• Zalo

Căn bệnh khiến số người chết cao gấp nhiều lần HIV/AIDS, lao hay sốt rét cộng lại

Sức khỏeThứ Năm, 21/09/2017 07:15:00 +07:00Google News

Đái tháo đường được cho là căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, tại Việt Nam, năm 2015 có tới 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, nhưng chỉ có 68,9% người tăng đường huyết được phát hiện.

Đái tháo đườngbệnh không lây nhiễm nhưng được đánh giá là bệnh phổ biến trên toàn cầu hiện nay”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) mở lời trong buổi khai mạc hội thảo về triển khai hướng dẫn, quy trình lâm sàng về chẩn đoán, điều trị đái tháo đường típ 2.

Theo PGS.TS Khuê, đái tháo đường típ 2 là gánh nặng cho từng tế bào trong xã hội, của mỗi gia đình, mỗi cá nhân và cho cả ngành y tế. Chúng ta có thể kiêng đủ thứ nhưng biến chứng bệnh vẫn xảy ra.

a5_4861

PGS.TS Lương Ngọc Khuê phát biểu tại hội thảo  

Ngày 20/9, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức công bố 2 hướng dẫn chuyên môn mới được cập nhật về đái tháo đường típ 2.  

Hướng dẫn chẩn đoán và điều tị bệnh đái tháo đường típ 2 được ban hành kèm theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Quy trình lâm sàng chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 được ban hành kèm theo Quyết định số 3798/QĐ-BYT ngày 21/8/2017.

Hai hướng dẫn chuyên môn này được Bộ Y tế ban hành để chẩn đoán và điều trị bệnh tháo đường típ 2 trên cả nước. Bên cạnh đó là cả hướng dẫn, đánh giá toàn diện trước khi điều trị cho bệnh nhân, cách phòng ngừa và kiểm soát biến chứng của căn bệnh này.

Hội thảo lần này tập trung vào phát hiện và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán cho người chưa có triệu chứng. Theo PSG.TS Khuê: “Mục tiêu tiêu của chúng tôi là cung cấp đầy đủ thông tin tới những người hành nghề khám, chữa bệnh ở tất cả các tuyển, các cơ sở khám chữa bệnh”.

Việc sử dụng và tuân thủ hướng dẫn lâm sàng giúp cải thiện quyết định chỉ định lâm sàng, giúp cho kết quả được cải thiện.

a2_4881

Trang thông tin điện tử về đái tháo đường chính thức ra mắt 

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho ra mắt chính thức Trang thông tin điện tử về đái tháo đường. Tại Việt Nam hiện nay, tỉ lệ đái tháo đường còn tăng cao hơn so với tỉ lệ chung trên thế giới, nhưng nhận thức của người dân về căn bệnh này vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Những căn bệnh như HIV/AIDS, bệnh lao thường gây tử vong rất cao, nhưng con số tử vong do đái tháo đường còn lớn hơn nhiều so với HIV/AISD, lao hay sốt rét cộng lại.

Tỉ lệ được phát hiện so với tỉ lệ mắc thực tiễn rất là ít. Dưới 32% được chẩn đoán phát hiện, 68,9% là không.

Bệnh này gây biến chứng rất nặng ở hệ thống thần kinh, tim mạch…những người dân khi phát hiện bệnh đã có nhiều biến chứng.

Chúng ta có thể thấy rằng với gánh nặng bệnh tật như vậy, càng ngày càng nhiều người dân có nhu cầu tiếp cận thông tin liên quan tới căn bệnh này.

Không chỉ người dân, mà cả các chuyên gia về y tế cũng có nhu cầu tiếp cận thông tin mới nhất trên thế giới về căn bệnh này.

Qua khảo sát, gần 100% người cần thông tin về bệnh đái tháo đường. Qua Trang thông tin điện tử về đái tháo đường, những chuyển gia về đái tháo đường có thể chia sẻ trực tiếp thông tin về đái tháo đường một cách nhanh nhất.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói: “Tôi cũng mong muốn mọi người dân, người bệnh có kiến thức đầy đủ về bệnh để có thể có lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe, dự phòng và có thể phát hiện sớm bệnh đái tháo đường”.

Video: Thói quen ăn uống nào dễ dẫn tới bệnh tiểu đường?

Đái tháo đường hiện nay là một tỏng những căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu. Có tới 415 triệu người (độ tuổi 20-79) mắc đái tháo đường trong năm 2015, tỉ lệ là cứ 11 người lại có 1 người mắc.

Dự đoán trong vòng hơn 20 năm nữa, con số này có thể tăng lên tới 642 triệu người, tức là cứ 10 người thì có 1 người mắc phải căn bệnh này.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, năm 2015 đã có 3.5 triệu người mắc, và dự tính năm 2040 sẽ lên tới 6,1 triệu người. Theo Bộ Y tế Việt Nam, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện, chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế.

Nguyên Hoàng
Bình luận