(VTC News) - Cặp vợ chồng nghèo phải nấu cơm thừa ra, để sẵn mấy bát cơm nguội to tướng cho cậu con trai khổng lồ của mình.
Cách đây gần 3 năm, trong một dịp đi công tác ở mảnh đất Mường Chiềng (Đà Bắc, Hòa Bình), tôi có gặp một cậu bé khổng lồ, lớn nhanh như Thánh Gióng, tên là Xa Hồng Anh, con của cặp vợ chồng nghèo Xa Văn Siềng và Xa Thị Tin ở bản Nà Mạn. Lúc đó, mới chỉ 1 tuổi cậu đã nặng hơn 20kg.
Nếu như ở thành phố, với những gia đình giàu có, đầy đủ cơ sở vật chất, việc có được một đứa con lớn tướng, phát triển nhanh, cũng là chuyện bình thường. Đằng này, tại một khu vực hẻo lánh, nằm sâu trong hốc núi, người dân còn bữa đói bữa no, lại xuất hiện 1 đứa bé lớn nhanh như thổi, thì đó là một câu chuyện lạ lùng. Hiện tại, người ta không gọi cậu với cái tên khai sinh của mình, mà gọi với cái tên: Bé Sumô.
Cho đến đợt vừa rồi khi tôi có dịp thăm lại cậu, thì cậu đã đạt cân nặng 38kg, gấp 3 lần người anh trai của mình là Xa Tiến Thể, và Bé Sumô vẫn tằng tằng tăng cân không có dấu hiệu chững lại, kèm theo đó là hàng loạt nỗi khổ bi hài của bố mẹ cậu trong việc nuôi dạy và đáp ứng “nhu cầu” của con trai mình.
4 tuổi nặng cân hơn mẹ
Chị Xa Thị Tin (mẹ cháu bé) quê ở xã Giáp Đắt, cách Mường Chiềng hơn 10km, ngót nghét 30 tuổi. Chị có khổ người nhỏ bé, cao độ 1,4m, nặng 37kg. Năm 2007, chị về làm dâu ở bản Nà Mạn. Anh chồng cũng là người còi cọc, chỉ cao hơn vợ vài phân.
Cưới nhau đầu năm, cuối năm anh chị sinh đứa con đầu lòng đặt tên là Xa Tiến Thể. Năm nay, bé Thể đang chuẩn bị đi học lớp 1. Tuy nhiên, giống bố mẹ, bé Thể mới chỉ cân nặng được 13kg. Thể còi cọc, nhưng ở bản nghèo này, thiếu cân như Thể là bình thường.
Năm 2010, anh chị sinh tiếp người con trai thứ 2, đặt tên là Xa Hồng Anh. Anh Siềng kể, lúc mới sinh, cậu bé chỉ nặng có 2,8kg. Nếu tính theo mức bình thường thì hơi thiếu cân một chút. Nhà anh chị nghèo xơ xác, chỉ biết làm ruộng theo mùa vụ, rảnh thì làm thêm bất cứ mọi việc, miễn là có tiền. Cho nên cậu bé Xa Hồng Anh chưa từng được biết đến hộp sữa tươi là gì.
Vì điều kiện khó khăn, không có tiền mua sữa, chị lại thiếu sữa, sau 3 tháng đầu tiên anh chị đã cai sữa và tập cho con mình ăn dặm. Nhà nghèo, nên bé Hồng Anh cũng chỉ được uống nước gạo hoặc cháo trắng. Lâu lâu, thỉnh thoảng anh Siềng mới bẫy được con thú hoặc đánh bắt ít cá suối về cải thiện bữa ăn cho cả gia đình.
Tuy nhiên, không vì thế mà Hồng Anh lại còi cọc giống như anh trai của mình, ngược lại, bé lớn nhanh như thổi. Chị Tin cho biết: “Tháng đầu cháu tăng 1,5kg, tháng thứ 2 tăng thêm 2kg nữa. Từ lúc bắt đầu tập ăn dặm thì cứ tăng cân vù vù. Hồi cháu được nửa năm thì em cõng đi cân, đúng 15kg. Tròn 1 tuổi thì lên đến 20kg, ai cũng kinh ngạc”.
