(VTC News) - Cầm tấm bằng trong tay, cô giáo trẻ tưởng như sẽ đi “gieo mầm con chữ” nhưng mọi dự định đành phải gác lại khi cô mắc căn bệnh quái ác.
Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1992, quê gốc Mê Linh – Hà Nội) mong sao tìm được một công việc ổn định để thực hiện giấc mơ “gieo mầm con chữ” của mình. Thế những, mọi dự định đành phải gác lại khi Thùy Linh mắc căn bệnh không có khả năng chữa khỏi.
Chúng tôi tìm đến nhà Nguyễn Thùy Linh (quê gốc Mê Linh – Hà Nội) khi cái nắng chiều chuyển sang màu nhạt. Ngôi nhà nằm khiêm nhường ở ven đê sông Hồng thuộc xã Chu Phan (Mê Linh – Hà Nội) cũng siêu vẹo như chính những con người đang cư ngụ trong đó.
Lau vội giọt mồ hôi trên trán, ông Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1962, bố Linh) buồn rầu: “Ngôi nhà và chiếc xe đều do người thân trong làng cho mượn chứ tài sản trong nhà đội nón ra đi cả rồi chú ạ!”, vừa nói ông vừa chỉ vào chiếc xe máy cũ kỹ.
Chúng tôi đến cũng là lúc ông Thành vừa đưa Thùy Linh đi châm cứu về, một tay dắt xe một tay dìu con vào trong nhà. Hơn 50 tuổi, phải chịu nhiều vất vả, lo toan, gánh vác mọi chuyện trong gia đình nên mái tóc ông Thành bạc đi trông thấy, khuôn mặt hằn sâu nhiều vết chân chim.
Ngồi bần thần nhìn đứa con bi bô như trẻ tập nói, ông Thành kể lại quãng thời gian hơn 2 năm cả gia đình vật lộn với nổi đau của đứa con bệnh tật. Năm 2013, khi vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, cầm tấm bằng trong tay Thùy Linh cũng mong muốn có một công việc ổn định rồi tính đến chuyện xây dựng gia đình.
Không ngờ, một thời gian sau chân tay Linh cứ co quắp lại không đi đứng bình thường được. Những tưởng bệnh tình sẽ dần thuyên giảm, gia đình Linh đi khám ở bệnh viện mãi không tìm ra bệnh nên sau đó đưa cô xuống tận Bạch Mai điều trị.
Sau thời gian điều trị ở Bạch Mai không có tiến triển, có lần ông Thành đã đưa Linh sang tận Sài Đồng song cũng không phát hiện ra Linh đang mắc phải chứng bệnh gì.
Mãi sau này các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai kết luận Linh mắc bệnh wilson (rối loạn chuyển hóa đồng), không có khả năng chữa khỏi. Nghe tới đây hai vợ chồng ông Thành ngã khụy tại bệnh viện, như vậy tương lai phía trước của Linh, của ông bà như đóng sập trước mắt.
“Trước khi bị bệnh, con bé nhanh nhảu, năng động lắm bây giờ cứ phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt dựa vào bố vào mẹ làm nó tủi thân lắm. Nhiều đêm thấy con khóc mà hai vợ chồng không làm cách nào giúp được con. Thấy tội lắm ạ”, ông Thành đau đớn khi nghĩ về đứa con gái bệnh tật.
Nhìn Thùy Linh nằm vật vã trên giường, hai tay không theo điều khiển cứ co quắp vào khiến ông Thành rớt nước mắt. Theo dõi câu chuyện của người cha, chốc chốc Linh lại phải ngồi dạy vì cơn đau hành hạ, tay bị bó cơ không thể cử động được.
Ánh mắt đau đáu nhìn đứa con mà bất lực không giúp được, ông Thành tiếp câu chuyện: “Nhà có hai anh em, Linh là đứa thứ hai, cả hai đều rất ngoan hiền, học hành đến nơi đến chốn.
Vợ tôi thì điều trị tiểu đường hơn 5 năm nay. Những tưởng mẹ nó gánh nỗi đau cho gia đình là quá đủ rồi ai ngờ tai họa lại ấp xuống đứa con gái”.
Năm 1986, Ông Thành lập gia đình rồi theo nhà vợ lên xây dựng khu kinh tế mới mãi trên Yên Bái. Năm 2008, sau trận lụt lịch sử căn nhà gỗ ông Thành tích cóp bấy lâu nay bị đất đối vui lấp, trắng tay, cả gia đình lại bắt đầu xây dựng lại cơ ngơi.
