(VTC News) - Liên quan đến lộ trình cấm xe máy tại các đô thị lớn ở Việt Nam, hãy cùng nhìn lại quan điểm của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.
Ông Hùng cho hay, mới đây Bộ GTVT đã nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ đề án Phát triển hợp lý các phương thức vận tải trong đô thị, Trong nhóm giải pháp quản lý và kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân có đề cập đến một số giải pháp để quản lý sử dụng xe máy theo hướng nâng cao an toàn khi tham gia giao thông của xe máy .
Cũng theo ông Hùng, đối với phát triển vận tải hành khách công cộng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển 8-10 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Các đô thị như Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng cũng đều có quy hoạch vận tải công cộng khối lượng lớn.
“Mạng lưới xe buýt của các thành phố cũng đã phát triển, tuy nhiên, năng lực của xe buýt cũng còn hạn chế, đặc biệt là trong điều kiện chúng ta đang quản lý một cách thủ công như hiện nay”, ông Hùng nhấn mạnh.
Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND các thành phố trong giai đoạn 2014-2015 cần tập trung hiện đại hóa trung tâm quản lý vận tải hành khách công cộng. Nếu thực hiện tốt thì có thể nâng cao năng lực và hiệu quả của dịch vụ xe buýt và taxi hiện tại khoảng 30-40%.
Như vậy có thể thấy, những người đứng đầu ngành giao thông ở Việt Nam đang dành sự quan tâm đặc biệt tới việc hạn chế và cấm sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, bao gồm xe máy.
Đáng chú ý, việc hạn chế và cấm sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, bao gồm xe máy, tham gia giao thông trong những giờ nhất định sẽ do các địa phương nghiên cứu đề xuất.
Chẳng hạn, UBND thành phố Hà nội đang có kế hoạch mở rộng khu vực dành cho người đi bộ và xe đạp ra hầu hết khu vực phố cổ và sẽ mở rộng dần theo nhu cầu của người dân.
“Ta sẽ không thể có thành công của Singapore, Seoul hay Zurich ngày hôm nay nếu các thành phố lớn ở Việt Nam không áp dụng đồng thời hai giải pháp: (1) tăng cường năng lực và chất lượng dich vụ VTHKCC, (2) quản lý và kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân”, ông Hùng khẳng định.
Quy luật tất yếu
Trong khi đó, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGTQG) Khương Kim Tạo nhấn mạnh việc giảm thiểu đến mức tối đa việc tham gia giao thông bằng moto, xe máy là một việc nhất thiết phải làm, càng nhanh càng tốt.
Theo ông Tạo, trước hết phải khẳng định xe máy là nguyên nhân góp phần vào gây ra nạn kẹt xe và bộ mặt thành phố không được sạch đẹp. Vì sự tiến bộ của xã hội, vì giao thông bằng ô tô văn minh, an toàn hơn dẫn đến không thể đi ngược lại quy luật: thay phương tiện kém an toàn hơn là xe máy cho ô tô, chỉ có từng bước thay xe máy bằng ô tô.
“Qua kinh nghiệm của các nước, thì khả năng gây mất an toàn của mô tô so với ô tô quãng gần 10 lần; Khả năng gây mất an toàn của ô tô so với tàu hỏa, cũng xấp xỉ 10 lần. Như vậy xét về góc độ an toàn, chúng ta nên hạn chế người dân tham gia giao thông, đặc biệt đi liên tỉnh bằng mô tô, xe máy. Tốt nhất nên phát triển tàu hỏa để đảm bảo an toàn hơn.
Lý do chủ yếu là: đối với ngoài đô thị và trong thành phố với đường tốc độ cao, khi chúng ta chuyển tham gia giao thông từ mô tô sang ô tô thì mức độ an toàn, tăng lên gần 10 lần.Và tốt nhất nếu chúng ta phát triển được giao thông bằng tàu hỏa thì mức độ an toàn còn cao hơn. Nên ở góc độ an toàn giao thông, thì phải tìm cách giảm thiểu mô tô, xe máy càng nhanh càng tốt.
Do đó, theo tôi phải có biện pháp từng bước giảm thiểu tối đa việc tham gia giao thông, không chỉ trong thành phố, mà cả ngoài thành phố bằng mô tô, xe máy”, ông Tạo nói.
Tuy nhiên, ông Tạo cho rằng trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, việc cấm xe máy là chưa phù hợp.
“Chúng ta cần phải tạo ra các phương tiện thay thế cho mô tô, xe máy. Và việc triển khai cũng nên triển khai từ tâm các thành phố triển khai ra khu vực ngoại thành, không nên triển khai trên toàn thành phố.
Hơn nữa trong quá trình triển khai cũng không cấm mô tô, xe máy đi vào tâm thành phố, mà chúng ta phải tìm giải pháp thích hợp hơn: Ở vòng ngoài, phải tạo ra những trung tâm trông giữ xe an toàn, đồng thời tạo nên những phương tiện công cộng trong tâm thành phố. Bán kính khu vực triển khai có thể quãng 2 – 3km”, ông Tạo phân tích.
Trước khi kết thúc buổi giao lưu với độc giả của VTC News, ông Tạo nhấn mạnh, giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông là phải giải quyết đồng bộ nhiều yếu tố trong đó yếu tố quy hoạch là quan trọng nhất. Chính những sự không chuẩn mực về công tác quản lý, triển khai ảnh hưởng đến ý thức người tham gia giao thông.
