(VTC News) – Ác thú Khmer Đỏ không dùng súng bắn, mà hành hình bằng cách lấy dao đâm rạch chi chít trên thân thể, rồi sau đó cắt đầu thầy, cô giáo.
Loạt bài kinh hoàng tội ác Khmer Đỏ ở Tây Ninh
Kỳ 4: Cái chết thảm thương của 11 thầy cô giáo trong đêm đẫm máu
Loạt bài kinh hoàng tội ác Khmer Đỏ ở Tây Ninh
Kỳ 4: Cái chết thảm thương của 11 thầy cô giáo trong đêm đẫm máu
Chúng tôi đi tìm những dấu tích của vụ thảm sát đẫm máu 38 năm trước ở Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, tất cả chỉ là những câu chuyện tố cáo tội ác của lũ ác thú Khmer Đỏ, không một hình ảnh, không một hiện vật. Thứ duy nhất tìm thấy chỉ là tấm bia chứng tích ghi: "Nơi đây, nền trường tiểu học Tân Thành, 11 thầy cô giáo bị sát hại".
Bia lập ngày 25/9/1999. Gần đó rải rác mấy ngôi mộ, không ghi tên tuổi. Nghĩa là, phải hơn 20 năm sau sự kiện đẫm máu đó, tấm bia căm thù mới được dựng lên.
Hỏi dân xung quanh về câu chuyện ở trường tiểu học, không một ai biết. Vì họ đều mới chuyển về sinh sống từ những năm đầu thập kỷ 90. Họ kể rằng, lúc mới chuyển về, đây là vùng đất vắng vẻ, chỉ có bạt ngàn cao su. Những người dân chạy loạn 38 năm trước, không một ai dám trở lại biên giới sinh sống. Một phần họ ám ảnh bởi cái đêm kinh hoàng đó, phần khác họ lo sợ rằng một lúc nào đó, quân Pol Pot lại tràn sang, thảm cảnh lại xảy ra một lần nữa.
Nền trường tiểu học Tân Thành cũ, nay là bia chứng tích tội ác Khmer Đỏ |
Hỏi mãi, tôi mới tìm được ông Phạm Văn Đắc là người còn sống sót và chứng kiến những cái chết thảm thương của các thầy cô giáo trường tiểu học Tân Thành. Ông Đắc từng sống cách trung tâm vụ thảm sát 6km. Đêm Khmer Đỏ thảm sát người dân, ông kịp thời chạy thoát. Bản thân ông vì quá khiếp sợ nên đã bỏ hẳn cả nghề buôn bán qua biên giới, chuyển về sinh sống ở xã Tân Phú, huyện Tân Châu, cách biên giới chừng 40 km.
Tìm đến nhà hỏi chuyện, ông Đắc cứ bần thần, một lúc sau mới bình tĩnh kể lại. Ông bảo, 11 thầy cô giáo còn trẻ lắm, đều là những sinh viên mới ra trường, có cả người đang trong quá trình thực tập. Quê quán các thầy cô ở Sài Gòn.
Thời điểm năm 1973, khi ông Đắc cùng mọi người đến Tân Lập tìm hướng phát triển kinh tế mới, lúc đó Tân Lập còn hoang vu lắm. 2 năm sau, khi 7 ấp hình thành, thì nhu cầu cho con em đi học trở nên bức thiết. Chính vì thế, huyện mới chủ trương xây dựng một trường học ở ngay ấp Tân Thành.
Gọi là trường nhưng chỉ là phên tre vách lá, bàn ghế xập xệ, trời mưa thì không biết trú ở đâu. Thế nhưng, các thầy cô giáo trẻ không ai kêu khổ, chỉ một lòng dạy chữ con em trong vùng. Những lúc rảnh rỗi, họ xắn tay vào phát rẫy, làm nương cùng mọi người, ai cũng yêu quý.
