(VTC News) - Chúng như những con rô-bốt giết người lạnh lùng. Chúng xuống tay mà không một lời dọa dẫm, không một lời giải thích.
Một anh chàng H’Mông nói bập bõm tiếng Kinh dẫn tôi sang ngôi nhà thấp lè tè ở sườn núi bên kia và giới thiệu là anh của Giàng Pà Giáo. Tôi hỏi về cháu bé, con Giàng Pà Giáo, mà biên phòng Trung Quốc trao trả 5 năm trước, hiện ở đâu, người anh Pà Giáo bảo: “Chưa tìm thấy đâu. Đứa bé ấy không phải con thằng Giáo đâu mà”.
Tôi giật mình ngã ngửa. Hôm công an và biên phòng Hà Giang nhận cháu bé từ Trung Quốc, rõ ràng là cháu Giàng Mí Pó. Trong hồ sơ của cảnh sát điều tra, cũng khẳng định rằng, cháu Giàng Mí Pó là con anh Giàng Pà Giáo và chị Cháng Thị Chúa.
Bọn lục lâm thảo khấu ở bên kia biên ải, cùng với những “dã thú” trong nước đã giết anh Giàng Pà Giáo và chị Cháng Thị Chúa, cướp đi cháu Giàng Mí Pó. Chúng còn cõng cháu Giàng Thị Máy đến nương ngô, mới phát hiện ra cháu là gái, nên chúng bỏ lại. Sự việc rõ rành rành như ban ngày, sao cháu Pó lại không phải con Pà Giáo?
Tôi vội vàng bỏ lại miền đá xám, lần ngay đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hà Giang.
Trưa hè chang chang nắng. Giàng Mí Pó ngồi trên ghế đá trước mặt tôi. Nhưng đó là Giàng Mí Pó của 5-6 năm trước, chứ giờ cậu bé này là Vương Trường Sinh. Câu chuyện thân phận của cậu bé trong thảm án lại thêm phần rối rắm, cay đắng. Cuộc đời em mới chỉ có mười mấy năm, mà sao đã nhiều bí ẩn, đã lắm đớn đau đến vậy?
Ngày vụ thảm án diễn ra, tôi đã có mặt ở bản Tráng Lộ. Ngôi nhà trình đất thấp lè tè ấy vốn là tổ ấm hạnh phúc của Giàng Pà Giáo (sinh năm 1981) và Cháng Thị Chúa (sinh năm 1978).
19 tuổi, chàng trai H’Mông chôn chân bên vách nhà “bà chị” Cháng Thị Chúa thổi kèn lá réo rắt. Chợ huyện xa xôi diệu vợi, Giáo cứ bám chân Chúa chẳng rời.
Chỉ chờ cái gật đầu của Chúa là Giáo thực hiện nghi lễ cướp vợ. Trong bụng vui lắm, hạnh phúc ngập tràn, nhưng Chúa vẫn phải giả vờ kêu người cứu thoát.
Tổ ấm hạnh phúc được xây trong kẽ đá. Rồi tiếng khóc, tiếng cười của 2 đứa trẻ khiến vạt núi đỡ heo hút, lạnh lẽo.
Thằng lớn đặt tên là Giàng Mí Pó, con bé gọi là Giàng Thị Máy. Hai đứa đều phổng phao. Nhưng ai biết được, hạnh phúc ấy đã bị nhấn chìm trong máu.
Lần giở hồ sơ của Công an tỉnh Hà Giang, chỉ thấy những câu chữ lạnh lùng, tàn khốc vang lên.
Hôm ấy, lúc 22 giờ đêm 10/12/2006, vợ chồng, con cái Giàng Pà Giáo đang say giấc nồng, thì bọn “dã thú” với dao nhọn trong tay, đẩy cửa xông vào.
Chúng như những con rô-bốt giết người lạnh lùng. Chúng xuống tay mà không một câu dọa dẫm, không một lời giải thích.
