Tại một quốc gia bị tư tưởng Khổng giáo chi phối sâu sắc như Hàn Quốc, hành động tiếm quyền cha đẻ của Dong-bin gây lên một cuộc tranh cãi nảy lửa trong dư luận.
“Bằng mọi giá”
Nổi tiếng là người không màng rủi ro, chỉ tính riêng trong tháng Hai vừa qua, đương kim Chủ tịch tập đoàn Lotte Shin Dong-bin đã rót 8 tỷ USD vào các dự án kinh doanh.
Trong đó, có thể kể đến một số thương vụ đình đám như đấu thầu gian hàng miễn thuế Lotte Duty Free tại sân bay quốc tế Incheon International Airport với giá 5,15 triệu USD trong vòng 5 năm tới; 900 triệu USD mua lại nhà cung cấp dịch vụ cho thuê xe ô tô lớn nhất Hàn Quốc là KT Rental; 860 triệu USD đổi lại quyền điều hành cửa hàng miễn thuế tại hòn đảo du lịch Jejudo.
Chưa dừng lại ở đó, sắp tới công ty Lotte Duty Free Shop dự định chi 2,6 tỷ USD mua lại chuỗi cửa hàng miễn thuế WDF của Ý. Lotte Shopping đang nhắm tới trung tâm mua sắm Atrium tại Moscow.
Truyền thông trong nước đưa tin Tập đoàn Lotte hiện là gương mặt sáng giá để mua lại Kumho Industrial – đơn vị điều hành hãng hàng không Asiana Airlines. Ông Shin Dong-bin đã có cuộc gặp với Chủ tịch hãng hàng không lớn thứ hai Hàn Quốc và đạt được đồng thuận.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang nhiễu nhương với các dấu hiệu khủng hoảng, những động thái quyết liệt của ông Dong-bin được cho là hàm chứa rủi ro. Nhưng một số người cho rằng thời điểm đưa ra các quyết định trên không phải là ngẫu nhiên.
“Ông Shin luôn nhấn mạnh rằng thị trường gặp khó sẽ khiến các tài sản hấp dẫn có giá rẻ hơn”, một nhân viên cấp dưới cho biết.
“Hiện giờ, khi mọi người cho rằng thị trường đã chạm đáy, ông Shin lại nhìn thấy cơ hội đầu tư. Khởi nghiệp từ công ty chứng khoán Nomura Securities vào những năm 80, ông hiểu biết về kinh tế vĩ mô và biết cách tận dụng kinh nghiệm. Khi đã để mắt tới một điều gì đó, ông sẽ tìm cách có được nó bằng mọi giá”.
Giàu thứ 19 Hàn Quốc
Kể từ khi lên ghế Tổng giám đốc Lotte từ năm 2004, ông Dong-bin đã trực tiếp chỉ đạo 35 thương vụ mua bán và sáp nhập các loại. 22 trong số đó được triển khai trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vào 2008 – 2012.
Những “con mồi” được ông để mắt rải rác từ công ty bánh kẹo Guylian của Bỉ đến nhà bán lẻ đồ gia dụng Hi-Mart của Hàn Quốc, đều là những cái tên hấp dẫn trong làng kinh doanh.
Dưới chướng của ông Dong-bin, số công ty con của Lotte tăng hơn gấp đôi từ 36 lên 76. Doanh số nhảy vọt từ 20 tỷ USD lên 71 tỷ USD vào năm 2013. Đem con số trên so với doanh số khiêm tốn 5 tỷ USD doanh thu của Lotte Nhật Bản vào năm 2013 - công ty dưới quyền điều hành của anh trai Dong-joo, Dong-bin có quyền để tự hào.
Dong-bin đã góp phần đưa Lotte trở thành 1 trong 5 tập đoàn đa ngành có quy mô tài sản lớn nhất Hàn Quốc. Đầu năm, ông Dong-bin tuyên bố tập đoàn sẽ đầu tư 6,5 tỷ USD vào ngành bán lẻ, công nghiệp nặng, xây dựng… trong năm nay. Đây là mức chi lớn chưa từng thấy trong lịch sử Lotte, tăng 34% so với năm trước.