Lúc đó, bốn thành viên trong gia đình cùng hiệp lực nên mọi khó khăn nhanh chóng qua đi nay trong nhà mọi gánh nặng đều đổ dồn lên vai người cha khiến khó khăn chồng chất khó khăn.
Nhớ lại những ước nguyện của con, ông Thành nghẹn giọng: “Nhà nghèo. Linh nó với tôi nó học xong rồi nên sẽ cố gắng kiếm công việc ổn định kiếm tiền chữa trị bệnh cho mẹ. Ai ngờ…”, nói đến đây ông Thành không cầm được nước mắt.
Nhìn những giọt nước mắt của người cha bất hạnh không khí như nặng trịu, nỗi đau như bóp nghẹn khiến Linh cũng không cầm được nước mắt.
Từ ngày Linh bị bệnh wilson tài sản trong nhà cứ đội nón ra đi, giờ đây chỉ còn căn nhà nhỏ trơ trọi không một tài sản đáng giá. Sau thời gian điều trị tại Bạch Mai, gia đình ‘không kham nổi’ nên đưa con về tìm bác sĩ đông y những mong tiền thuốc sẽ bớt phần nào.
“Sau khi từ bệnh viện về, Linh không đi được, bệnh tình càng ngày càng nặng thêm. Ngày đó, ai mách thày, mách thuốc ở đâu cả hai vợ chồng lại đưa con tới nhưng không hiệu quả. Gần đây, Linh điều trị tại gia đình bác sĩ đông y ở Tiền Châu (Phúc Yên) thấy thuyên giảm nên cũng yên tâm phần nào”, ông Thành tiếp.
Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi, Linh nói những câu khó nhọc rồi nước mắt lại lăn dài. Khó có thể ngờ được, cô gái mới tốt nghiệp ngành sư phạm, những tưởng tương lai sẽ rộng mở nào ngờ phải đành khép vội vì những cơn đau hành hạ.
“Ngay từ bé em đã có ước mơ theo nghề sư phạm, được dạy học, được dạy dỗ những em nhỏ trưởng thành nhưng không ngờ ước mơ đang dần thành hiền thực thì cánh cửa bỗng đóng sầm lại”, Linh tủi thân khi nghĩ tới ước mơ còn giang dở.
Câu chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng bởi những cơn đau đến dồn dập đè nặng lên thân thể của cô gái mới ngoài 20 tuổi. Linh phải gắng gượng, tì tay lên đùi bố để chống chọi với con đau, “Em tủi thân lắm, đêm nào em cũng khóc nhưng khóc mãi thì bệnh cũng không khỏi được, đau cả ngày”, Linh bùi ngùi.
Câu chuyện giữa chúng tôi với Linh bị đứt quãng bởi những cơn đau hàng hạ khiến Linh không thể ngồi lâu được. Nói được vài câu Linh lại nhờ mẹ dẫn vào giường nằm nghỉ.
Hiện nay, cả gia đình Linh đang ở nhờ căn nhà nhỏ ở Mê Linh bỏ lại ngôi nhà gỗ cho người anh trai Linh trông nom. Chuyển hẳn về Mê Linh sống, mọi sinh hoạt phí của gia đình đều nhờ vào sự giúp đỡ của bà con làng xóm. “Giờ đây tôi phải ở nhà trông hai mẹ con bị bệnh cũng không đi làm được gì.
Ngày sống ở Lào Cai đi chạy xe ôm còn có đồng ra đồng vào nay cứ ngồi không nhìn cảnh gia đình, dựa dẫm bà con xóm giềng cũng thấy ngại nhưng không có cách nào khác”, ông Thành chia sẻ.
Hàng ngày, Ông Thành phải đưa cả hai mẹ con lên thầy thuốc châm cứu, bốc thuốc những mong bệnh tình sẽ giảm bớt phần nào. “Sau hơn năm châm cứu thì bệnh tình của Linh cũng đỡ phần nào, nhưng chắc khó khỏi hoàn toàn lắm. Giờ tôi chỉ mong sao bệnh của em nó khỏi hẳn dù phải mất gì tôi cũng chịu”.
Nói về bệnh tình của Linh, anh Nguyễn Văn Thúy, hàng xóm của ông Thành chia sẻ: “Đều đặn hàng ngày cả gia đình đưa lên tận Phúc Yên chữa bệnh, gần một năm rồi nhưng bệnh cũng không tiến triển nhiều khiến cuộc sống cô chú túng quẫn quá. Là hàng xóm với nhau cũng chỉ giúp đỡ được phần nào, cũng chỉ cầu mong em Linh sớm khỏi bệnh chứ không phải chịu những cơn đau hành hạ”.
