• Zalo

Cẩn thận chết người vì loài cây cực độc có ở khắp mọi nơi

Sức khỏeThứ Ba, 02/08/2016 10:19:00 +07:00Google News

Trẻ em ăn nhầm chỉ 1 là trúc đào cũng có thể gây tử vong, người lớn ăn phải từ 10 đến 20 lá có thể bị nguy hiểm tính mạng.

Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, phát triển tốt với khí hậu nhiệt đới, ấm áp, cũng có thể chịu hạn hoặc sương giá tốt.

Hoa trúc đào có vẻ ngoài sặc sỡ, nhiều màu sắc như trắng, hồng nhạt, hồng đậm hoặc hơi đỏ cam, đỏ tía, hoa đơn hoặc hoa kép. Trong đó, loại có hoa màu hồng là phổ biến nhất. Hoa trúc đào có mùi thơm nhẹ, rất đẹp, đây cũng là lý do loại cây này rất được ưa chuộng để chọn trồng làm cảnh trong các công viên, khu đô thị, gần các tòa nhà văn phòng... Tuy nhiên, về giá trị y học, đây là loài cây chứa nhiều độc tính, có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em.

chua-dau-cot-song-co

Hoa có mùi thơm nhẹ, rất đẹp 

Độc tính có trong trúc đào rất cao và chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây chết người. Đáng kể nhất trong số các chất độc có trong cây trúc đào là oleandrin và neriin, đều là các glycoside tim mạch. Hai chất này có trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Vỏ cây chứa rosagenin, có các tác động tương tự như strychnin. Toàn cây đều có nhựa màu trắng sữa là chất rất độc và đều gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe.

Ở Pháp, đã có trường hợp tử vong do ăn thịt nướng với que xiên lấy từ cành cây trúc đào, nhiều người khác bị ngộ độc do uống nước có nút chai làm từ cây trúc đào hoặc do uống nước suối chảy qua khu vực có nhiều cây trúc đào mọc.

DSC_0009

Đây là loài cây chứa nhiều độc tính, có thể gây tử vong ở người 

Người bị ngộ độc do trúc đào có thể có một số triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, đau bụng, tiêu chảy có máu.

Loạn nhịp tim, đầu tiên nhịp nhanh sau đó chậm dưới mức bình thường rồi loạn nhịp. Các chất độc từ trúc đào khi nhiễm vào cơ thể còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương làm da xanh tái và lạnh, nạn nhân đờ đẫn, run rẩy chân tay và các cơ, tai biến mạch máu, hôn mê và có thể dẫn tới tử vong. Nhựa trúc đào dính vào da còn gây viêm tấy và bỏng rát, sưng đỏ; dính vào mắt sẽ gây loét giác mạc, nếu bị nặng có thể dẫn đến mù mắt.

Do vậy, không nên sử dụng trúc đào để làm cây cảnh ở nhà và nhà trẻ. Cần thận trọng khi đưa trẻ vào công viên có trồng cây trúc đào, tránh để trẻ hái lá, hoa hoặc bẻ cành để chơi.

Video: Nhà khoa học ngạc nhiên với cây phượng nở hoa cả năm 

Thúy Nga (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn