Trong mâm trái cây của đồng bào miền Nam nước ta, có một cách sắp xếp trái cây rất thú vị: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc lái thành “Cầu vừa đủ xài”. Cầu chỉ vừa đủ xài, chứ không cầu dư, vì sự vừa vặn bao giờ cũng là tốt nhất. Không thiếu thốn, nhưng cũng không sinh ra tâm lý chủ quan. Người ta vẫn tiếp tục chuẩn bị cho tương lai.
2. Chỉ một thập kỷ trước, nói đến việc thiếu thốn tài năng với bóng đá Brazil quả thực là chuyện đáng cười. Những người có trí nhớ tốt hẳn vẫn nhớ đến Giovanne Elber, huyền thoại của Bayern Munich, một trong những tiền đạo hay nhất châu Âu trong thời đại của anh. Nhưng Elber gần như không có cơ hội đóng góp cho đội tuyển Brazil, vì… sinh nhầm thời.
Tài năng của bóng đá Brazil mọc như nấm sau mưa, đến mức họ không cần phải đào tạo. Bóng đá Brazil cần gì các lò đào tạo? Các ông bầu lặn lội khắp các hang cùng ngõ hẻm để tìm các chú nhóc có tài năng, “mua đứt” chúng từ cha mẹ rồi đem đi thi. Hàng năm, các CLB lớn tổ chức những cuộc thi tuyển dành cho lứa tuổi 16-17, chọn lấy những cầu thủ tài năng nhất rồi chỉ trau dồi thêm đôi ba năm là sử dụng được luôn.
Đường phố đã đào tạo cho Brazil những cầu thủ đủ chất lượng, đến mức các CLB chỉ việc chọn về.
Nhưng thời ấy đã qua: bóng đá thế giới bây giờ không còn “cưng chiều” lối đá kỹ thuật có phần hoang dã kiểu Brazil nữa. Bóng đá cần những chiến thuật chặt chẽ hơn, những cầu thủ được đào tạo bài bản. Cái thời ra ngõ nhặt tài năng không còn nữa.
Bóng đá Anh thì thừa tiền. Sự phát triển ngoạn mục của Premier League khiến họ trở thành giải đấu được trả nhiều tiền nhất hành tinh. Không cần “tự cung tự cấp”, Premier League cũng có thể duy trì được chất lượng của mình: cứ bỏ tiền ra mua những ngôi sao tốt nhất thế giới về là xong.
Cầu thủ Anh bị chính Premier League đẩy vào cảnh yếm thế. Và trong vòng quay của đồng tiền, của tính giải trí, không CLB nào còn muốn, còn cần và còn tiến hành đào tạo trẻ nghiêm túc nữa.
Thời mà các CLB Anh thống trị Premier League, thất bại của ĐTQG chỉ gây bức xúc phần nào thôi. Bây giờ, tiền cũng không còn nhiều nữa, cấp CLB cũng không quá thịnh vượng nữa, và việc Tam sư trở thành “Hổ giấy” là một vấn đề gây nhức nhối.
3. Sự thừa thãi khiến người ta chủ quan. Sự thừa thãi khiến không ai có nhu cầu phải chuẩn bị cho tương lai. Và đôi lúc, người ta phải trả giá đắt cho sự thừa thãi trong quá khứ.
Trong mâm trái cây của đồng bào miền Nam nước ta, có một cách sắp xếp trái cây rất thú vị: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc lái thành “Cầu vừa đủ xài”.
Cầu chỉ vừa đủ xài, chứ không cầu dư, vì sự vừa vặn bao giờ cũng là tốt nhất. Không thiếu thốn, nhưng cũng không sinh ra tâm lý chủ quan. Người ta vẫn tiếp tục chuẩn bị cho tương lai.
Câu chuyện về hai nền bóng đá dư thừa, kể lại trong số báo cuối năm này, coi như một dịp để đưa ra lời chúc dành cho độc giả trong năm mới. Cầu vừa đủ xài, không cầu dư.
1. Anh - Brazil từng một thời là cặp đấu đáng mơ ước của khán giả thế giới. Nhưng bây giờ thì sức hấp dẫn của cặp đấu này đã suy giảm nhiều.