Điểm lại, họ hàng nhà chị Tin, nhà anh Siềng từ đời tổ tông đến giờ cũng không hề có một ai cao lớn, béo phì. Người dân Mường Chiềng sống phụ thuộc nhiều vào rừng núi, nương rẫy, đủ ăn là đã may mắn, chưa nói đến chuyện thừa chất mà to béo, mập mạp để di truyền gen to lớn lại cho đời sau.
Đến tháng thứ 6 thì Hồng Anh đã bắt đầu biết ăn cơm bình thường như những đứa trẻ lớn tuổi khác trong bản. Tháng thứ 7, Hồng Anh đã xuất hiện lún phún vài cái răng, và đã có thể xơi 2 bát cơm chan nước mắm mỗi bữa.
Tăng cân với tốc độ phi mã
Bước sang tuổi thứ 2, tốc độ tăng cân của Hồng Anh đã giảm bớt đôi chút so với năm đầu tiên, nhưng so với sự phát triển bình thường của những đứa trẻ khác, thì đó vẫn là một tốc độ phi mã. Hiện tại, Hồng Anh đã nặng tới 38kg, hơn cả cân nặng của mẹ. Trong khi đó, anh trai của bé là Xa Tiến Thể mới được13kg.
Những lúc 2 anh em chơi với nhau hay tranh giành nhau một cái gì đó, Xa Tiến Thể lại sợ và không bao giờ dám bắt nạt cậu em khổng lồ của mình. Thỉnh thoảng vui đùa, Hồng Anh lại nhấc bổng anh trai của mình.
Một điều lạ được vợ chồng anh Siềng, chị Tin, cũng như những người hàng xóm lân cận xác nhận là từ ngày sinh cho đến giờ, cu cậu cứ lớn lên như cây cỏ, chẳng ốm đau bao giờ. Chị Tín chưa từng tốn một viên thuốc nào cho cháu.
Nhà nghèo, bữa ăn chỉ có cơm trắng với rau, lâu lâu mới có thịt cá, bố mẹ ăn gì thì con ăn nấy, bánh kẹo hay sữa, bột cho con là điều xa xỉ đối với cả gia đình. Nhiều lúc trong nhà hết cơm, chị phải bứt hoa quả cho con ăn. Vườn nhà có trồng mấy cây ổi và chanh, là món khoái khẩu của cu cậu. “Thánh Gióng” xơi một lúc cả mấy kg ổi, ăn cả chục quả chanh mà bụng dạ không gặp vấn đề gì.
Ngoài việc ăn nhiều và lớn nhanh như thổi, bé Sumô phát triển bình thường, chạy nhảy hiếu động như những đứa trẻ khác. Năm nay mới học mẫu giáo, điểm trường cách nhà mấy trăm mét, leo dốc, nhưng Hồng Anh đã tự đi học một mình, không cần ai đưa đón.
Phiên chợ trên trung tâm xã, người dân ở Mường Chiềng đã quen với hình ảnh 1 người phụ nữ nhỏ thó, vác theo cả bao tải ngô to đùng ra chợ bán, theo sau là một đứa bé khổng lồ lon ton chạy theo sau. Lâu lâu, bé dừng lại thở hồng hộc, mọi người hỏi thăm và trêu đùa với cậu. Hồng Anh rất dễ gần, ai cũng có thể nói chuyện và trêu đùa.
Dở khóc dở cười chuyện nuôi con
Trò chuyện với PV VTC News, anh Siềng rất tự hào khi nhắc đến cậu con trai kỳ lạ của mình. Tuy nhiên, cặp vợ chồng nghèo này cũng không tránh khỏi nỗi vất vả, cực nhọc, để có thế đáp ứng được “nhu cầu” của bé.