Quý độc giả - quý ân nhân có lòng hảo tâm, xin giúp đỡ Linh qua cơn hoạn nạn này.
Mọi ủng hộ xin gửi về Báo điện tử VTC News. Số TK: 0021.0002.48991, Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Hà Nội.
Xin đề rõ: Đóng góp giúp bệnh nhân Nguyễn Thùy Linh, xã Chu Phan (Mê Linh – Hà Nội).
Toàn bộ số tiền ủng hộ sẽ được VTC News chuyển đến bệnh nhân sớm nhất.
Sơn Hà
Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1992, quê gốc Mê Linh – Hà Nội) mong sao tìm được một công việc ổn định để thực hiện giấc mơ “gieo mầm con chữ” của mình. Thế những, mọi dự định đành phải gác lại khi Thùy Linh mắc căn bệnh không có khả năng chữa khỏi.
Chúng tôi tìm đến nhà Nguyễn Thùy Linh (quê gốc Mê Linh – Hà Nội) khi cái nắng chiều chuyển sang màu nhạt. Ngôi nhà nằm khiêm nhường ở ven đê sông Hồng thuộc xã Chu Phan (Mê Linh – Hà Nội) cũng siêu vẹo như chính những con người đang cư ngụ trong đó.
Lau vội giọt mồ hôi trên trán, ông Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1962, bố Linh) buồn rầu: “Ngôi nhà và chiếc xe đều do người thân trong làng cho mượn chứ tài sản trong nhà đội nón ra đi cả rồi chú ạ!”, vừa nói ông vừa chỉ vào chiếc xe máy cũ kỹ.
Ngồi bần thần nhìn đứa con bi bô như trẻ tập nói, ông Thành kể lại quãng thời gian hơn 2 năm cả gia đình vật lộn với nổi đau của đứa con bệnh tật. Năm 2013, khi vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, cầm tấm bằng trong tay Thùy Linh cũng mong muốn có một công việc ổn định rồi tính đến chuyện xây dựng gia đình.
Không ngờ, một thời gian sau chân tay Linh cứ co quắp lại không đi đứng bình thường được. Những tưởng bệnh tình sẽ dần thuyên giảm, gia đình Linh đi khám ở bệnh viện mãi không tìm ra bệnh nên sau đó đưa cô xuống tận Bạch Mai điều trị.
Sau thời gian điều trị ở Bạch Mai không có tiến triển, có lần ông Thành đã đưa Linh sang tận Sài Đồng song cũng không phát hiện ra Linh đang mắc phải chứng bệnh gì.
Mãi sau này các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai kết luận Linh mắc bệnh wilson (rối loạn chuyển hóa đồng), không có khả năng chữa khỏi. Nghe tới đây hai vợ chồng ông Thành ngã khụy tại bệnh viện, như vậy tương lai phía trước của Linh, của ông bà như đóng sập trước mắt.
Gia đình có 4 thành viên thì 2 người mắc bạo bệnh khiến cho kinh tế kiệt quệ |
Nhìn Thùy Linh nằm vật vã trên giường, hai tay không theo điều khiển cứ co quắp vào khiến ông Thành rớt nước mắt. Theo dõi câu chuyện của người cha, chốc chốc Linh lại phải ngồi dạy vì cơn đau hành hạ, tay bị bó cơ không thể cử động được.
Ánh mắt đau đáu nhìn đứa con mà bất lực không giúp được, ông Thành tiếp câu chuyện: “Nhà có hai anh em, Linh là đứa thứ hai, cả hai đều rất ngoan hiền, học hành đến nơi đến chốn.
Vợ tôi thì điều trị tiểu đường hơn 5 năm nay. Những tưởng mẹ nó gánh nỗi đau cho gia đình là quá đủ rồi ai ngờ tai họa lại ấp xuống đứa con gái”.
Năm 1986, Ông Thành lập gia đình rồi theo nhà vợ lên xây dựng khu kinh tế mới mãi trên Yên Bái. Năm 2008, sau trận lụt lịch sử căn nhà gỗ ông Thành tích cóp bấy lâu nay bị đất đối vui lấp, trắng tay, cả gia đình lại bắt đầu xây dựng lại cơ ngơi.
Lúc đó, bốn thành viên trong gia đình cùng hiệp lực nên mọi khó khăn nhanh chóng qua đi nay trong nhà mọi gánh nặng đều đổ dồn lên vai người cha khiến khó khăn chồng chất khó khăn.