Họ sa sút vì một lý do kinh điển: không có thế hệ kế cận. Trong khi Tây Ban Nha, Đức hay Hà Lan liên tục sản sinh ra những ngôi sao mới, nhiều tới mức dùng không hết, thì Anh và Brazil tỏ ra rất bất lực trong việc tìm ra những cầu thủ trẻ khỏe, đủ đẳng cấp để phục vụ đội tuyển.
Và để dẫn tới sự thiếu thốn ấy, nguyên nhân lại rất đặc biệt: đó là hai nền bóng đá thừa mứa. Bóng đá Anh thừa tiền, còn bóng đá Brazil, một thời thừa tài năng.
Ai kế thừa cho Lampard-Terry? |
2. Chỉ một thập kỷ trước, nói đến việc thiếu thốn tài năng với bóng đá Brazil quả thực là chuyện đáng cười. Những người có trí nhớ tốt hẳn vẫn nhớ đến Giovanne Elber, huyền thoại của Bayern Munich, một trong những tiền đạo hay nhất châu Âu trong thời đại của anh. Nhưng Elber gần như không có cơ hội đóng góp cho đội tuyển Brazil, vì… sinh nhầm thời.
Tài năng của bóng đá Brazil mọc như nấm sau mưa, đến mức họ không cần phải đào tạo. Bóng đá Brazil cần gì các lò đào tạo? Các ông bầu lặn lội khắp các hang cùng ngõ hẻm để tìm các chú nhóc có tài năng, “mua đứt” chúng từ cha mẹ rồi đem đi thi. Hàng năm, các CLB lớn tổ chức những cuộc thi tuyển dành cho lứa tuổi 16-17, chọn lấy những cầu thủ tài năng nhất rồi chỉ trau dồi thêm đôi ba năm là sử dụng được luôn.
Đường phố đã đào tạo cho Brazil những cầu thủ đủ chất lượng, đến mức các CLB chỉ việc chọn về.
Nhưng thời ấy đã qua: bóng đá thế giới bây giờ không còn “cưng chiều” lối đá kỹ thuật có phần hoang dã kiểu Brazil nữa. Bóng đá cần những chiến thuật chặt chẽ hơn, những cầu thủ được đào tạo bài bản. Cái thời ra ngõ nhặt tài năng không còn nữa.
Bóng đá Anh thì thừa tiền. Sự phát triển ngoạn mục của Premier League khiến họ trở thành giải đấu được trả nhiều tiền nhất hành tinh. Không cần “tự cung tự cấp”, Premier League cũng có thể duy trì được chất lượng của mình: cứ bỏ tiền ra mua những ngôi sao tốt nhất thế giới về là xong.
Cầu thủ Anh bị chính Premier League đẩy vào cảnh yếm thế. Và trong vòng quay của đồng tiền, của tính giải trí, không CLB nào còn muốn, còn cần và còn tiến hành đào tạo trẻ nghiêm túc nữa.
Thời mà các CLB Anh thống trị Premier League, thất bại của ĐTQG chỉ gây bức xúc phần nào thôi. Bây giờ, tiền cũng không còn nhiều nữa, cấp CLB cũng không quá thịnh vượng nữa, và việc Tam sư trở thành “Hổ giấy” là một vấn đề gây nhức nhối.
3. Sự thừa thãi khiến người ta chủ quan. Sự thừa thãi khiến không ai có nhu cầu phải chuẩn bị cho tương lai. Và đôi lúc, người ta phải trả giá đắt cho sự thừa thãi trong quá khứ.
Trong mâm trái cây của đồng bào miền Nam nước ta, có một cách sắp xếp trái cây rất thú vị: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc lái thành “Cầu vừa đủ xài”.
Cầu chỉ vừa đủ xài, chứ không cầu dư, vì sự vừa vặn bao giờ cũng là tốt nhất. Không thiếu thốn, nhưng cũng không sinh ra tâm lý chủ quan. Người ta vẫn tiếp tục chuẩn bị cho tương lai.
Câu chuyện về hai nền bóng đá dư thừa, kể lại trong số báo cuối năm này, coi như một dịp để đưa ra lời chúc dành cho độc giả trong năm mới. Cầu vừa đủ xài, không cầu dư.
Theo Đức Hoàng (Bongda)
Bình luận