(VTC News) – Hàng loạt công trình giao thông vừa đưa vào sử dụng đã nứt, lún…, lỗi do ai?
Không ít người cho rằng cán bộ giám sát đã thiếu tinh thần trách nhiệm và yếu kém về năng lực nên mới xảy ra tình trạng trên.
Bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường nói: “Liên quan đến tư vấn giám sát thì đây là vấn đề chúng tôi đánh giá rất nghiêm trọng trong thời gian vừa rồi.
Một số tư vấn có năng lực hạn chế, chúng tôi cương quyết yêu cầu thay thế. Thậm chí có những tư vấn giám sát chúng tôi đã tước hẳn giấy phép hành nghề và yêu cầu học tập lại, kiểm soát lại thì mới được cấp phép tiếp. Trên thực tế vừa rồi, Bộ cũng đã phân lại các tổ tư vấn giám sát trong nước”.
Ông Trường nói thêm, về nguyên tắc thì tư vấn giám sát cũng thực hiện việc đấu thầu cho tư vấn giám sát. Tuy nhiên hiện nay, một số nhà thầu tư vấn giám sát nước ngoài, khi trúng thầu, thì thuê lại các tư vấn giám sát của Việt Nam. Trong quá trình thuê lại, chủ đầu tư cũng đã có rà soát giúp cho các tư vấn giám sát nước ngoài.
“Đối với tư vấn giám sát nước ngoài, chúng tôi cũng đã yêu cầu trình danh sách tư vấn thuê Việt Nam thông qua tổ chức đánh giá của Việt Nam. Nhờ thế cũng loại trừ được rất nhiều tư vấn giám sát yếu kém và chất lượng công trình đã được nâng lên”, Thứ trưởng Trường nhấn mạnh.
Được biết, hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang phân loại các nhà thầu, phân loại các tư vấn giám sát, kể cả tư vấn thiết kế, để xem xét, đánh giá. Nhà thầu đáp ứng được yêu cầu công trình thì mới được tham gia vào đấu thầu.
Trong khi đó, thừa nhận thực tế này, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình (Bộ Giao thông Vận tải) nói: “Đúng là qua kiểm tra chúng tôi thấy có những tồn tại cần phải khắc phục như trên”.
Lý giải nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó, ông Tuấn Anh phân tích, trên tuyến đường Láng - Hòa Lạc, một số vị trí bị úng ngập là do các công trình xây dựng xung quanh ngăn cản hệ thống thoát nước của tuyến đường.
Tuyến đường Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng có hiện tượng lún. Nguyên nhân là do tuyến đường đi qua khu vực có địa chất yếu. Bên cạnh đó, do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng nên việc xử lý nền yếu đôi khi chưa thực hiện được theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
“Chính vì vậy, để đưa công trình vào khai thác mang lại những hiệu quả xã hội thì Bộ Giao thông Vận tải đã phải đưa ra giải pháp “sử dụng những mặt đường quá độ”. Tức là chưa trải thảm bê tông nhựa ở những đoạn đường đó, chỉ sử dụng kết cấu mặt đường láng nhựa để đưa công trình vào khai thác.
Sau khi khai thác một thời gian, công trình hết thời gian lún sẽ thi công kết cấu mặt đường theo đúng thực tế là bê tông nhựa. Đây là giải pháp xử lý để phù hợp với tình hình thực tế của công trình”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Lún do xe vượt tải
Trong khoảng 2 năm gần đây, tình trạng hằn lún vết bánh xe xảy ra rất nhiều trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường cấp thấp hơn. Hiện tượng này xuất hiện cả ở những dự án mới xây dựng, cả những dự án đưa vào khai thác thậm chí từ 10 năm nay hoặc lâu hơn nữa.
Đáng nói, hiện tượng hằn lún vệt bánh xe không những hằn lún trên phần đường mà còn hằn lún cả trên mặt cầu, nơi có kết cấu bê tông rất cứng ở dưới, trên chỉ thảm bê tông nhựa để chống nước thấm xuống mặt cầu.
Ai cũng biết, hiện tượng hằn lún vệt bánh xe ảnh hưởng đến an toàn giao thông, có thể gây tai nạn.
