Cẩu quyền hay còn gọi là “Địa thuật khuyển pháp”, hay “Địa pháp” hoặc “Địa thuật”, tục xưng là “Cẩu quyền” (võ chó). Môn võ này được phát triển từ vùng Phúc Kiến vào khoảng cuối thời Minh đầu thời Thanh.
Cẩu quyền có gốc từ Thiếu Lâm và được các đệ Thiếu Lâm tham gia phong trào phản Thanh phục Minh phát tán ra tứ phương và lưu truyền trong dân gian.
Ngày nay, Cẩu quyền chủ yếu phát triển tại các dịa phương như: Phúc Kiến, Phúc Châu, Tuyền Châu, Nam Bình, Kiến Dương, Sơn Tây, Cát Lâm, Bắc Kinh. Trong đó Phúc Kiến Thiếu Lâm Cẩu quyền mang phong cách đặc điểm rõ nét nhất.
Võ thuật Cẩu quyền có đặc điểm là hình ảnh không cố định, vừa đánh vừa lăn lộn, như mê hoặc đối thủ.
Bắt chước theo những hình ảnh quen thuộc của loài chó, Cẩu quyền có những đòn thế tấn công chủ yếu ở tầm thấp và sử dụng nhiều tư thế khá đặc biệt tấn công phần nửa thân dưới đối thủ. Cũng bởi vậy, Cẩu quyền còn có tên là Địa pháp, Địa thuật (sát mặt đất).
Cẩu quyền luyện công gồm: thân, cơ, yêu, mã, uy, thế, khí, lực. Lục tự quyết gồm: kì, xảo, biến, khinh, tốc, ngạnh
Kỹ pháp Cẩu quyền gồm: cổn, phiên, phốc, điệt, thoán, câu, suất, bôn, khiêu, toản; thường dụng đảo địa cùng bán địa để cầm nã, điểm huyệt vị, phát huy chế địch uy lực chính ở dưới đất.
Cẩu quyền quyền thế cương mãnh, thoái pháp đa dạng, có danh xưng rất hoa mỹ là “Thiếu Lâm Địa Thượng Phi”
Cẩu quyền công pháp có: bát bàng chùy, đả sa đại, đề sa úng, nhưng thạch tỏa, đả lý ngư.
Sáo lộ có: tam chiến quyền, thất tinh quyền, song trì biên bức, tam thập lục thủ, liên bộ quyền, tứ môn tiến, thập bát liên châu, mai hoa tú, tam chiến hạ bàn, thất tinh hạ bàn, song biên bức hạ bàn.
Thối pháp gồm: đặng, thích, tiễn, câu, tảo, đạn, bán, triền, khổn, giảo.
Video: Các đòn thế đặc trưng trong cẩu quyền
Bình luận