Tuy nhiên, các lực lượng Hàn Quốc sẽ không tham gia vào liên minh do Mỹ dẫn đầu, mà tiến hành các hoạt động độc lập.
Là lối đi quan trọng nhất thế giới của dầu và là điểm nghẹt giữa Vịnh Ả Rập và Vịnh Ô-man, eo biển này là tuyến đường đến đại dương cho hơn một phần sáu sản lượng dầu toàn cầu và 70% lượng dầu nhập khẩu của Hàn Quốc. Khoảng 25.000 người Hàn Quốc cư trú ở Trung Đông và khoảng 170 tàu Hàn Quốc đi qua Hormuz khoảng 900 lần mỗi năm, theo dữ liệu của chính phủ.
Căng thẳng trong khu vực đã gia tăng kể từ khi Iran tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào quân đội Mỹ ở Iraq hồi đầu tháng này để trả thù một cuộc không kích của Mỹ đã giết chết một vị tướng hàng đầu của Iran.
Mỹ đã đề nghị Hàn Quốc và các đồng minh khác gia nhập một liên minh quân sự nhằm bảo vệ vùng biển. Seoul đã nói rằng sẽ xem xét các phương án khác nhau để đóng một vai trò ở khu vực.
Trong khi đó, một nhiệm vụ giám sát hàng hải do Châu Âu dẫn đầu ở Eo biển Hormuz, đã giành được sự hỗ trợ chính trị từ tám quốc gia thành viên EU, Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố hôm thứ Hai (20/1).
Việc thành lập Nhiệm vụ giám sát hàng hải châu Âu ở eo biển Hormuz (EMASOH) theo đó có được sự ủng hộ chính trị của Đức, Bỉ, Đan Mạch, Hy Lạp, Italy, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp.
Với EMASOH, tám quốc gia châu Âu muốn góp phần bảo vệ tàu chở dầu và tàu chở hàng, nhưng cũng muốn giảm leo thang rộng hơn trong khu vực đầy biến động.
Bình luận