Những người Nhật hiển hiện ở bóng đá Việt Nam lúc này đang gợi cho chúng ta quá nhiều suy nghĩ liên quan đến chủ đề: chạy!
Người Nhật Tanaka Koji - trưởng ban tổ chức V.League đưa ra một thông số giật mình: trong khi các cầu thủ châu Á chạy bình quân mỗi người, mỗi trận vào khoảng 10km thì với cầu thủ Việt Nam con số này chỉ là 5,7km.
Tại sao chúng ta chạy ít thế? Tại vì V.League và giải hạng Nhất diễn ra tình trạng bóng chết tràn lan (bóng chết vì cầu thủ nằm sân ăn vạ, bóng chết vì cầu thủ cự cãi trọng tài, và bóng chết vì cả những người ở phía trên cầu thủ không ngại dừng trận đấu để phản ứng) - đấy là lý do dễ thấy. Nhưng còn một lý do dễ thấy khác là cầu thủ nhà ta thể lực kém cỏi vô cùng.
Sau khi người Nhật Tanaka Koji đưa ra một thông số về chuyện "cầu thủ chạy" lại đến người Nhật Miura - HLV trưởng đội tuyển quốc gia và tuyển Olypmic tạo ấn tượng mạnh mẽ bằng những bước chạy thực tế của mình.
Chuyện kể rằng hôm sang Brunei theo dõi đội tuyển U.19 Việt Nam đá giải U.22 Đông Nam Á, ông Miura đã tranh thủ thời gian tập thể lực bằng cách chạy bộ mấy chục vòng quanh sân tập. Và nhìn ông phăng phăng chạy thì ngay cả các cầu thủ tuổi 17, 18 của ta cũng phải... thèm thuồng.
Chuyện kể rằng trong những buổi tập đầu tiên của đội tuyển quốc gia ở Trung tâm bóng đá trẻ VFF, ông Miura cũng xỏ giày tập chạy cùng cầu thủ. Và trong khi người đàn ông 51 tuổi ấy hoàn thành bài chạy một cách ngon lành thì nhiều cầu thủ chỉ đáng tuổi con cháu ông đã rơi vào tình trạng... tái xanh mặt mày. Có cầu thủ thậm chí suýt... nôn khan.
Rõ ràng là những "bác sĩ Nhật" đã nhìn ra điểm chết về thể lực của cầu thủ Việt Nam, và đang cố gắng khắc phục nó bằng cả lý luận lẫn thực tiễn - một lý luận mang tính khoa học, có độ thuyết phục cao (thông số của ông Koji), và một thực tế mang tính trực quan sinh động sâu sắc (những bước chạy của ông Miura).
Vấn đề là các cầu thủ Việt Nam rồi sẽ hấp thụ cả phần lý luận lẫn thực tiễn này ra sao?
Phải đặt câu hỏi như thế là bởi năm 2011, sau khi ông Calisto rời Việt Nam, cựu chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ từng bảo: "Bóng đá Việt Nam cần kỷ luật thép của người Đức" và thế là đã mời thầy Đức Falko Goetz sang dẫn dắt.
Nhưng khi ông Goetz đến, áp dụng kỷ luật thép vào cả trong sinh hoạt lẫn tập luyện thì lại xuất hiện những sự chống đối ngầm ngầm, trong đó có cả việc chống đối bằng cách "mượn tay" báo chí. Rốt cuộc thì cái vương triều Falko Goetz sụp đổ như thế nào, và những kỳ vọng về một đội tuyển Việt Nam có "tinh thần Đức" đã tan nát ra sao là điều ai cũng thấy.
Trở lại với những ông "bác sĩ Nhật" và những đơn thuốc khắc phục tình trạng "lười chạy" cho cầu thủ Việt Nam bây giờ. Mong là khi được làm việc với những "bác sĩ" chuyên nghiệp thì chúng ta cũng xứng đáng là những "bệnh nhân" chuyên nghiệp, để có thể chạy một cách chuyên nghiệp, thay chạy chọt hay... chạy giả vờ.
Những bước chạy mà những cầu thủ Ninh Bình, Đồng Nai từng chạy và từng trả giá!
Theo TNO
Người Nhật Tanaka Koji - trưởng ban tổ chức V.League đưa ra một thông số giật mình: trong khi các cầu thủ châu Á chạy bình quân mỗi người, mỗi trận vào khoảng 10km thì với cầu thủ Việt Nam con số này chỉ là 5,7km.
HLV Miura chạy thị phạm cho các cầu thủ tuyển Việt Nam |
Sau khi người Nhật Tanaka Koji đưa ra một thông số về chuyện "cầu thủ chạy" lại đến người Nhật Miura - HLV trưởng đội tuyển quốc gia và tuyển Olypmic tạo ấn tượng mạnh mẽ bằng những bước chạy thực tế của mình.
Chuyện kể rằng hôm sang Brunei theo dõi đội tuyển U.19 Việt Nam đá giải U.22 Đông Nam Á, ông Miura đã tranh thủ thời gian tập thể lực bằng cách chạy bộ mấy chục vòng quanh sân tập. Và nhìn ông phăng phăng chạy thì ngay cả các cầu thủ tuổi 17, 18 của ta cũng phải... thèm thuồng.
Chuyện kể rằng trong những buổi tập đầu tiên của đội tuyển quốc gia ở Trung tâm bóng đá trẻ VFF, ông Miura cũng xỏ giày tập chạy cùng cầu thủ. Và trong khi người đàn ông 51 tuổi ấy hoàn thành bài chạy một cách ngon lành thì nhiều cầu thủ chỉ đáng tuổi con cháu ông đã rơi vào tình trạng... tái xanh mặt mày. Có cầu thủ thậm chí suýt... nôn khan.
Cầu thủ kiệt sức sau bài luyện thể lực khắc nghiệt |
Vấn đề là các cầu thủ Việt Nam rồi sẽ hấp thụ cả phần lý luận lẫn thực tiễn này ra sao?
Phải đặt câu hỏi như thế là bởi năm 2011, sau khi ông Calisto rời Việt Nam, cựu chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ từng bảo: "Bóng đá Việt Nam cần kỷ luật thép của người Đức" và thế là đã mời thầy Đức Falko Goetz sang dẫn dắt.
Nhưng khi ông Goetz đến, áp dụng kỷ luật thép vào cả trong sinh hoạt lẫn tập luyện thì lại xuất hiện những sự chống đối ngầm ngầm, trong đó có cả việc chống đối bằng cách "mượn tay" báo chí. Rốt cuộc thì cái vương triều Falko Goetz sụp đổ như thế nào, và những kỳ vọng về một đội tuyển Việt Nam có "tinh thần Đức" đã tan nát ra sao là điều ai cũng thấy.
Trở lại với những ông "bác sĩ Nhật" và những đơn thuốc khắc phục tình trạng "lười chạy" cho cầu thủ Việt Nam bây giờ. Mong là khi được làm việc với những "bác sĩ" chuyên nghiệp thì chúng ta cũng xứng đáng là những "bệnh nhân" chuyên nghiệp, để có thể chạy một cách chuyên nghiệp, thay chạy chọt hay... chạy giả vờ.
Những bước chạy mà những cầu thủ Ninh Bình, Đồng Nai từng chạy và từng trả giá!
Theo TNO
Bình luận