• Zalo

Cận cảnh dàn pháo đài thép của Pháp bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn ở Điện Biên Phủ

Thời sựThứ Hai, 06/05/2019 07:58:00 +07:00Google News

8 trong 10 xe tăng (pháo đài thép) của Pháp bảo vệ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân đội Việt Nam tiêu diệt hiện được lưu giữ ở Điện Biên.

a1

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Pháp đã đưa lên tập đoàn cứ điểm ở lòng chảo Điện Biên hàng trăm loại vũ khí tối tân, trong đó có 10 xe tăng M24 Chaffee.

a2

Những chiếc xe tăng này được tháo rời ở sân bay Cát Bi và chuyển bằng đường hàng không lên Điện Biên rồi lắp ráp lại. Trong ảnh là xác xe tăng Pháp ở sân bay Mường Thanh, Điện Biên.

a4 4

10 chiếc xe được biên chế thành đại đội số 3 thuộc Trung đoàn kỵ binh hạng nhẹ số 1, trong đó có một xe chỉ huy mang tên Conti và 3 phân đội.

a6 6

Các xe tăng có cùng số hiệu D60549 nổi ở đuôi phía sau. Bảo tàng Điện Biên Phủ cho biết, những chiếc xe này thường xuyên được bảo trì định kỳ hàng năm.

a3 3

Đến 7/5/1954, trong 10 chiếc đó thì 8 chiếc bị quân đội ta tiêu diệt còn 2 chiếc trở thành chiến lợi phẩm của ta. Trong ảnh là chiếc xe tăng đang trưng bày trên đồi A1 bị đại đội 674 tiêu diệt.

a5 5

Các xe tăng mang tên M24 này được trang bị tháp pháo 75mm M6L/40 (với 48 viên đạn), 2 súng máy 7,62mm M1919A4 (với 3.750 viên đạn).

a7 7

Đuôi một chiếc xe tăng bị quân dân ta bắn phá.

a8 8

Một xe tăng nằm cách hầm hầm tướng De Castries, chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, khoảng 100 m.

a9 9

 M24 trang bị 2 động cơ cho tốc độ tối đa 56km/h trên đường bằng hoặc 40km/h trên đường không bằng phẳng. Tuy hỏa lực không quá mạnh cũng như vỏ thép mỏng nhưng ở Điện Biên Phủ, M24 vẫn được ví von là “pháo đài thép” đặc biệt nguy hiểm. Dù vậy, bằng tài trí, lòng dũng cảm, bộ đội Việt Nam vẫn phá tan nát những pháo đài này.

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ 13 đến 17/3/1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Giai đoạn 2: Từ 30/3 đến 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.

Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Giai đoạn 3: Từ 1 đến 7/5/1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên lính địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch

Đăng Khoa
Bình luận
vtcnews.vn