Tính đến ngày 8/8, tài sản của ông cán mốc 1,43 tỷ USD, đưa ông vào danh sách top 20 người giàu nhất Hàn Quốc theo thống kê của Forbes.
“Tự tin và quảng giao”
Nhiều người cho rằng động cơ đằng sau những bước đi táo bạo của Shin Dong-bin chính là chiếc “vương miện” quyền lực tại Lotte.
Cha ông – nhà sáng lập Shin Kyuk-ho – đã bước sang tuổi 94. Tuy nhiên đến đầu tháng Tám năm nay, ông vẫn chưa quyết định sẽ trao lại quyền cai quản tập đoàn cho ai trong hai người con trai.
Dong-joo, người phụ trách mảng kinh doanh bánh kẹo của Lotte ở Nhật Bản, ban đầu được xem là người kế nhiệm cha do lớn tuổi hơn. Dong-joo là Phó chủ tịch Lotte Holdings tại Nhật Bản. Lotte Holdings nắm một tỷ lệ cổ phần lớn trong Lotte Hotel – công ty đầu tư không chính thức của cả Tập đoàn Lotte.
Tuy nhiên trong tháng Một, Dong-joo đột ngột bị buộc từ chức tại Nhật Bản. Shin Dong-bin đã thay anh lên điều hành mảng kinh doanh tại Nhật Bản.
Trong thời gian này, vị Phó chủ tịch tăng cường tiếp xúc với truyền thông, lột bỏ vỏ bọc kín tiếng trước đây.
“Nhiều tin đồn cho rằng vì không thạo tiếng Hàn Quốc, Dong-bin từng tìm cách né tránh báo chí. Nhưng trong những bài phỏng vấn gần đây, ông chứng minh mình là người tự tin và quảng giao”, một nhà quan sát nhận xét.
Kèn cựa anh trai - lật đổ cha đẻ
Tin đồn về xích mích làm rạn vỡ tình anh em giữa Dong-bin và Dong-joo rò rỉ từ năm 2014, khi hai người cùng thâu tóm cổ phiếu Lotte Confectionary – công ty mũi nhọn trong hệ thống quản lý tập đoàn.
Bất chấp nỗ lực, Dong-joo bị tuột xa lại phía sau khi ông bị buộc từ chức Phó chủ tịch Lotte Holdings có trụ sở ở Nhật Bản vì bí mật mua cổ phiếu để thao túng quyền lực và bị Dong-bin thay thế. Nhiều người phỏng đoán người em Dong-bin sẽ là gương mặt được cha lựa chọn cuối cùng để giao lại tập đoàn.
Nhưng Dong-joo đã bay về Hàn Quốc ngay sau đó để xin cha tha thứ. Ông mất nhiều tháng để lấy lại lòng tin nơi người cha.
Trong khi đó, Dong-bin lại liên tục mở rộng đầu tư và gom cổ phiếu trên cương vị mới mà không báo cáo lại cha.
Ngày 27/7, ông Shin được Dong-joo và chị gái tháp tùng tới Nhật Bản. Tại cuộc họp của Lotte ở trụ sở Tokyo, ông Shin yêu cầu 6 thành viên trong ban điều hành Tập đoàn Lotte, bao gồm Dong-bin, phải từ chức.
Trong một sự hoán đổi ngoạn mục ngay ngày hôm sau, Dong-bin đã triệu tập họp hội đồng quản trị khẩn cấp, biểu quyết sa thải chính cha đẻ khỏi ghế Chủ tịch và đã thành công.
Thao túng số liệu
Ngay sau sự kiện gây sốc, Dong-joo đã lên tiếng tố cáo em trai thao túng số liệu, giấu giếm cha các khoản lỗ tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng công bố bức thư viết tay của cha trao quyền thừa kế cho mình.
Đáp lại, Dong-bin bác bỏ tính pháp lý của bức thư, cho rằng nó được viết khi người cha 94 tuổi không còn minh mẫn.
Các tranh cãi liên quan đến vị trí quản lý cấp cao tại Lotte vẫn chưa đến hồi kết. Trễ nhất là đầu tuần này, cuộc họp cổ đông của công ty mẹ Lotte Holdings sẽ được tiến hành để phê chuẩn ông Shin Kyuk-ho làm chủ tịch danh dự.