Nhớ lại những ước nguyện của con, ông Thành nghẹn giọng: “Nhà nghèo. Linh nó với tôi nó học xong rồi nên sẽ cố gắng kiếm công việc ổn định kiếm tiền chữa trị bệnh cho mẹ. Ai ngờ…”, nói đến đây ông Thành không cầm được nước mắt.
Nhìn những giọt nước mắt của người cha bất hạnh không khí như nặng trịu, nỗi đau như bóp nghẹn khiến Linh cũng không cầm được nước mắt.
Linh phải ghì chặt tay lên đùi bố để những con đau nhanh chóng qua đi |
“Sau khi từ bệnh viện về, Linh không đi được, bệnh tình càng ngày càng nặng thêm. Ngày đó, ai mách thày, mách thuốc ở đâu cả hai vợ chồng lại đưa con tới nhưng không hiệu quả. Gần đây, Linh điều trị tại gia đình bác sĩ đông y ở Tiền Châu (Phúc Yên) thấy thuyên giảm nên cũng yên tâm phần nào”, ông Thành tiếp.
Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi, Linh nói những câu khó nhọc rồi nước mắt lại lăn dài. Khó có thể ngờ được, cô gái mới tốt nghiệp ngành sư phạm, những tưởng tương lai sẽ rộng mở nào ngờ phải đành khép vội vì những cơn đau hành hạ.
“Ngay từ bé em đã có ước mơ theo nghề sư phạm, được dạy học, được dạy dỗ những em nhỏ trưởng thành nhưng không ngờ ước mơ đang dần thành hiền thực thì cánh cửa bỗng đóng sầm lại”, Linh tủi thân khi nghĩ tới ước mơ còn giang dở.
Câu chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng bởi những cơn đau đến dồn dập đè nặng lên thân thể của cô gái mới ngoài 20 tuổi. Linh phải gắng gượng, tì tay lên đùi bố để chống chọi với con đau, “Em tủi thân lắm, đêm nào em cũng khóc nhưng khóc mãi thì bệnh cũng không khỏi được, đau cả ngày”, Linh bùi ngùi.
Câu chuyện giữa chúng tôi với Linh bị đứt quãng bởi những cơn đau hàng hạ khiến Linh không thể ngồi lâu được. Nói được vài câu Linh lại nhờ mẹ dẫn vào giường nằm nghỉ.
Hiện nay, cả gia đình Linh đang ở nhờ căn nhà nhỏ ở Mê Linh bỏ lại ngôi nhà gỗ cho người anh trai Linh trông nom. Chuyển hẳn về Mê Linh sống, mọi sinh hoạt phí của gia đình đều nhờ vào sự giúp đỡ của bà con làng xóm. “Giờ đây tôi phải ở nhà trông hai mẹ con bị bệnh cũng không đi làm được gì.
Ngày sống ở Lào Cai đi chạy xe ôm còn có đồng ra đồng vào nay cứ ngồi không nhìn cảnh gia đình, dựa dẫm bà con xóm giềng cũng thấy ngại nhưng không có cách nào khác”, ông Thành chia sẻ.
Hàng ngày, Ông Thành phải đưa cả hai mẹ con lên thầy thuốc châm cứu, bốc thuốc những mong bệnh tình sẽ giảm bớt phần nào. “Sau hơn năm châm cứu thì bệnh tình của Linh cũng đỡ phần nào, nhưng chắc khó khỏi hoàn toàn lắm. Giờ tôi chỉ mong sao bệnh của em nó khỏi hẳn dù phải mất gì tôi cũng chịu”.
Nói về bệnh tình của Linh, anh Nguyễn Văn Thúy, hàng xóm của ông Thành chia sẻ: “Đều đặn hàng ngày cả gia đình đưa lên tận Phúc Yên chữa bệnh, gần một năm rồi nhưng bệnh cũng không tiến triển nhiều khiến cuộc sống cô chú túng quẫn quá. Là hàng xóm với nhau cũng chỉ giúp đỡ được phần nào, cũng chỉ cầu mong em Linh sớm khỏi bệnh chứ không phải chịu những cơn đau hành hạ”.
Quý độc giả - quý ân nhân có lòng hảo tâm, xin giúp đỡ Linh qua cơn hoạn nạn này.
Mọi ủng hộ xin gửi về Báo điện tử VTC News. Số TK: 0021.0002.48991, Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Hà Nội.
Xin đề rõ: Đóng góp giúp bệnh nhân Nguyễn Thùy Linh, xã Chu Phan (Mê Linh – Hà Nội).
Toàn bộ số tiền ủng hộ sẽ được VTC News chuyển đến bệnh nhân sớm nhất.
Sơn Hà
Bình luận