Vấn đề là chúng ta trong công tác quản lý nhà nước phải làm thế nào cho việc sản xuất và nhập khẩu xe đạp, xe máy điện đảm bảo an toàn kỹ thuật, cũng như hướng dẫn cho người dân hiểu được kỹ năng sử dụng xe, hiểu biết về luật pháp an toàn giao thông, quy định tương ứng với loại phương tiện mình sử dụng để có thể tham gia giao thông an toàn và hiệu quả.
Tại cuộc giao lưu trực tuyến về “Cấm xe máy: Bao giờ và như thế nào?” do Báo điện tử VTC News tổ chức vào ngày 10/12 vừa qua, Vụ trưởng Vụ Vận tải Khuất Việt Hùng cho biết, việc quản lý và kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân đã được thực hiện ở nước ta và tại các đô thị lớn từ hàng chục năm nay.
Ông Hùng cho hay, mới đây Bộ GTVT đã nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ đề án Phát triển hợp lý các phương thức vận tải trong đô thị, Trong nhóm giải pháp quản lý và kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân có đề cập đến một số giải pháp để quản lý sử dụng xe máy theo hướng nâng cao an toàn khi tham gia giao thông của xe máy .
Cũng theo ông Hùng, đối với phát triển vận tải hành khách công cộng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển 8-10 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Các đô thị như Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng cũng đều có quy hoạch vận tải công cộng khối lượng lớn.
Vụ trưởng Vụ Vận tải Khuất Việt Hùng (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND các thành phố trong giai đoạn 2014-2015 cần tập trung hiện đại hóa trung tâm quản lý vận tải hành khách công cộng. Nếu thực hiện tốt thì có thể nâng cao năng lực và hiệu quả của dịch vụ xe buýt và taxi hiện tại khoảng 30-40%.
|
Đáng chú ý, việc hạn chế và cấm sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, bao gồm xe máy, tham gia giao thông trong những giờ nhất định sẽ do các địa phương nghiên cứu đề xuất.
Chẳng hạn, UBND thành phố Hà nội đang có kế hoạch mở rộng khu vực dành cho người đi bộ và xe đạp ra hầu hết khu vực phố cổ và sẽ mở rộng dần theo nhu cầu của người dân.
“Ta sẽ không thể có thành công của Singapore, Seoul hay Zurich ngày hôm nay nếu các thành phố lớn ở Việt Nam không áp dụng đồng thời hai giải pháp: (1) tăng cường năng lực và chất lượng dich vụ VTHKCC, (2) quản lý và kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân”, ông Hùng khẳng định.
Quy luật tất yếu
Trong khi đó, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGTQG) Khương Kim Tạo nhấn mạnh việc giảm thiểu đến mức tối đa việc tham gia giao thông bằng moto, xe máy là một việc nhất thiết phải làm, càng nhanh càng tốt.
Theo ông Tạo, trước hết phải khẳng định xe máy là nguyên nhân góp phần vào gây ra nạn kẹt xe và bộ mặt thành phố không được sạch đẹp. Vì sự tiến bộ của xã hội, vì giao thông bằng ô tô văn minh, an toàn hơn dẫn đến không thể đi ngược lại quy luật: thay phương tiện kém an toàn hơn là xe máy cho ô tô, chỉ có từng bước thay xe máy bằng ô tô.
Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGTQG Khương Kim Tạo (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Lý do chủ yếu là: đối với ngoài đô thị và trong thành phố với đường tốc độ cao, khi chúng ta chuyển tham gia giao thông từ mô tô sang ô tô thì mức độ an toàn, tăng lên gần 10 lần.Và tốt nhất nếu chúng ta phát triển được giao thông bằng tàu hỏa thì mức độ an toàn còn cao hơn. Nên ở góc độ an toàn giao thông, thì phải tìm cách giảm thiểu mô tô, xe máy càng nhanh càng tốt.
Do đó, theo tôi phải có biện pháp từng bước giảm thiểu tối đa việc tham gia giao thông, không chỉ trong thành phố, mà cả ngoài thành phố bằng mô tô, xe máy”, ông Tạo nói.
Tuy nhiên, ông Tạo cho rằng trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, việc cấm xe máy là chưa phù hợp.
|
Hơn nữa trong quá trình triển khai cũng không cấm mô tô, xe máy đi vào tâm thành phố, mà chúng ta phải tìm giải pháp thích hợp hơn: Ở vòng ngoài, phải tạo ra những trung tâm trông giữ xe an toàn, đồng thời tạo nên những phương tiện công cộng trong tâm thành phố. Bán kính khu vực triển khai có thể quãng 2 – 3km”, ông Tạo phân tích.
Trước khi kết thúc buổi giao lưu với độc giả của VTC News, ông Tạo nhấn mạnh, giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông là phải giải quyết đồng bộ nhiều yếu tố trong đó yếu tố quy hoạch là quan trọng nhất. Chính những sự không chuẩn mực về công tác quản lý, triển khai ảnh hưởng đến ý thức người tham gia giao thông.
Vấn đề là chúng ta trong công tác quản lý nhà nước phải làm thế nào cho việc sản xuất và nhập khẩu xe đạp, xe máy điện đảm bảo an toàn kỹ thuật, cũng như hướng dẫn cho người dân hiểu được kỹ năng sử dụng xe, hiểu biết về luật pháp an toàn giao thông, quy định tương ứng với loại phương tiện mình sử dụng để có thể tham gia giao thông an toàn và hiệu quả.
Minh Quân
Bình luận