Việc đầu tiên là ăn. Hồng Anh đòi ăn bất cứ lúc nào cậu thấy đói. Anh Siềng kể, nếu như lúc trước còn ăn theo bữa, thì nay con trai mình cứ 1, 2 tiếng lại kêu đói, rồi lục lọi cơm nguội, bốc ăn ngấu nghiến. Anh chị phải nấu cơm thừa, để sẵn một bát cơm nguội to tướng cho cậu con trai khổng lồ của mình.
Có đợt, sợ con ăn nhiều quá, lại muốn con giảm cân, chị Tin không nấu thừa cơm nữa, bắt con nhịn, Hồng Anh lẵng nhẵng đi xin ăn khắp xóm. Đôi lúc không xin được đồ ăn, bé nhặt những gì trông thấy trên đường cho vào mồm. Sợ bé ăn bẩn, lại la khóc hay mắc bệnh, chị buộc phải nấu cơm để sẵn trong nhà. Trong vườn, trong bản có hoa quả chín, anh chị phải xin về đáp ứng nhu cầu ăn uống của Hồng Anh.
Việc trông giữ đứa con khổng lồ này cũng là một cực hình đối với cả 2 vợ chồng. Trước đó, khi con trai được 1 tuổi, mới chỉ nặng 20kg, mỗi khi lên nương rẫy hoặc đi đâu có việc, anh chị đều địu con theo. Anh Siềng còn khỏe, nhưng Xa Thị Tin lưng đã vẹo hẳn xuống. Đến khi Hồng Anh đạt cân nặng 30kg, thì đối với đôi vợ chồng còi cọc, gầy yếu này, đó là việc không thể thực hiện.
Thấy con trai thứ 2 của mình cứ ngày một lớn nhanh như thổi, không giống những đứa trẻ bình thường khác, đôi lúc anh Siềng chị Tin cũng lo lắng, nhất là sợ Hồng Anh sẽ mắc phải căn bệnh béo phì, kéo theo một số biến chứng khác. Làng bản, trạm y tế xã cũng vận động anh chị đưa con đi khám. Nhà nghèo, bấm bụng tích trữ mãi, cuối năm 2011, anh Siềng mới đủ tiền đưa bé Hồng Anh xuống Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Các bác sĩ lúc nhìn thấy đều vô cùng sửng sốt trước cậu bé khổng lồ này. Tuy nhiên, thăm khám, xét nghiệm đủ các kiểu, bác sĩ vẫn không thể phát hiện được bệnh gì.
Xa Văn Siềng cho biết, các bác sĩ cũng khuyên anh đưa con trai về Bệnh viện Nhi ở Hà Nội, ở đó có đầy đủ trang thiết bị vật chất hiện đại, có thể chẩn đoán chính xác cháu có mắc bệnh hay không. Đến đầu năm 2013, sau vụ mùa, cặp vợ chồng còi cọc đã chuẩn bị được một ít chi phí đi lại. 4h sáng, 2 vợ chồng đã dậy sớm bắt xe khách xuống Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tuy nhiên ở đó đông người quá, 2 vợ chồng chờ mãi đến chiều vẫn chưa làm được thủ tục khám bệnh cho Xa Hồng Anh. Nghĩ đến cảnh buổi tối phải thuê phòng nghỉ ở lại, kéo theo bao nhiêu chi phí khác, sợ tốn tiền, anh Siềng chị Tín lại thất thểu đưa con về.
“Chúng tôi nghèo quá, vụ mùa sắp tới, vợ chồng tôi hy vọng sẽ lại đủ tiền đưa cháu về Hà Nội một lần nữa, chứ thực sự tôi cũng lo lắng không biết Hồng Anh có việc gì không mà cứ lớn nhanh đến mức bất thường như vậy, nhà báo ạ”, Xa Văn Siềng than thở.
Hải Minh
Cách đây gần 3 năm, trong một dịp đi công tác ở mảnh đất Mường Chiềng (Đà Bắc, Hòa Bình), tôi có gặp một cậu bé khổng lồ, lớn nhanh như Thánh Gióng, tên là Xa Hồng Anh, con của cặp vợ chồng nghèo Xa Văn Siềng và Xa Thị Tin ở bản Nà Mạn. Lúc đó, mới chỉ 1 tuổi cậu đã nặng hơn 20kg.
