Theo các tài liệu văn hóa lịch sử, cồn Dã Viên có chiều dài khoảng 850m, nơi rộng nhất khoảng 185m, chếch về phía tây nam Kinh thành Huế. Khi xây dựng Kinh thành Huế, cồn Hến được chọn làm yếu tố phong thủy “tả thanh long”, cồn Dã Viên là “hữu bạch hổ”.
Danh xưng Dã Viên xuất hiện vào thời Tự Đức (1848-1883). Theo tấm bia đá còn hiện hữu ở trên cồn Dã Viên thì khu vườn được thiết lập vào tháng 5 năm Tự Đức 21 (tháng 7/1868).
Bài “Dữ Dã Viên ký” của vua Tự Đức viết khi hoàn thành việc xây dựng khu vườn Ngự tại đây (Quốc Sử quán triều Nguyễn khắc in trong bộ Ngự chế văn thi tập vào năm Tự Đức 29 - 1876, được ngự chế trong khoảng thời gian 1868-1876) đã miêu tả khá đầy đủ các nội dung liên quan đến vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, thiên nhiên, cuộc sống của người dân trước và sau khi được di dời, giải toả để lấy đất xây dựng Dữ Dã Viên cũng như khảo tả các công trình kiến trúc, các sinh hoạt, vui thú, nghỉ ngơi của nhà vua ở khu vườn Ngự uyển này.
Ngày nay, cồn Dã Viên là một vùng cây xanh cùng với sự tồn tại của Nhà máy nước Dã Viên (tháp nước xây dựng từ năm 1953) và có một số nhà dân. Bắc qua cồn Dã Viên và sông Hương hiện có hai cây cầu đường bộ và đường sắt mang tên Dã Viên và Bạch Hổ.
Cận cảnh cồn Dã Viên trên sông Hương sắp thành vườn Ngự uyển ở Huế
(VTC News) -
Bình luận