên diễn đàn Quốc hội, bà từng chất vấn Bộ trưởng Văn hóa về việc dừng tổ chức một số lễ hội có xu hướng khuyến khích bạo lực, gây tâm lý sợ hãi. Quan điểm của bà về vấn đề này hiện nay như thế nào, nhất là sau lời kêu gọi của Tổ chức Động vật châu Á?
Khi trở thành đại biểu Quốc hội khóa 11 từ năm 2004 và các khóa 12, 13 tiếp theo, trong nhiều cuộc họp tôi đã kiến nghị với Bộ Văn hóa cần tăng cường rà soát các lễ hội, loại bỏ dần những lễ hội bạo lực như chém lợn, đâm trâu. Lãnh đạo Bộ Văn hóa nói cũng biết được sự sốt ruột của đại biểu, nhưng đây là lễ hội dân gian nên phải từ từ để thay đổi.
Bản thân tôi không đồng ý khi lễ hội chém lợn vẫn được duy trì và đến giờ tôi vẫn giữ nguyên quan điểm trên. Ngoài ra, hội đâm trâu ở Tây Nguyên cũng cần phải rà soát. Con trâu là đầu cơ nghiệp của người dân, là con vật hiền lành. Vậy mà trong lễ hội đâm trâu, người ta cột trâu lại rồi đâm để cho nó chết dần. Chưa kể nếu chẳng may con vật đau quá mà giãy giụa, đứt thừng, đâm húc... còn gây nguy hiểm cho người dự hội.
Những lễ hội gây đau đớn cho loài vật như thế này cần chấm dứt sớm. Chúng ta cứ chần chừ không làm được, chẳng lẽ đến khi người nước ngoài lên tiếng thì chúng ta mới vào cuộc sao?
- Lý do gì khiến bà cho rằng không nên duy trì lễ hội chém lợn?
Có nhiều lý do để chúng ta loại bỏ những lễ hội bạo lực như vậy. Xã hội tiến bộ, hướng con người đến lòng khoan dung, nhân ái, vậy mà chúng ta vẫn còn tổ chức một lễ hội mang nhiều nghi thức rùng rợn như chém đầu lợn, tranh nhau quệt tiết lợn thì không nên.
Hình ảnh con lợn bị trói chặt 4 chân, bị quật ngã ra giữa sân, bị một tay đao chém đứt đầu thì chẳng khác gì hành hình thời trung cổ.
Bắc Ninh là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều đình chùa thờ Phật, vậy mà vẫn tồn tại lễ hội có hành vi bạo lực. Bản thân lễ hội chém lợn cũng quy định tướng cầm cờ, người khai đao phải là người phúc đức, làm nhiều việc thiện trong xã hội.
Điều này thật nghịch lý, vì Phật giáo có nhân quả, người ta sẽ chọn phóng sinh chứ không sát sinh.
Mới đây, dự thảo Luật thú y đã trình Quốc hội và chờ thông qua có quy định không được giết mổ động vật ở những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phải giảm thiểu đau đớn cho động vật trong quá trình giết mổ. Tôi nghĩ khi luật được thông qua thì những hành vi như trên sẽ không còn lý do để tồn tại.
Hội chém lợn chỉ là hội làng nhưng hành vi chém lợn được thực hiện ở nơi đông người, máu me bắn tung tóe, mọi người đổ xô thấm máu lợn vào những tờ tiền lẻ gây ảnh hưởng đến hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
- Người dân cho rằng, tục chém lợn là để giáo dục con cháu về truyền thống anh dũng, bất khuất chống giặc khi xưa, khuyến khích chăn nuôi, bà nghĩ sao?
Nếu để giáo dục truyền thống chống giặc ngoại xâm, đề cao tinh thần thượng võ, cầu mùa màng bội thu thì chúng ta còn nhiều cách tổ chức hay và ý nghĩa hơn nhiều. Ví dụ nếu để nêu cao tinh thần thượng võ thì có thể tổ chức hội thi đấu vật.
Nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia văn hóa có ý kiến rằng đất nước ta có quá nhiều lễ hội, nhất là những lễ hội dân gian. Nhà nước không cấm việc giữ truyền thống dân tộc qua việc tổ chức lễ hội, nhưng lễ hội nào mang tính bạo lực thì nên loại bỏ.
Nếu những lễ hội như thế này được duy trì thì những giá trị văn hóa khác như quan họ Bắc Ninh đến với thế giới hẳn là rất khó khăn.
Tôi được biết, Bộ Văn hóa cũng vào cuộc nhưng cần mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Các cơ quan truyền thông cũng không nên tuyên truyền những hình ảnh trên đến người đọc nữa.
- Hơn 10 năm kiên trì theo đuổi quan điểm cần chấm dứt những lễ hội gây đau đớn cho loài vật, sắp tới bà sẽ có ý kiến thế nào với Bộ Văn hóa về vấn đề này?
