Cánh diều đã bay lên - Phần 1
05:51
Thịnh rảo bước, phắt dừng lại giữa quãng đê lượn hình yên ngựa, điểm bắt đầu của cánh bãi. Mặt nước mênh mông. Sóng vỗ ì oạp. Ngỡ là chiều nước lên, Thịnh rảo bước xuỗng tận chân đê. Ùm... ùm... tiếng đất lở. Những cột nước vọt lên. Thịnh giật mình, may víu được cành cây dại la đà. Phải mất vài phút trấn tĩnh, Thịnh mới hết cơn hốt hoảng để nhìn về phía đầu xóm. Chỉ thấy nước và nước... Có lẽ nào điều Thịnh linh cảm trong đêm mấy năm trước đã là sự thật. ..
Cánh diều đã bay lên - Phần 2
05:49
Chú Đằng đón chiếc đòn gánh chọc chọc xuống mái đê, thở dài. - Từ ngày cánh bãi biến mất, tôm cá cũng rủ nhau đi cả. Ngược xuôi sông Lăng bao nhiêu quãng sông bị tàu hút sâu như vực, bờ bãi sạt lở, năm nào cũng xảy ra nước tràn, đê vỡ. Xa gần nhiều người phải bỏ nghề sông nước, đăng đó. Tao chỉ năm thỉnh mười thoảng mới thả vài chục lờ cho đỡ nhớ nghề.
Cánh diều đã bay lên - Phần 3
05:49
Mới tinh mơ đã có tiếng bước chân như nện vồ qua cổng. Thịnh bật khỏi giường chạy ra. Bố Thịnh từ ngoài vườn rảo về. Chú Đằng đặt như ném xách lờ xuống sân, thở dốc. - Nguy rồi bác ạ! - Nguy sao? - Bố Thịnh hốt hoảng đến đứt lời. Chú Đằng huơ tay ra phía đầu xóm: - Ngôi miếu nguy rồi. Em đi thu lờ về qua cửa miếu thấy có vết cỏ rẽ lối như có con trăn lớn vừa trườn qua. Thì ra đây là vết đất nứt chạy dài cách cửa miếu chỉ mươi bước chân.
Cánh diều đã bay lên - Phần 4
05:51
Trong lúc làm, người bạn Thịnh bảo trong làng có anh cai tử tế đang tuyển thợ xây dựng. Thịnh biết anh cai ấy tuổi thiếu niên cũng thường ra xóm bờ sông nhập hội tắm sông, thả diều. Đến tuổi anh đi lính, ba năm ở chốt Vị Xuyên. Ra quân về quê anh đi làm thuê, tiến dần từ phu hồ lên thợ cả rồi đội trưởng đội xây dựng. Thịnh xin số điện thoại, anh em đã vài lần nói chuyện tâm đắc...
Cánh diều đã bay lên - Phần 5
05:00
Một buổi chiều, chủ tịch huyện đi ca nô từ thượng lưu về lên ngay với xóm bờ sông. Ông đứng cả tiếng đồng hồ trên quãng đê giữa cánh bãi đã biến mất. Trước lúc xuống ca nô đi tiếp, ông nói với những người có mặt: "Cánh bãi từng là chân đế vững vàng cho cả một vùng quê. Để mất đi như thế này là có tội với tiền nhân, với con cháu mai sau. Phải tạo lập lại cái chân đế có từ ngàn đời nay...".