Chết thảm vì chán ăn
Cô giáo dạy nhảy Emma, hơn 26 tuổi từng mắc phải chứng biếng ăn và tập luyện vô độ từ khi còn tuổi teen. Cân nặng của cô chỉ có 42kg trong khi cô tập luyện trên 6 giờ 1 ngày. Emma cũng chỉ ăn rau diếp cùng 1 ít ngũ cốc. Cuộc sống cứ thế lặp đi lặp mỗi ngày khiến cơ thể cô hoàn toàn kiệt sức.
Phải mất 2 năm chiến đấu với bệnh tật Emma mới tìm lại được cuộc sống bình thường như trước đây với một cơ thể mạnh khỏe vững chắc hơn.
Cô giáo dạy nhảy Emma suy kiệt cơ thể vì tập luyện liên tục và không ăn đủ chất.
Một nữ người mẫu Nga tên là Katerina Laktionova, 27 tuổi từng nhập viện ở Ý vào năm 2015 để điều trị bệnh chán ăn. Nhưng sau đó, căn bệnh khiến cô đói và suy nhược đến chết. Khi tử vong, cô chỉ nặng 35kg và thân hình toàn da bọc xương.
Vào năm 2006, thế giới đã thực sự sửng sốt sau cái chết vì chứng biếng ăn của người mẫu Brazil Ana Carolina Reston khi mới 21 tuổi. Tại thời điểm đó, cô chỉ nặng 40kg cao 1,72m, chỉ số khối cơ thể (BMI) khoảng 13,4- thấp hơn nhiều giá trị cho phép. Sau cái chết của nữ người mẫu, các quốc gia như Tây Ban Nha, Brazil, Ý đã phải ban hành lệnh cấm người mẫu siêu gầy tham gia trình diễn.
Người mẫu Nga Katerina Laktionova, 27 tuổi ngày còn sống.
Cô gái Gemma Walker, đến từ Gold Coast, Australia cũng là một nạn nhân điển hình của chứng biếng ăn tâm lý từ năm 2014. Có những thời điểm cô chỉ nặng 24kg và cơ thể rơi vào trạng thái đấu tranh với sự sống. Trong suốt 7 năm tiếp theo, cô đã phải nhập viên 3 lần để cấp cứu, điều trị tâm lý lâu dài và tiếp dưỡng.
Với tất cả nỗ lực của bản thân và gia đình trong 6 tháng, Walker đã thoát khỏi bàn tay thần chết. Trớ trêu thay, trong quá trình hồi phục, Gemma lại mắc chứng cuồng ăn trong suốt 18 tháng dẫn đến tình trạng bất tỉnh và gặp ảo giác.
Gemma Walker lúc 24kg và đối mặt với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.
Và hình ảnh của cô khi sau đó mắc chứng cuồng ăn
Biếng ăn không còn là căn bệnh chỉ gặp ở trẻ em mà ngay cả người lớn, đặc biệt là người ngồi nhiều ít vận động cũng có thể mắc phải. Chán ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, sinh hoạt bình thường và dẫn đến nguy cơ tử vong.
Nếu chán ăn kéo dài trên 2 tuần (chán ăn mãn tính) thì người bệnh cần đi kiểm tra tổng quát để tránh trường hợp xấu nhất là ung thư. Rất nhiều trường hợp ung thư giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt mà chỉ thấy mệt mỏi, chán ăn.
Chán ăn cũng là biểu hiện của bệnh nội tiết như tiểu đường, suy tuyến giáp hay suy tuyến thượng thận. Người lạm dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, có pha thêm chất corticoid cũng dẫn đến chán ăn.
Video: Cách giúp con hết lười ăn để giảm nguy cơ bị bạo hành khi đi nhà trẻ
Nguyên nhân đơn giản mà có thể gây bệnh chán ăn
1. Chán ăn do ăn kiêng kéo dài
Phụ nữ thời hiện đại thường bị ám ảnh bởi thân hình quả táo, thon gọn, mảnh khảnh. Vì vậy mà họ rất thích các chế độ ăn kiêng cực đoan. Dần dần việc ăn kiêng này làm diện tích dạ dày thu hẹp lại, gây rối loạn tiêu hóa và chán ăn.
Những trường hợp này chỉ cần tích cực vận động để cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn thì cảm giác đói sẽ xuất hiện trở lại.
2. Chán ăn do tâm thần
Chán ăn tinh thần còn được gọi là hội chứng Anorexia nervosa. Biểu hiện thường gặp là sợ thịt cá, thích ăn rau, tinh thần lo lắng khi ăn nhiều, kén ăn,….Bệnh xảy ra chủ yếu là do nguyên nhân sinh học làm người trở nên “siêu mỏng” thậm chí phải vào viện. Thực đơn cho người chán ăn tinh thần cần giàu chất khoáng, vitamin chống mệt mỏi như Canxi, Magie, Kẽm, Vitamin B, C..có nhiều trong thịt, cá, trứng, hải sản…
3. Chán ăn do gene
Chán ăn cũng là bệnh mang tính di truyền. Bệnh nhân có mẹ hay chị em mắc bệnh rối loạn ăn uống thì rủi ro mắc bệnh cao hơn. Họ có thể bị bệnh từ nhỏ hoặc đến tuổi dậy thì nhưng đến khi trưởng thành thì cân nặng lại bình thường. Với nhóm người nảy không cần can thiệp điều trị vì họ vẫn khỏe mạnh, thậm chí còn thọ lâu.
4. Chán ăn do rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân là do dịch vị dạ dày bài tiết kém nên ăn xong sẽ có cảm giác đầy hơi, không tiêu dẫn đến tình trạng kém ăn, chán ăn. Bệnh xảy ra cũng có thể là do nhung mao ruột làm nhiệm vụ hấp thu vật chất hoạt động kém nên thức ăn tiêu hóa xong lại không đi vào máu được.
Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không điều độ, lúc ăn nhiều, lúc ăn quá ít dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây chán ăn, ăn không ngon.
Trường hợp này cần có sự tư vấn của bác sĩ để có sức khỏe tốt. Người bệnh cũng phải sắp xếp lại công việc hợp lý, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ để cải thiện sức khỏe ăn uống.
5. Chán ăn do stress
Theo Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia (Mỹ), stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Cơ thể sau đó sẽ bị sụt cân, gầy ốm nhanh, suy nhược, khó tập trung vào công việc…
Trường hợp này cần đến bác sỹ nhờ kê đơn thuốc để lấy lại sự ngon miệng trong ăn uống.
Làm gì để luôn duy trì cảm giác ăn ngon miệng?
- Tập thể dục và vận động thường xuyên để cơ thể nhanh có cảm giác đói bụng và ăn ngon miệng hơn
- Thay đổi món ăn thường xuyên để tránh nhàm chán. Nấu thức ăn với nhiều gia vị để kích thích vị giác.
- Không nấu nhiều thức ăn dầu mỡ vì chúng gây ngán, khó tiêu và mau no.
- Tập trung vào ăn uống suốt bữa ăn. Tránh để điện thoại, tivi..làm đứt quãng bữa ăn.
- Ăn chậm, nhai kỹ, chia thành nhiều bữa để ăn.
- Một ly rượu nho hay một bản nhạc sẽ giúp bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.
Tóm lại, ăn được ngủ được là tiên, chậm ăn là thèm thuốc. Trừ trường hợp phải ăn kiêng do bệnh thì chúng ta nên duy trì thực đơn cân bằng, đủ chất, giảm cân hợp lý là tốt với sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Bình luận