Tôi sẽ tiếp tục nêu ý kiến trong các phiên chất vấn. Tôi nghĩ, việc chấm dứt các lễ hội gây đau đớn cho động vật không còn là của riêng ngành văn hóa nữa mà còn cần cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y lên tiếng. Bởi sắp tới, vấn đề giết mổ động vật sẽ nằm trong luật dù nó diễn ra trong lễ hội dân gian.
Theo VNE
Khi trở thành đại biểu Quốc hội khóa 11 từ năm 2004 và các khóa 12, 13 tiếp theo, trong nhiều cuộc họp tôi đã kiến nghị với Bộ Văn hóa cần tăng cường rà soát các lễ hội, loại bỏ dần những lễ hội bạo lực như chém lợn, đâm trâu. Lãnh đạo Bộ Văn hóa nói cũng biết được sự sốt ruột của đại biểu, nhưng đây là lễ hội dân gian nên phải từ từ để thay đổi.
Bản thân tôi không đồng ý khi lễ hội chém lợn vẫn được duy trì và đến giờ tôi vẫn giữ nguyên quan điểm trên. Ngoài ra, hội đâm trâu ở Tây Nguyên cũng cần phải rà soát. Con trâu là đầu cơ nghiệp của người dân, là con vật hiền lành. Vậy mà trong lễ hội đâm trâu, người ta cột trâu lại rồi đâm để cho nó chết dần. Chưa kể nếu chẳng may con vật đau quá mà giãy giụa, đứt thừng, đâm húc... còn gây nguy hiểm cho người dự hội.
Những lễ hội gây đau đớn cho loài vật như thế này cần chấm dứt sớm. Chúng ta cứ chần chừ không làm được, chẳng lẽ đến khi người nước ngoài lên tiếng thì chúng ta mới vào cuộc sao?
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh. |
Có nhiều lý do để chúng ta loại bỏ những lễ hội bạo lực như vậy. Xã hội tiến bộ, hướng con người đến lòng khoan dung, nhân ái, vậy mà chúng ta vẫn còn tổ chức một lễ hội mang nhiều nghi thức rùng rợn như chém đầu lợn, tranh nhau quệt tiết lợn thì không nên.
Hình ảnh con lợn bị trói chặt 4 chân, bị quật ngã ra giữa sân, bị một tay đao chém đứt đầu thì chẳng khác gì hành hình thời trung cổ.
Bắc Ninh là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều đình chùa thờ Phật, vậy mà vẫn tồn tại lễ hội có hành vi bạo lực. Bản thân lễ hội chém lợn cũng quy định tướng cầm cờ, người khai đao phải là người phúc đức, làm nhiều việc thiện trong xã hội.
Điều này thật nghịch lý, vì Phật giáo có nhân quả, người ta sẽ chọn phóng sinh chứ không sát sinh.
Mới đây, dự thảo Luật thú y đã trình Quốc hội và chờ thông qua có quy định không được giết mổ động vật ở những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phải giảm thiểu đau đớn cho động vật trong quá trình giết mổ. Tôi nghĩ khi luật được thông qua thì những hành vi như trên sẽ không còn lý do để tồn tại.
Hội chém lợn chỉ là hội làng nhưng hành vi chém lợn được thực hiện ở nơi đông người, máu me bắn tung tóe, mọi người đổ xô thấm máu lợn vào những tờ tiền lẻ gây ảnh hưởng đến hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
|
Nếu để giáo dục truyền thống chống giặc ngoại xâm, đề cao tinh thần thượng võ, cầu mùa màng bội thu thì chúng ta còn nhiều cách tổ chức hay và ý nghĩa hơn nhiều. Ví dụ nếu để nêu cao tinh thần thượng võ thì có thể tổ chức hội thi đấu vật.
Nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia văn hóa có ý kiến rằng đất nước ta có quá nhiều lễ hội, nhất là những lễ hội dân gian. Nhà nước không cấm việc giữ truyền thống dân tộc qua việc tổ chức lễ hội, nhưng lễ hội nào mang tính bạo lực thì nên loại bỏ.
Nếu những lễ hội như thế này được duy trì thì những giá trị văn hóa khác như quan họ Bắc Ninh đến với thế giới hẳn là rất khó khăn.
Tôi được biết, Bộ Văn hóa cũng vào cuộc nhưng cần mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Các cơ quan truyền thông cũng không nên tuyên truyền những hình ảnh trên đến người đọc nữa.
- Hơn 10 năm kiên trì theo đuổi quan điểm cần chấm dứt những lễ hội gây đau đớn cho loài vật, sắp tới bà sẽ có ý kiến thế nào với Bộ Văn hóa về vấn đề này?
Tôi sẽ tiếp tục nêu ý kiến trong các phiên chất vấn. Tôi nghĩ, việc chấm dứt các lễ hội gây đau đớn cho động vật không còn là của riêng ngành văn hóa nữa mà còn cần cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y lên tiếng. Bởi sắp tới, vấn đề giết mổ động vật sẽ nằm trong luật dù nó diễn ra trong lễ hội dân gian.
Theo VNE
Bình luận