Vợ chồng Xa Văn Siềng, Xa Thị Tin bên đứa con trai khổng lồ |
Nếu như ở thành phố, với những gia đình giàu có, đầy đủ cơ sở vật chất, việc có được một đứa con lớn tướng, phát triển nhanh, cũng là chuyện bình thường. Đằng này, tại một khu vực hẻo lánh, nằm sâu trong hốc núi, người dân còn bữa đói bữa no, lại xuất hiện 1 đứa bé lớn nhanh như thổi, thì đó là một câu chuyện lạ lùng. Hiện tại, người ta không gọi cậu với cái tên khai sinh của mình, mà gọi với cái tên: Bé Sumô.
Cho đến đợt vừa rồi khi tôi có dịp thăm lại cậu, thì cậu đã đạt cân nặng 38kg, gấp 3 lần người anh trai của mình là Xa Tiến Thể, và Bé Sumô vẫn tằng tằng tăng cân không có dấu hiệu chững lại, kèm theo đó là hàng loạt nỗi khổ bi hài của bố mẹ cậu trong việc nuôi dạy và đáp ứng “nhu cầu” của con trai mình.
4 tuổi nặng cân hơn mẹ
Chị Xa Thị Tin (mẹ cháu bé) quê ở xã Giáp Đắt, cách Mường Chiềng hơn 10km, ngót nghét 30 tuổi. Chị có khổ người nhỏ bé, cao độ 1,4m, nặng 37kg. Năm 2007, chị về làm dâu ở bản Nà Mạn. Anh chồng cũng là người còi cọc, chỉ cao hơn vợ vài phân.
Cưới nhau đầu năm, cuối năm anh chị sinh đứa con đầu lòng đặt tên là Xa Tiến Thể. Năm nay, bé Thể đang chuẩn bị đi học lớp 1. Tuy nhiên, giống bố mẹ, bé Thể mới chỉ cân nặng được 13kg. Thể còi cọc, nhưng ở bản nghèo này, thiếu cân như Thể là bình thường.
Năm 2010, anh chị sinh tiếp người con trai thứ 2, đặt tên là Xa Hồng Anh. Anh Siềng kể, lúc mới sinh, cậu bé chỉ nặng có 2,8kg. Nếu tính theo mức bình thường thì hơi thiếu cân một chút. Nhà anh chị nghèo xơ xác, chỉ biết làm ruộng theo mùa vụ, rảnh thì làm thêm bất cứ mọi việc, miễn là có tiền. Cho nên cậu bé Xa Hồng Anh chưa từng được biết đến hộp sữa tươi là gì.
Vì điều kiện khó khăn, không có tiền mua sữa, chị lại thiếu sữa, sau 3 tháng đầu tiên anh chị đã cai sữa và tập cho con mình ăn dặm. Nhà nghèo, nên bé Hồng Anh cũng chỉ được uống nước gạo hoặc cháo trắng. Lâu lâu, thỉnh thoảng anh Siềng mới bẫy được con thú hoặc đánh bắt ít cá suối về cải thiện bữa ăn cho cả gia đình.
"Thánh gióng Mường Chiềng" năm nay đã 4 tuổi và tiếp tục tăng cân không ngừng |
Tuy nhiên, không vì thế mà Hồng Anh lại còi cọc giống như anh trai của mình, ngược lại, bé lớn nhanh như thổi. Chị Tin cho biết: “Tháng đầu cháu tăng 1,5kg, tháng thứ 2 tăng thêm 2kg nữa. Từ lúc bắt đầu tập ăn dặm thì cứ tăng cân vù vù. Hồi cháu được nửa năm thì em cõng đi cân, đúng 15kg. Tròn 1 tuổi thì lên đến 20kg, ai cũng kinh ngạc”.
