Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ Trưởng Vụ Quản lý DN lớn (Tổng Cục thuế) cho rằng, trốn thuế và tránh thuế là các khái niệm khác nhau, hành vi khác nhau, bản chất khác nhau và do vậy cần phải có chế tài xử lý khác nhau.
Tuy nhiên, trốn thuế và tránh thuế đều dẫn đến tối đa lợi ích cho đối tượng trả thuế và gây thiệt hại cho NSNN.
Trốn thuế dưới nhiều hình thức: trốn doanh thu, kê khai khống chi phí, lợi dụng chứng từ/hoá đơn để khấu trừ khống, hoàn thuế khống… Theo ông Phụng, việc DN thu của người tiêu dùng 10% thuế GTGT nhưng không kê khai, nộp cho ngân sách là hành vi ăn cắp trắng trợn. Hoặc bán hàng mà DN không kê khai doanh thu, bán 10 mà kê khai 7 thì 3 cái là trốn. Hoặc có chuyện không chi khoản X nào đó nhưng lại kê lên là có chi phí, làm giảm thu nhập tính thuế và giảm thuế thu nhập DN (TNDN). Như vậy, “trốn thuế là hành vi trắng trợn lấy tiền của Nhà nước”.
Việc DN thu của người tiêu dùng 10% thuế GTGT nhưng không kê khai, nộp cho ngân sách là hành vi ăn cắp trắng trợn.
Còn việc tránh thuế/né thuế, đó là lợi dụng các kẽ hở của luật pháp để tận dụng các lợi thế nhằm giảm nhẹ nghĩa vụ thuế “một cách hợp pháp”. Ví dụ, nhà đầu tư nước ngoài thấy tại Việt Nam thuế là 20% trong khi ở Nhật Bản là 37% thì họ lựa chọn Việt Nam để nộp thuế cho Việt Nam. “Rõ ràng DN được giảm thiểu nghĩa vụ thuế bằng cách họ chọn nơi đầu tư, đó là cách lách thuế hợp pháp” – ông Phụng khẳng định.
Một cách tránh thuế nữa đó là các DN tận dụng cơ hội của các địa chỉ thiên đường thuế bằng 0%. Một hình thức né thuế khác đó là DN tận dụng tối đa chính sách nhưng sau đó khi hết ưu đãi thì dừng đầu tư. Ví dụ, Việt Nam đang có ưu đãi thuế với thuế suất 10%, thời gian miễn thuế 4 năm, giảm thuế 9 năm cho những dự án đầu tư mới tại những địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn, mục đích khuyến khích nhà đầu tư đến tạo động lực cho phát triển kinh tế. “Động cơ của chúng ta là tốt, mục tiêu rõ ràng nhưng có những nhà đầu tư khi hết thời hạn miễn thuế giảm thuế xong thì giải thể – đó không phải những nhà đầu tư chân chính”, ông Phụng cho hay.
Ông Phụng cũng cho biết, cơ quan thuế đã báo cáo vấn đề mua thông tin từ nước ngoài phục vụ chống chuyển giá lên Bộ Tài chính, Bộ đã có chủ trương, xem xét mua với những nguồn tin cậy và Tổng cục Thuế cũng đang trình xin làm thí điểm.
Nguồn: DĐDN
Tuy nhiên, trốn thuế và tránh thuế đều dẫn đến tối đa lợi ích cho đối tượng trả thuế và gây thiệt hại cho NSNN.
Trốn thuế dưới nhiều hình thức: trốn doanh thu, kê khai khống chi phí, lợi dụng chứng từ/hoá đơn để khấu trừ khống, hoàn thuế khống… Theo ông Phụng, việc DN thu của người tiêu dùng 10% thuế GTGT nhưng không kê khai, nộp cho ngân sách là hành vi ăn cắp trắng trợn. Hoặc bán hàng mà DN không kê khai doanh thu, bán 10 mà kê khai 7 thì 3 cái là trốn. Hoặc có chuyện không chi khoản X nào đó nhưng lại kê lên là có chi phí, làm giảm thu nhập tính thuế và giảm thuế thu nhập DN (TNDN). Như vậy, “trốn thuế là hành vi trắng trợn lấy tiền của Nhà nước”.
Nhiều cửa hàng ăn vẫn thu 10% thuế của khách hàng nhưng lại không suất hóa đơn GTGT |
Việc DN thu của người tiêu dùng 10% thuế GTGT nhưng không kê khai, nộp cho ngân sách là hành vi ăn cắp trắng trợn.
Còn việc tránh thuế/né thuế, đó là lợi dụng các kẽ hở của luật pháp để tận dụng các lợi thế nhằm giảm nhẹ nghĩa vụ thuế “một cách hợp pháp”. Ví dụ, nhà đầu tư nước ngoài thấy tại Việt Nam thuế là 20% trong khi ở Nhật Bản là 37% thì họ lựa chọn Việt Nam để nộp thuế cho Việt Nam. “Rõ ràng DN được giảm thiểu nghĩa vụ thuế bằng cách họ chọn nơi đầu tư, đó là cách lách thuế hợp pháp” – ông Phụng khẳng định.
Một cách tránh thuế nữa đó là các DN tận dụng cơ hội của các địa chỉ thiên đường thuế bằng 0%. Một hình thức né thuế khác đó là DN tận dụng tối đa chính sách nhưng sau đó khi hết ưu đãi thì dừng đầu tư. Ví dụ, Việt Nam đang có ưu đãi thuế với thuế suất 10%, thời gian miễn thuế 4 năm, giảm thuế 9 năm cho những dự án đầu tư mới tại những địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn, mục đích khuyến khích nhà đầu tư đến tạo động lực cho phát triển kinh tế. “Động cơ của chúng ta là tốt, mục tiêu rõ ràng nhưng có những nhà đầu tư khi hết thời hạn miễn thuế giảm thuế xong thì giải thể – đó không phải những nhà đầu tư chân chính”, ông Phụng cho hay.
Ông Phụng cũng cho biết, cơ quan thuế đã báo cáo vấn đề mua thông tin từ nước ngoài phục vụ chống chuyển giá lên Bộ Tài chính, Bộ đã có chủ trương, xem xét mua với những nguồn tin cậy và Tổng cục Thuế cũng đang trình xin làm thí điểm.
Nguồn: DĐDN
Bình luận