Về vấn đề này, ông Tuấn Anh cho hay: “Ngay khi xuất hiện hiện tượng hằn lún vệt bánh xe, Bộ đã tổ chức họp tất cả các đơn vị liên quan, kể cả các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ ở các trường đại học, các đơn vị tư vấn giám sát, các chủ đầu tư, các cơ quan quản lý để đưa ra các giải pháp khắc phục.
Một loạt giải pháp quản lý Nhà nước đã được đưa ra. Bộ đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để cho các chủ thể liên quan thực hiện.
Riêng vấn đề hằn lún vệt bánh xe là vấn đề lớn nằm trong vấn đề chất lượng công trình giao thông. Vấn đề này cũng bị ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, từ quá trình thiết kế đến quá trình thi công, và thậm chí có những nhân tố tác động rất lớn trong quá trình khai thác như tải trọng xe”.
Khi được hỏi về nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này, Thứ trưởng Trường cho rằng, trong những năm vừa qua, xe vượt tải rất lớn, có xe vượt gấp 2 lần so với tải trọng thiết kế. Đây là nguyên nhân cơ bản trực tiếp nhất dẫn đến phá hoại mặt đường và hiện tượng lún vệt bánh xe.
Nguyên nhân thứ 2 là chúng ta chưa sản xuất được nhựa đường, đang phải nhập khẩu 100% từ nhiều nguồn khác nhau nên chưa kiểm soát được việc này một cách toàn diện.
“Vừa qua, chúng tôi đã làm việc với Bộ Công thương để xác định chính xác nguồn gốc nhập khẩu nhựa đường để từ đó thiết kế phù hợp với từng loại nhựa đường.
Thậm chí, chúng tôi cũng đã nhờ Bộ Công an giúp tìm ra loại nhựa đường nhập khẩu là một loại nhưng trên thực tế lại là loại khác, để xử lý trách nhiệm về chất lượng nhựa đường.
Thêm vào đó, chất lượng mỏ đất đá có phần kém đi. Hiện nay chúng tôi đang yêu cầu: Đối với các tuyến đường, đối với bất kỳ cây số nào trước khi trải thảm đều phải thí nghiệm để đảm bảo chất lượng khi cho ra thảm”.
Đề cập tới việc “ăn bớt” nguyên vật liệu xây dựng, ông Trường cho biết, hiện Bộ đang tiến hành kiểm tra lại toàn bộ bằng cách khoan một mẫu lên, đưa phòng thí nghiệm phân tích cốt liệu có đảm bảo yêu cầu tỷ lệ kỹ thuật thực tế hay không. Trên cơ sở đó, có thể phát hiện thiếu hụt.
Gần đây, dư luận dậy sóng khi hàng loạt công trình giao thông như Láng - Hòa Lạc, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc TPHCM - Trung Lương hoặc mặt cầu Thăng Long vừa sửa chữa, sau khi đưa vào khai thác đã xuất hiện hiện tượng lún, bị xuống cấp, phá vỡ kết cấu mặt đường…
Không ít người cho rằng cán bộ giám sát đã thiếu tinh thần trách nhiệm và yếu kém về năng lực nên mới xảy ra tình trạng trên.
Bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường nói: “Liên quan đến tư vấn giám sát thì đây là vấn đề chúng tôi đánh giá rất nghiêm trọng trong thời gian vừa rồi.
Một số tư vấn có năng lực hạn chế, chúng tôi cương quyết yêu cầu thay thế. Thậm chí có những tư vấn giám sát chúng tôi đã tước hẳn giấy phép hành nghề và yêu cầu học tập lại, kiểm soát lại thì mới được cấp phép tiếp. Trên thực tế vừa rồi, Bộ cũng đã phân lại các tổ tư vấn giám sát trong nước”.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
“Đối với tư vấn giám sát nước ngoài, chúng tôi cũng đã yêu cầu trình danh sách tư vấn thuê Việt Nam thông qua tổ chức đánh giá của Việt Nam. Nhờ thế cũng loại trừ được rất nhiều tư vấn giám sát yếu kém và chất lượng công trình đã được nâng lên”, Thứ trưởng Trường nhấn mạnh.