Tuy nhiên, dù kết quả ra sao, vụ bê bối tại Lotte vẫn để lại vết nhơ trong uy tín của tập đoàn. Tại một quốc gia bị tư tưởng Khổng giáo chi phối sâu sắc như Hàn Quốc, hành động tiếm quyền cha đẻ của Dong-bin gây lên một cuộc tranh cãi nảy lửa trong dư luận.
Nguồn: Diễn đàn Đầu tư
“Bằng mọi giá”
Nổi tiếng là người không màng rủi ro, chỉ tính riêng trong tháng Hai vừa qua, đương kim Chủ tịch tập đoàn Lotte Shin Dong-bin đã rót 8 tỷ USD vào các dự án kinh doanh.
Trong đó, có thể kể đến một số thương vụ đình đám như đấu thầu gian hàng miễn thuế Lotte Duty Free tại sân bay quốc tế Incheon International Airport với giá 5,15 triệu USD trong vòng 5 năm tới; 900 triệu USD mua lại nhà cung cấp dịch vụ cho thuê xe ô tô lớn nhất Hàn Quốc là KT Rental; 860 triệu USD đổi lại quyền điều hành cửa hàng miễn thuế tại hòn đảo du lịch Jejudo.
Chưa dừng lại ở đó, sắp tới công ty Lotte Duty Free Shop dự định chi 2,6 tỷ USD mua lại chuỗi cửa hàng miễn thuế WDF của Ý. Lotte Shopping đang nhắm tới trung tâm mua sắm Atrium tại Moscow.
Truyền thông trong nước đưa tin Tập đoàn Lotte hiện là gương mặt sáng giá để mua lại Kumho Industrial – đơn vị điều hành hãng hàng không Asiana Airlines. Ông Shin Dong-bin đã có cuộc gặp với Chủ tịch hãng hàng không lớn thứ hai Hàn Quốc và đạt được đồng thuận.
Chủ tịch tập đoàn Lotte Shin Dong-bin. |
“Ông Shin luôn nhấn mạnh rằng thị trường gặp khó sẽ khiến các tài sản hấp dẫn có giá rẻ hơn”, một nhân viên cấp dưới cho biết.
“Hiện giờ, khi mọi người cho rằng thị trường đã chạm đáy, ông Shin lại nhìn thấy cơ hội đầu tư. Khởi nghiệp từ công ty chứng khoán Nomura Securities vào những năm 80, ông hiểu biết về kinh tế vĩ mô và biết cách tận dụng kinh nghiệm. Khi đã để mắt tới một điều gì đó, ông sẽ tìm cách có được nó bằng mọi giá”.
Giàu thứ 19 Hàn Quốc
Kể từ khi lên ghế Tổng giám đốc Lotte từ năm 2004, ông Dong-bin đã trực tiếp chỉ đạo 35 thương vụ mua bán và sáp nhập các loại. 22 trong số đó được triển khai trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vào 2008 – 2012.
Những “con mồi” được ông để mắt rải rác từ công ty bánh kẹo Guylian của Bỉ đến nhà bán lẻ đồ gia dụng Hi-Mart của Hàn Quốc, đều là những cái tên hấp dẫn trong làng kinh doanh.
Dưới chướng của ông Dong-bin, số công ty con của Lotte tăng hơn gấp đôi từ 36 lên 76. Doanh số nhảy vọt từ 20 tỷ USD lên 71 tỷ USD vào năm 2013. Đem con số trên so với doanh số khiêm tốn 5 tỷ USD doanh thu của Lotte Nhật Bản vào năm 2013 - công ty dưới quyền điều hành của anh trai Dong-joo, Dong-bin có quyền để tự hào.
Dong-bin đã góp phần đưa Lotte trở thành 1 trong 5 tập đoàn đa ngành có quy mô tài sản lớn nhất Hàn Quốc. Đầu năm, ông Dong-bin tuyên bố tập đoàn sẽ đầu tư 6,5 tỷ USD vào ngành bán lẻ, công nghiệp nặng, xây dựng… trong năm nay. Đây là mức chi lớn chưa từng thấy trong lịch sử Lotte, tăng 34% so với năm trước.
