Theo Independent, Camp Century là cơ sở nghiên cứu bị quân đội Mỹ bỏ lại trong cao điểm chiến tranh lạnh năm 1967.
Căn cứ này là nơi đặt lò phản ứng hạt nhân di động đầu tiên trên thế giới, được mở cửa năm 1959 với 200 binh sỹ, bao gồm mạng lưới đường hầm dài khoảng 3 km bị chôn vùi dưới các mỏm băng đá.
Chính phủ Đan Mạch sở hữu khu vực này lúc đó không biết mục đích thực sự của căn cứ.
Quân đội Mỹ từng ấp ủ kế hoạch bí mật xây dựng mạng lưới đường hầm rộng lớn từ Camp Century, có sức chứa 600 tên lửa có khả năng tấn công Matxcơva.
Nhưng dự án tên Iceworm bị hủy bỏ vì băng thiếu ổn định và Camp Century cuối cùng bị đóng cửa, dù vậy khoảng 9.200 tấn chất thải hóa học được cho là vẫn còn dưới lớp băng cho đến ngày nay.
Theo các nhà nghiên cứu, trong những chất thải này có hàng tấn PCB có khả năng gây ung thư. Các chất thải được chôn dưới lớp băng dày 35 m có khả năng tan chảy trong vòng 75 năm nữa.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cho rằng chất thải bí mật có thể gây căng thẳng giữa Mỹ, Greenland và Đan Mạch, trở thành vấn đề đa quốc gia và đa thế hệ.
Nói về vấn đề này, Lầu Năm Góc cho biết chính phủ Mỹ sẽ làm việc với chính phủ Đan Mạch và các cơ quan chức trách Greenland để giải quyết vì an ninh chung.
Video: Quốc gia có kho đầu đạn hạt nhân 'khủng' nhất thế giới
Bình luận