• Zalo

Căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc đang được xây dựng tại Philippines?

Thế giớiThứ Năm, 12/09/2019 16:58:00 +07:00Google News

Bức ảnh được cho là chụp căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc, đang khiến cộng đồng mạng Philippines hoang mang, hóa ra là hình ảnh một đường hầm ở Thụy Sĩ.

Trong những ngày qua, một bức ảnh được chia sẻ hàng trăm lần trong nhiều bài đăng trên FacebookTwitter, với lời khẳng định đây là một căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc ở tỉnh Zambales, Tây Bắc Philippines. Thông tin về bức ảnh này hóa ra là sai sự thật: đây thực chất là hình ảnh của đường hầm Gotthard nằm dưới dãy Alps ở Thụy Sĩ.

Gần đây nhất, bức ảnh này được đăng tải trên Facebook vào ngày 29/8/2019 với phần chia sẻ: “Chuyện chấn động: Phát hiện căn cứ quân sự bí mật với các hầm chứa tên lửa của Trung Quốc tại Zambales”.

Trong khi nhiều người Philippines nắm về việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự tại 6 bãi đá khác nhau trên Biển Đông, họ lại không hay biết rằng Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ quân sự ngầm sâu trong lòng đất ở Zambales, tỉnh gần với bãi cạn Scarborough” - tài khoản Ralph Melchor chia sẻ bài viết.

1

Bức ảnh được cho là "căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc" được đăng trên tạp chí Popular Mechanis. (Ảnh chụp màn hình) 

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại, người ta mới giật mình nhận ra, đây thực sự là hình ảnh của đường hầm Gotthard nằm dưới dãy Alps ở Thụy Sĩ. Một động tác tìm kiếm hình ảnh trên Google sẽ cho thấy kết quả: đây là một trong số những bức ảnh được công bố trong bài viết năm 2010 trên tạp chí Popular Mechanis của Mỹ.

Cụ thể, trong phần chú thích ảnh của tạp chí Mỹ có ghi: “Đây sẽ là đường hầm giao thông dài nhất thế giới – khi được hoàn thành nó sẽ có chiều dài hơn 55 km. Việc đào hầm xuyên qua dãy Alps của Thụy Sĩ không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Vì vậy, thời gian hoàn thành đã bị lùi tới vài năm và giá cũng đã đội lên hàng tỷ euro.

Theo phần chia sẻ của các bài đăng, câu chuyện về căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc ở Zambales được lấy từ một bài viết đăng từ ngày 25/7/2016. Ở phía cuối bài viết có ghi: “Bài viết này đăng một phần là vì mục đích châm biếm và giải trí. Các sự kiện trong bài không nên được hiểu là sự thật thuần túy, mặc dù các đối tượng hữu hình xuất hiện trong ảnh là tồn tại thật”.

Trong bối cảnh Trung Quốc và Philipines đang có những căng thẳng trong giải quyết các vấn đề trên Biển Đông, người dân Philipines tỏ ra rất quan tâm đến các động thái của cả hai bên, nhất là những thông tin nhạy cảm quân sự. Đó cũng chính là lý do làm xuất hiện những bài đăng thông tin sai lệch như vậy trên mạng xã hội, nhằm mục đích thu hút sự chú ý.

Văn Đức
Bình luận
vtcnews.vn