Các nhà khoa học tới từ Đại học Exeter ở Anh nghiên cứu diện tích phân bố lớp phủ của các cây có chiều cao không lớn (cỏ và bụi cây) bằng cách phân tích dữ liệu vệ tinh từ năm 1993 đến năm 2018.
Kết quả, họ nhận thấy có sự lan rộng của thảm thực vật trên 4 khung độ cao từ 4.150m đến 6.000m so với mực nước biển. Những thay đổi nghiêm trọng nhất diễn ra ở độ cao 5000-5500 m. Người ta biết rất ít về các hệ sinh thái xa xôi và khó tiếp cận này, tuy nhiên, nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng diện tích mà chúng bao phủ lớn gấp 5-15 lần diện tích sông băng vĩnh cửu.
Sự gia tăng thảm thực vật cũng đẩy nhanh quá trình tan chảy của sông băng trên Himalaya.
Theo các nghiên cứu khác, hiện tượng mất băng ở Himalaya đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2016 và hơn 1/4 số bằng bị mất trong 4 thập kỷ qua. Cũng theo các nghiên cứu này, hệ sinh thái trên Everest dễ bị tổn thương bởi sự dịch chuyển thảm thực vật do biến đổi khí hậu.
Bình luận