Phân tích hiện trường vụ án, cùng với kết luận của phòng khoa học hình sự, các điều tra viên đã mô tả lại diễn biến vụ án như sau:
Bọn “dã thú” xông vào nhà, nhắm thẳng anh Giàng Pà Giáo để đâm. Mặc dù trúng dao nhọn, nhưng anh Giáo vẫn kiên cường chống trả. Chính vì thế, anh tiếp tục nhận được nhiều vết đâm, chém nữa. Anh chỉ thực sự gục xuống khi trúng 4 nhát thấu ngực, thủng tim.
Trong lúc chồng kiên cường chống trả bọn ác thú, chị Cháng Thị Chúa đã thoát thân lối cửa hậu. Tuy nhiên, chị chỉ chạy đến vườn ngô sau nhà, thì bị bọn chúng đuổi kịp.
Bọn “dã thú” vung dao đâm liên tiếp nhiều nhát vào người đàn bà yếu đuối, vô hại. Chị Chúa nằm vắt mình trên tảng đá tai mèo, máu chảy đọng thành vũng trong kẽ đá lởm chởm.
Nhìn những vết đâm vào cổ, bụng, ngực người đàn bà, các cảnh sát điều tra, khám nghiệm, dù đã dạn dày, song cũng phải rùng mình kinh sợ bởi tính dã man, tàn khốc của vụ án. Những kẻ gây án thực sự là những kẻ không còn một chút tính người nào nữa.
Hạ sát xong vợ chồng Giàng Pà Giáo, bọn “dã thú” vơ 2 chiếc chăn, quấn 2 cháu bé là Giàng Mí Pó và Giàng Thị Máy, vác trên vai, theo con đường mòn chạy sang bên kia biên giới.
Đi được một đoạn, phát hiện cháu Máy là con gái, không bán được, nên chúng bỏ lại ở ruộng ngô. Chúng biến mất cùng cháu Pó ở bên kia biên giới.
Sớm hôm sau, đồng bào bản Tráng Lộ lên nương, gặp cháu Máy ngồi khóc. Hỏi gì cháu cũng lắc đầu không nói. Rồi cháu lả đi vì mệt và sợ.
Chị hàng xóm đưa cháu về, quyết hỏi vợ chồng Giáo cho ra nhẽ, vì sao lại bỏ con gái ngoài nương cả đêm, thì mới tá hỏa rụng rời, khi phát hiện ra cảnh tượng thương tâm.
Dưới nền nhà, Giàng Pà Giáo nằm chết xõng xoài, máu đọng thành vũng, quần áo rách tả tơi. Dân bản ầm ầm kéo đến, tỏa đi khắp nơi tìm kiếm chị Chúa. Nhưng thứ họ tìm được chỉ là một thi thể lạnh ngắt ngoài vườn ngô.
Ngay trong buổi sáng hôm đó, lực lượng công an, biên phòng đã xuống hiện trường, thu thập thông tin, truy lùng thủ phạm.
Đây là vụ án giết người cướp trẻ em thứ 2 xảy ra trên địa bàn. Khi lực lượng điều tra còn chưa tìm ra thủ phạm vụ tàn sát người lớn cướp trẻ em mấy tháng trước, thì lại xảy ra vụ này.
Vùng biên được khép kín, các đối tượng trong vùng được đưa vào tầm ngắm, theo dõi sát sao mọi di biến động.
Chỉ trong 10 ngày tích cực điều tra, công an và biên phòng tỉnh đã xác định được các đối tượng và bủa lưới tóm 3 tên. Bọn chúng gồm Sùng Mí Thò (SN 1973), Chảo Mí Lềnh (SN 1978) và Mua Sái Say (SN 1980), đều trú ở bản Há Già, xã Thắng Mố, nằm ngay cạnh xã Sủng Tráng.
Những tên này là một trong nhiều mắt xích của đường dây buôn bán trẻ em. Chúng chỉ là một chân rết, là kẻ chỉ điểm cho những đối tượng ở bên kia biên giới.
Công an Hà Giang, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, đã sang Trung Quốc, phối hợp với lực lượng điều tra nước bạn ráo riết truy lùng những tên tội phạm giấu mặt ở bên kia biên giới.
Còn tiếp…
Kỳ 1: Thảm án rúng động cao nguyên đá
Nhắc đến loạt vụ án giết người cướp trẻ em, người dân tỉnh địa đầu Hà Giang không khỏi rùng mình kinh hãi, dù những thảm án đã xảy ra cách nay 6 năm trời.
Không ai hiểu nổi, vì sao bọn cướp trẻ em lại tàn nhẫn đến độ dùng dao đâm chết bố mẹ, những người thân thích, dùng gậy phang vỡ đầu họ, để cướp những đứa trẻ ngây thơ.
6-7 năm trước, tôi đã thực sự run rẩy lần mò vào vùng biên giới đá tai mèo xám xịt này, để chứng kiến những câu chuyện kinh sợ.
Lần này, trở lại miền biên viễn, đá vẫn xám, ngô vẫn xanh, đồng bào vẫn nghèo, mà nỗi đau thì vẫn đeo đẳng.
Bản Tráng Lộ (xã Sủng Tráng, Yên Minh, Hà Giang) tít tận đỉnh núi. Tìm vào nhà Giàng Pà Giáo, thấy ngôi nhà sập xệ, đổ nát, cửa khóa.
Một góc bản Tráng Lộ |
Tôi giật mình ngã ngửa. Hôm công an và biên phòng Hà Giang nhận cháu bé từ Trung Quốc, rõ ràng là cháu Giàng Mí Pó. Trong hồ sơ của cảnh sát điều tra, cũng khẳng định rằng, cháu Giàng Mí Pó là con anh Giàng Pà Giáo và chị Cháng Thị Chúa.
Bọn lục lâm thảo khấu ở bên kia biên ải, cùng với những “dã thú” trong nước đã giết anh Giàng Pà Giáo và chị Cháng Thị Chúa, cướp đi cháu Giàng Mí Pó. Chúng còn cõng cháu Giàng Thị Máy đến nương ngô, mới phát hiện ra cháu là gái, nên chúng bỏ lại. Sự việc rõ rành rành như ban ngày, sao cháu Pó lại không phải con Pà Giáo?
Tôi vội vàng bỏ lại miền đá xám, lần ngay đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hà Giang.
Trưa hè chang chang nắng. Giàng Mí Pó ngồi trên ghế đá trước mặt tôi. Nhưng đó là Giàng Mí Pó của 5-6 năm trước, chứ giờ cậu bé này là Vương Trường Sinh. Câu chuyện thân phận của cậu bé trong thảm án lại thêm phần rối rắm, cay đắng. Cuộc đời em mới chỉ có mười mấy năm, mà sao đã nhiều bí ẩn, đã lắm đớn đau đến vậy?
Giàng Mí Pó hay Vương Trường Sinh? |
19 tuổi, chàng trai H’Mông chôn chân bên vách nhà “bà chị” Cháng Thị Chúa thổi kèn lá réo rắt. Chợ huyện xa xôi diệu vợi, Giáo cứ bám chân Chúa chẳng rời.
Chỉ chờ cái gật đầu của Chúa là Giáo thực hiện nghi lễ cướp vợ. Trong bụng vui lắm, hạnh phúc ngập tràn, nhưng Chúa vẫn phải giả vờ kêu người cứu thoát.
Tổ ấm hạnh phúc được xây trong kẽ đá. Rồi tiếng khóc, tiếng cười của 2 đứa trẻ khiến vạt núi đỡ heo hút, lạnh lẽo.
Thằng lớn đặt tên là Giàng Mí Pó, con bé gọi là Giàng Thị Máy. Hai đứa đều phổng phao. Nhưng ai biết được, hạnh phúc ấy đã bị nhấn chìm trong máu.
Lần giở hồ sơ của Công an tỉnh Hà Giang, chỉ thấy những câu chữ lạnh lùng, tàn khốc vang lên.
Hôm ấy, lúc 22 giờ đêm 10/12/2006, vợ chồng, con cái Giàng Pà Giáo đang say giấc nồng, thì bọn “dã thú” với dao nhọn trong tay, đẩy cửa xông vào.