Tính đến ngày 8/8, tài sản của ông cán mốc 1,43 tỷ USD, đưa ông vào danh sách top 20 người giàu nhất Hàn Quốc theo thống kê của Forbes.
“Tự tin và quảng giao”
Nhiều người cho rằng động cơ đằng sau những bước đi táo bạo của Shin Dong-bin chính là chiếc “vương miện” quyền lực tại Lotte.
Cha ông – nhà sáng lập Shin Kyuk-ho – đã bước sang tuổi 94. Tuy nhiên đến đầu tháng Tám năm nay, ông vẫn chưa quyết định sẽ trao lại quyền cai quản tập đoàn cho ai trong hai người con trai.
Nhà sáng lập Lotte - Shin Kyuk-ho đã bước sang tuổi 94. |
Tuy nhiên trong tháng Một, Dong-joo đột ngột bị buộc từ chức tại Nhật Bản. Shin Dong-bin đã thay anh lên điều hành mảng kinh doanh tại Nhật Bản.
Trong thời gian này, vị Phó chủ tịch tăng cường tiếp xúc với truyền thông, lột bỏ vỏ bọc kín tiếng trước đây.
“Nhiều tin đồn cho rằng vì không thạo tiếng Hàn Quốc, Dong-bin từng tìm cách né tránh báo chí. Nhưng trong những bài phỏng vấn gần đây, ông chứng minh mình là người tự tin và quảng giao”, một nhà quan sát nhận xét.
Kèn cựa anh trai - lật đổ cha đẻ
Tin đồn về xích mích làm rạn vỡ tình anh em giữa Dong-bin và Dong-joo rò rỉ từ năm 2014, khi hai người cùng thâu tóm cổ phiếu Lotte Confectionary – công ty mũi nhọn trong hệ thống quản lý tập đoàn.
Bất chấp nỗ lực, Dong-joo bị tuột xa lại phía sau khi ông bị buộc từ chức Phó chủ tịch Lotte Holdings có trụ sở ở Nhật Bản vì bí mật mua cổ phiếu để thao túng quyền lực và bị Dong-bin thay thế. Nhiều người phỏng đoán người em Dong-bin sẽ là gương mặt được cha lựa chọn cuối cùng để giao lại tập đoàn.
Nhưng Dong-joo đã bay về Hàn Quốc ngay sau đó để xin cha tha thứ. Ông mất nhiều tháng để lấy lại lòng tin nơi người cha.
Trong khi đó, Dong-bin lại liên tục mở rộng đầu tư và gom cổ phiếu trên cương vị mới mà không báo cáo lại cha.
Ngày 27/7, ông Shin được Dong-joo và chị gái tháp tùng tới Nhật Bản. Tại cuộc họp của Lotte ở trụ sở Tokyo, ông Shin yêu cầu 6 thành viên trong ban điều hành Tập đoàn Lotte, bao gồm Dong-bin, phải từ chức.
Gia đình quyền lực của tập đoàn Lotte, từ trái sang phải: Ông Shin Kyuk-ho, Shin Dong-joo và Shin Dong-bin. |
Thao túng số liệu
Ngay sau sự kiện gây sốc, Dong-joo đã lên tiếng tố cáo em trai thao túng số liệu, giấu giếm cha các khoản lỗ tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng công bố bức thư viết tay của cha trao quyền thừa kế cho mình.
Đáp lại, Dong-bin bác bỏ tính pháp lý của bức thư, cho rằng nó được viết khi người cha 94 tuổi không còn minh mẫn.
Các tranh cãi liên quan đến vị trí quản lý cấp cao tại Lotte vẫn chưa đến hồi kết. Trễ nhất là đầu tuần này, cuộc họp cổ đông của công ty mẹ Lotte Holdings sẽ được tiến hành để phê chuẩn ông Shin Kyuk-ho làm chủ tịch danh dự.
Tuy nhiên, dù kết quả ra sao, vụ bê bối tại Lotte vẫn để lại vết nhơ trong uy tín của tập đoàn. Tại một quốc gia bị tư tưởng Khổng giáo chi phối sâu sắc như Hàn Quốc, hành động tiếm quyền cha đẻ của Dong-bin gây lên một cuộc tranh cãi nảy lửa trong dư luận.
Nguồn: Diễn đàn Đầu tư
Bình luận