Điểm lại, họ hàng nhà chị Tin, nhà anh Siềng từ đời tổ tông đến giờ cũng không hề có một ai cao lớn, béo phì. Người dân Mường Chiềng sống phụ thuộc nhiều vào rừng núi, nương rẫy, đủ ăn là đã may mắn, chưa nói đến chuyện thừa chất mà to béo, mập mạp để di truyền gen to lớn lại cho đời sau.
Người mẹ còi cọc và đứa con khổng lồ |
Đến tháng thứ 6 thì Hồng Anh đã bắt đầu biết ăn cơm bình thường như những đứa trẻ lớn tuổi khác trong bản. Tháng thứ 7, Hồng Anh đã xuất hiện lún phún vài cái răng, và đã có thể xơi 2 bát cơm chan nước mắm mỗi bữa.
Tăng cân với tốc độ phi mã
Bước sang tuổi thứ 2, tốc độ tăng cân của Hồng Anh đã giảm bớt đôi chút so với năm đầu tiên, nhưng so với sự phát triển bình thường của những đứa trẻ khác, thì đó vẫn là một tốc độ phi mã. Hiện tại, Hồng Anh đã nặng tới 38kg, hơn cả cân nặng của mẹ. Trong khi đó, anh trai của bé là Xa Tiến Thể mới được13kg.
Bé Sumô bên cạnh Xa Hồng Đăng, cháu bé hàng xóm năm nay 7 tuổi |
Những lúc 2 anh em chơi với nhau hay tranh giành nhau một cái gì đó, Xa Tiến Thể lại sợ và không bao giờ dám bắt nạt cậu em khổng lồ của mình. Thỉnh thoảng vui đùa, Hồng Anh lại nhấc bổng anh trai của mình.
Một điều lạ được vợ chồng anh Siềng, chị Tin, cũng như những người hàng xóm lân cận xác nhận là từ ngày sinh cho đến giờ, cu cậu cứ lớn lên như cây cỏ, chẳng ốm đau bao giờ. Chị Tín chưa từng tốn một viên thuốc nào cho cháu.
Nhà nghèo, bữa ăn chỉ có cơm trắng với rau, lâu lâu mới có thịt cá, bố mẹ ăn gì thì con ăn nấy, bánh kẹo hay sữa, bột cho con là điều xa xỉ đối với cả gia đình. Nhiều lúc trong nhà hết cơm, chị phải bứt hoa quả cho con ăn. Vườn nhà có trồng mấy cây ổi và chanh, là món khoái khẩu của cu cậu. “Thánh Gióng” xơi một lúc cả mấy kg ổi, ăn cả chục quả chanh mà bụng dạ không gặp vấn đề gì.
Bên cạnh việc lớn tướng, thì bé Sumô cũng phát triển bình thường, hiếu động như bao đứa trẻ khác |
Ngoài việc ăn nhiều và lớn nhanh như thổi, bé Sumô phát triển bình thường, chạy nhảy hiếu động như những đứa trẻ khác. Năm nay mới học mẫu giáo, điểm trường cách nhà mấy trăm mét, leo dốc, nhưng Hồng Anh đã tự đi học một mình, không cần ai đưa đón.
Phiên chợ trên trung tâm xã, người dân ở Mường Chiềng đã quen với hình ảnh 1 người phụ nữ nhỏ thó, vác theo cả bao tải ngô to đùng ra chợ bán, theo sau là một đứa bé khổng lồ lon ton chạy theo sau. Lâu lâu, bé dừng lại thở hồng hộc, mọi người hỏi thăm và trêu đùa với cậu. Hồng Anh rất dễ gần, ai cũng có thể nói chuyện và trêu đùa.
Dở khóc dở cười chuyện nuôi con
Trò chuyện với PV VTC News, anh Siềng rất tự hào khi nhắc đến cậu con trai kỳ lạ của mình. Tuy nhiên, cặp vợ chồng nghèo này cũng không tránh khỏi nỗi vất vả, cực nhọc, để có thế đáp ứng được “nhu cầu” của bé.
Việc đầu tiên là ăn. Hồng Anh đòi ăn bất cứ lúc nào cậu thấy đói. Anh Siềng kể, nếu như lúc trước còn ăn theo bữa, thì nay con trai mình cứ 1, 2 tiếng lại kêu đói, rồi lục lọi cơm nguội, bốc ăn ngấu nghiến. Anh chị phải nấu cơm thừa, để sẵn một bát cơm nguội to tướng cho cậu con trai khổng lồ của mình.
Xa Hồng Anh có thể ăn cơm trắng bất cứ lúc nào thấy đói |
Có đợt, sợ con ăn nhiều quá, lại muốn con giảm cân, chị Tin không nấu thừa cơm nữa, bắt con nhịn, Hồng Anh lẵng nhẵng đi xin ăn khắp xóm. Đôi lúc không xin được đồ ăn, bé nhặt những gì trông thấy trên đường cho vào mồm. Sợ bé ăn bẩn, lại la khóc hay mắc bệnh, chị buộc phải nấu cơm để sẵn trong nhà. Trong vườn, trong bản có hoa quả chín, anh chị phải xin về đáp ứng nhu cầu ăn uống của Hồng Anh.
Việc trông giữ đứa con khổng lồ này cũng là một cực hình đối với cả 2 vợ chồng. Trước đó, khi con trai được 1 tuổi, mới chỉ nặng 20kg, mỗi khi lên nương rẫy hoặc đi đâu có việc, anh chị đều địu con theo. Anh Siềng còn khỏe, nhưng Xa Thị Tin lưng đã vẹo hẳn xuống. Đến khi Hồng Anh đạt cân nặng 30kg, thì đối với đôi vợ chồng còi cọc, gầy yếu này, đó là việc không thể thực hiện.
Chơi đùa với anh trai Xa Tiến Thể |
Những khi đùa nghịch, ông anh trai luôn là người thua thiệt |
Thấy con trai thứ 2 của mình cứ ngày một lớn nhanh như thổi, không giống những đứa trẻ bình thường khác, đôi lúc anh Siềng chị Tin cũng lo lắng, nhất là sợ Hồng Anh sẽ mắc phải căn bệnh béo phì, kéo theo một số biến chứng khác. Làng bản, trạm y tế xã cũng vận động anh chị đưa con đi khám. Nhà nghèo, bấm bụng tích trữ mãi, cuối năm 2011, anh Siềng mới đủ tiền đưa bé Hồng Anh xuống Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Các bác sĩ lúc nhìn thấy đều vô cùng sửng sốt trước cậu bé khổng lồ này. Tuy nhiên, thăm khám, xét nghiệm đủ các kiểu, bác sĩ vẫn không thể phát hiện được bệnh gì.
Xa Văn Siềng cho biết, các bác sĩ cũng khuyên anh đưa con trai về Bệnh viện Nhi ở Hà Nội, ở đó có đầy đủ trang thiết bị vật chất hiện đại, có thể chẩn đoán chính xác cháu có mắc bệnh hay không. Đến đầu năm 2013, sau vụ mùa, cặp vợ chồng còi cọc đã chuẩn bị được một ít chi phí đi lại. 4h sáng, 2 vợ chồng đã dậy sớm bắt xe khách xuống Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tuy nhiên ở đó đông người quá, 2 vợ chồng chờ mãi đến chiều vẫn chưa làm được thủ tục khám bệnh cho Xa Hồng Anh. Nghĩ đến cảnh buổi tối phải thuê phòng nghỉ ở lại, kéo theo bao nhiêu chi phí khác, sợ tốn tiền, anh Siềng chị Tín lại thất thểu đưa con về.
“Chúng tôi nghèo quá, vụ mùa sắp tới, vợ chồng tôi hy vọng sẽ lại đủ tiền đưa cháu về Hà Nội một lần nữa, chứ thực sự tôi cũng lo lắng không biết Hồng Anh có việc gì không mà cứ lớn nhanh đến mức bất thường như vậy, nhà báo ạ”, Xa Văn Siềng than thở.
Hải Minh
Bình luận