Cháu Giàng Thị Máy (Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng) |
Phân tích hiện trường vụ án, cùng với kết luận của phòng khoa học hình sự, các điều tra viên đã mô tả lại diễn biến vụ án như sau:
Bọn “dã thú” xông vào nhà, nhắm thẳng anh Giàng Pà Giáo để đâm. Mặc dù trúng dao nhọn, nhưng anh Giáo vẫn kiên cường chống trả. Chính vì thế, anh tiếp tục nhận được nhiều vết đâm, chém nữa. Anh chỉ thực sự gục xuống khi trúng 4 nhát thấu ngực, thủng tim.
Trong lúc chồng kiên cường chống trả bọn ác thú, chị Cháng Thị Chúa đã thoát thân lối cửa hậu. Tuy nhiên, chị chỉ chạy đến vườn ngô sau nhà, thì bị bọn chúng đuổi kịp.
Bọn “dã thú” vung dao đâm liên tiếp nhiều nhát vào người đàn bà yếu đuối, vô hại. Chị Chúa nằm vắt mình trên tảng đá tai mèo, máu chảy đọng thành vũng trong kẽ đá lởm chởm.
Nhìn những vết đâm vào cổ, bụng, ngực người đàn bà, các cảnh sát điều tra, khám nghiệm, dù đã dạn dày, song cũng phải rùng mình kinh sợ bởi tính dã man, tàn khốc của vụ án. Những kẻ gây án thực sự là những kẻ không còn một chút tính người nào nữa.
Tuần tra biên giới Yên Minh |
Đi được một đoạn, phát hiện cháu Máy là con gái, không bán được, nên chúng bỏ lại ở ruộng ngô. Chúng biến mất cùng cháu Pó ở bên kia biên giới.
Sớm hôm sau, đồng bào bản Tráng Lộ lên nương, gặp cháu Máy ngồi khóc. Hỏi gì cháu cũng lắc đầu không nói. Rồi cháu lả đi vì mệt và sợ.
Chị hàng xóm đưa cháu về, quyết hỏi vợ chồng Giáo cho ra nhẽ, vì sao lại bỏ con gái ngoài nương cả đêm, thì mới tá hỏa rụng rời, khi phát hiện ra cảnh tượng thương tâm.
Dưới nền nhà, Giàng Pà Giáo nằm chết xõng xoài, máu đọng thành vũng, quần áo rách tả tơi. Dân bản ầm ầm kéo đến, tỏa đi khắp nơi tìm kiếm chị Chúa. Nhưng thứ họ tìm được chỉ là một thi thể lạnh ngắt ngoài vườn ngô.
Ngay trong buổi sáng hôm đó, lực lượng công an, biên phòng đã xuống hiện trường, thu thập thông tin, truy lùng thủ phạm.
Đây là vụ án giết người cướp trẻ em thứ 2 xảy ra trên địa bàn. Khi lực lượng điều tra còn chưa tìm ra thủ phạm vụ tàn sát người lớn cướp trẻ em mấy tháng trước, thì lại xảy ra vụ này.
Vùng biên được khép kín, các đối tượng trong vùng được đưa vào tầm ngắm, theo dõi sát sao mọi di biến động.
Chỉ trong 10 ngày tích cực điều tra, công an và biên phòng tỉnh đã xác định được các đối tượng và bủa lưới tóm 3 tên. Bọn chúng gồm Sùng Mí Thò (SN 1973), Chảo Mí Lềnh (SN 1978) và Mua Sái Say (SN 1980), đều trú ở bản Há Già, xã Thắng Mố, nằm ngay cạnh xã Sủng Tráng.
Những tên này là một trong nhiều mắt xích của đường dây buôn bán trẻ em. Chúng chỉ là một chân rết, là kẻ chỉ điểm cho những đối tượng ở bên kia biên giới.
Công an Hà Giang, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, đã sang Trung Quốc, phối hợp với lực lượng điều tra nước bạn ráo riết truy lùng những tên tội phạm giấu mặt ở bên kia biên giới.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận