(VTC News) - Từ đầu năm đến nay, toàn TP. Hà Nội có 12 ca viêm não Nhật Bản, trong đó có 2 trẻ tử vong.
Theo quy luật, mùa hè là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản B (VNNB B). Nên vào năm nay, bệnh viêm não Nhật Bản B (VNNB B) đang gia tăng và có những dấu hiệu bất thường. Trước tình hình này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm bệnh nhi viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Nhi TW và chỉ đạo công tác chữa trị.
Từ đầu năm đến nay, bệnh viện Nhi TW tiếp nhận 130 ca viêm não, không tăng so với các năm trước, tuy nhiên số ca VNNB B lại tăng vọt. Nếu như năm 2013 số bệnh nhân mắc VNNB B chiếm 8% số ca viêm não, thì sáu tháng đầu năm nay tỷ lệ này lên tới 30%.
Trong đó, có một ca xét nghiệm dương tính với VNNB B, một ca có liên quan. Phần lớn bệnh nhân VNNB B tại BV Nhi TW đều đến từ Hà Nội, hiện có sáu ca nặng phải thở máy, tình hình bệnh rất nguy kịch.
Theo Bác sỹ Đỗ Thiện Hải, Phó khoa Truyền Nhiễm, BV Nhi TW, trẻ bị viêm não Nhật Bản sẽ bị di chứng rất nặng cả về sức khỏe tâm thần và vận động. Trẻ có thể phải nằm một chỗ cả đời, thậm chí tử vong.
Bác sỹ Hải cảnh báo, mùa viêm não Nhật Bản diễn ra vào cuối Xuân đầu Hè, hoặc cuối mùa Hè đầu mùa Thu nên các bậc phụ huynh cần cảnh giác. Bệnh viêm não Nhật Bản tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và các huyện ngoại thành Hà Nội…
Viêm não Nhật Bản gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm tỷ lệ trên 90% số ca mắc) trong đó đa số là trẻ từ 1-5 tuổi nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh.
Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát, khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh tiếp tục sốt cao 38°C- 40°C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón). Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê).
Thậm chí, người bệnh có thể co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn thân, liệt cứng kèm theo rối loạn thần kinh thực vật.
Vào giai đoạn hồi phục: Nếu qua khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ.
Bác sỹ Hải nói: "Dấu hiệu quan trọng để nhận biết người bị viêm não Nhật Bản là ở giai đoạn sớm, người bệnh có hiện tượng nôn khan không vì lý do ăn uống. Ở trẻ lớn, dễ nhận biết hơn vì bị đau, cứng gáy. Nếu không được bác sỹ xử lý kịp thì tình trạng rối loạn ý thức tăng lên và tử vong do tăng áp lực nội sọ.
Vì viêm não khiến não phù nề trong khi đó, hộp sọ không thay đổi thể tích. Phần não bị chèn ép vào vùng kiểm soát hô hấp, tim mạch nên bệnh nhân bị hôn mê, ngừng thở, dẫn đến tử vong".
Tỷ lệ tử vong từ 0,3% - 60% tuỳ theo việc phát hiện bệnh sớm hay muộn, trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và chống bội nhiễm.
» Sau 'bão' sởi sẽ là 'siêu bão' viêm não Nhật Bản
» 'Trời độc', bệnh hiểm phát tác
» Nhiều trẻ bỏ tiêm vaccine, bệnh sởi bùng phát
» Mổ bắt thai khi mẹ hôn mê 3 tháng: Phép nhiệm màu
Nam Anh
Theo quy luật, mùa hè là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản B (VNNB B). Nên vào năm nay, bệnh viêm não Nhật Bản B (VNNB B) đang gia tăng và có những dấu hiệu bất thường. Trước tình hình này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm bệnh nhi viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Nhi TW và chỉ đạo công tác chữa trị.
Trẻ bị bệnh viêm não Nhật Bản. Ảnh: VNN |
Trong đó, có một ca xét nghiệm dương tính với VNNB B, một ca có liên quan. Phần lớn bệnh nhân VNNB B tại BV Nhi TW đều đến từ Hà Nội, hiện có sáu ca nặng phải thở máy, tình hình bệnh rất nguy kịch.
Theo Bác sỹ Đỗ Thiện Hải, Phó khoa Truyền Nhiễm, BV Nhi TW, trẻ bị viêm não Nhật Bản sẽ bị di chứng rất nặng cả về sức khỏe tâm thần và vận động. Trẻ có thể phải nằm một chỗ cả đời, thậm chí tử vong.
Bác sỹ Hải cảnh báo, mùa viêm não Nhật Bản diễn ra vào cuối Xuân đầu Hè, hoặc cuối mùa Hè đầu mùa Thu nên các bậc phụ huynh cần cảnh giác. Bệnh viêm não Nhật Bản tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và các huyện ngoại thành Hà Nội…
Viêm não Nhật Bản gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm tỷ lệ trên 90% số ca mắc) trong đó đa số là trẻ từ 1-5 tuổi nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh.
Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát, khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh tiếp tục sốt cao 38°C- 40°C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón). Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê).
Thậm chí, người bệnh có thể co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn thân, liệt cứng kèm theo rối loạn thần kinh thực vật.
Vào giai đoạn hồi phục: Nếu qua khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ.
Bác sỹ Hải nói: "Dấu hiệu quan trọng để nhận biết người bị viêm não Nhật Bản là ở giai đoạn sớm, người bệnh có hiện tượng nôn khan không vì lý do ăn uống. Ở trẻ lớn, dễ nhận biết hơn vì bị đau, cứng gáy. Nếu không được bác sỹ xử lý kịp thì tình trạng rối loạn ý thức tăng lên và tử vong do tăng áp lực nội sọ.
Vì viêm não khiến não phù nề trong khi đó, hộp sọ không thay đổi thể tích. Phần não bị chèn ép vào vùng kiểm soát hô hấp, tim mạch nên bệnh nhân bị hôn mê, ngừng thở, dẫn đến tử vong".
Tỷ lệ tử vong từ 0,3% - 60% tuỳ theo việc phát hiện bệnh sớm hay muộn, trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và chống bội nhiễm.
» Sau 'bão' sởi sẽ là 'siêu bão' viêm não Nhật Bản
» 'Trời độc', bệnh hiểm phát tác
» Nhiều trẻ bỏ tiêm vaccine, bệnh sởi bùng phát
» Mổ bắt thai khi mẹ hôn mê 3 tháng: Phép nhiệm màu
Nam Anh
Bình luận