Được biết, hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang phân loại các nhà thầu, phân loại các tư vấn giám sát, kể cả tư vấn thiết kế, để xem xét, đánh giá. Nhà thầu đáp ứng được yêu cầu công trình thì mới được tham gia vào đấu thầu.
Trong khi đó, thừa nhận thực tế này, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình (Bộ Giao thông Vận tải) nói: “Đúng là qua kiểm tra chúng tôi thấy có những tồn tại cần phải khắc phục như trên”.
Lý giải nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó, ông Tuấn Anh phân tích, trên tuyến đường Láng - Hòa Lạc, một số vị trí bị úng ngập là do các công trình xây dựng xung quanh ngăn cản hệ thống thoát nước của tuyến đường.
|
“Chính vì vậy, để đưa công trình vào khai thác mang lại những hiệu quả xã hội thì Bộ Giao thông Vận tải đã phải đưa ra giải pháp “sử dụng những mặt đường quá độ”. Tức là chưa trải thảm bê tông nhựa ở những đoạn đường đó, chỉ sử dụng kết cấu mặt đường láng nhựa để đưa công trình vào khai thác.
Sau khi khai thác một thời gian, công trình hết thời gian lún sẽ thi công kết cấu mặt đường theo đúng thực tế là bê tông nhựa. Đây là giải pháp xử lý để phù hợp với tình hình thực tế của công trình”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Lún do xe vượt tải
Trong khoảng 2 năm gần đây, tình trạng hằn lún vết bánh xe xảy ra rất nhiều trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường cấp thấp hơn. Hiện tượng này xuất hiện cả ở những dự án mới xây dựng, cả những dự án đưa vào khai thác thậm chí từ 10 năm nay hoặc lâu hơn nữa.
Đáng nói, hiện tượng hằn lún vệt bánh xe không những hằn lún trên phần đường mà còn hằn lún cả trên mặt cầu, nơi có kết cấu bê tông rất cứng ở dưới, trên chỉ thảm bê tông nhựa để chống nước thấm xuống mặt cầu.
Ai cũng biết, hiện tượng hằn lún vệt bánh xe ảnh hưởng đến an toàn giao thông, có thể gây tai nạn.
Hiện tượng hằn lún vệt bánh xe không những hằn lún trên phần đường mà còn hằn lún cả trên mặt cầu (Ảnh minh họa: internet) |
Một loạt giải pháp quản lý Nhà nước đã được đưa ra. Bộ đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để cho các chủ thể liên quan thực hiện.
|
Khi được hỏi về nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này, Thứ trưởng Trường cho rằng, trong những năm vừa qua, xe vượt tải rất lớn, có xe vượt gấp 2 lần so với tải trọng thiết kế. Đây là nguyên nhân cơ bản trực tiếp nhất dẫn đến phá hoại mặt đường và hiện tượng lún vệt bánh xe.
Nguyên nhân thứ 2 là chúng ta chưa sản xuất được nhựa đường, đang phải nhập khẩu 100% từ nhiều nguồn khác nhau nên chưa kiểm soát được việc này một cách toàn diện.
“Vừa qua, chúng tôi đã làm việc với Bộ Công thương để xác định chính xác nguồn gốc nhập khẩu nhựa đường để từ đó thiết kế phù hợp với từng loại nhựa đường.
Thậm chí, chúng tôi cũng đã nhờ Bộ Công an giúp tìm ra loại nhựa đường nhập khẩu là một loại nhưng trên thực tế lại là loại khác, để xử lý trách nhiệm về chất lượng nhựa đường.
Thêm vào đó, chất lượng mỏ đất đá có phần kém đi. Hiện nay chúng tôi đang yêu cầu: Đối với các tuyến đường, đối với bất kỳ cây số nào trước khi trải thảm đều phải thí nghiệm để đảm bảo chất lượng khi cho ra thảm”.
Đề cập tới việc “ăn bớt” nguyên vật liệu xây dựng, ông Trường cho biết, hiện Bộ đang tiến hành kiểm tra lại toàn bộ bằng cách khoan một mẫu lên, đưa phòng thí nghiệm phân tích cốt liệu có đảm bảo yêu cầu tỷ lệ kỹ thuật thực tế hay không. Trên cơ sở đó, có thể phát hiện thiếu hụt.
Minh Quân
Bình luận