Ông Phạm Văn Đắc luôn bị ám ảnh bởi thảm kịch ở trường tiểu học Tân Thành |
“Chưa ai quá 22 tuổi, gồm 9 cô và 2 thầy giáo, tất cả đều chưa lập gia đình, thậm chí người yêu còn chưa có. Trước họ ở nhờ trong nhà dân, mãi đến năm 1977, xã có phân cho cái nhà của ngụy quyền Sài Gòn để lại, ngay cạnh trường học. Mới ở được 1 tuần, chưa kịp ổn định cuộc sống thì vụ tàn sát diễn ra, không một ai sống sót.
Trường học cách khá xa khu dân cư. Giữa đêm đen các thầy cô cũng không biết chạy đi đâu, về hướng nào, chỉ nghe giặc vào là trốn, nhưng trốn đâu được khi hầm không có. Người nấp sau giếng, người nằm bẹp dưới gầm bàn, người chạy ra bụi rậm đằng sau… Tất cả đều bị chúng hành hình”, ông Đắc thở dài cho biết.
Đến gần sáng 25/9, bộ đội mới phá vây và tiến vào Tân Lập. Hai bên giao tranh ác liệt. Phải ba ngày sau khi quân Khmer Đỏ bị đánh bật về bên kia biên giới, ông Đắc cùng các chiến sỹ mới tìm được đến trường tiểu học Tân Thành. Lúc đó, chỉ còn lại đống đổ nát, cùng mùi tử khí bốc lên ngạt mũi.
Tội ác Khmer Đỏ (Ảnh tư liệu) |
Ông Đắc kinh hoàng trước những thảm cảnh đang diễn ra trước mắt mình. Ngay trước dãy tập thể, bọn ác thú treo lủng lẳng đầu của 2 thầy giáo, còn thân mình thì nằm tít mãi phía sau dãy tập thể với hàng chục vết chém trên người.
Nghe dân chạy loạn kể lại, thì với những người có ý định chống cự, Khmer Đỏ không dùng súng bắn, mà hành hình bằng cách lấy dao đâm rạch chi chít trên thân thể, rồi sau đó cắt đầu hoặc dùng dùi cui đập đầu cho đến chết. Mục đích của chúng là muốn những người còn sống phải chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp ngay trước mắt mình, họ phải bàng hoàng, đau đớn đến cùng cực, trước khi đến lượt mình.
Nghe dân chạy loạn kể lại, thì với những người có ý định chống cự, Khmer Đỏ không dùng súng bắn, mà hành hình bằng cách lấy dao đâm rạch chi chít trên thân thể, rồi sau đó cắt đầu hoặc dùng dùi cui đập đầu cho đến chết. Mục đích của chúng là muốn những người còn sống phải chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp ngay trước mắt mình, họ phải bàng hoàng, đau đớn đến cùng cực, trước khi đến lượt mình.
Bên trong dãy tập thể, cô hiệu trưởng tên Lan cùng 6 cô giáo đều chết trong tình trạng cơ thể lõa lồ, mỗi người nằm vắt vẻo một nơi. Sau khi cưỡng hiếp các cô, bọn ác thú lấy chính cơ thể các cô ra làm trò tiêu khiển. Cô thì cửa mình bị nhét đầy đất đá, vết máu loang ra đầy sàn nhà. Có cô thì bị chúng dùng giáo mác đâm thẳng vào cửa mình, cô thì bị chúng rạch bụng, cô thì bị chặt đầu, chặt tay, vứt lăn lóc cùng với những thi thể khác.
Ông Đắc cùng mọi người thu dọn, chỉ thấy có 9 xác chết. Phải một lúc sau, ông mới phát hiện ra 2 cô nằm chết dưới cái giếng nước phía sau trường học.
Có lẽ, chứng kiến những cảnh tượng mất hết tính người của lũ ác thú, biết trước sau gì cũng chết, 2 người đã vùng chạy rồi lao thẳng xuống giếng tự tử. Quân Khmer Đỏ đã lấy đá ném xuống lấp đầy, rồi đạp đổ miệng giếng.
Ông Phạm Văn Đắc: "Khmer Đỏ là lũ ác thú mất hết tính người" |
Ông Đắc cùng mọi người phải rất vất vả mới đưa được thi thể lên khỏi giếng. Thi thể không còn nguyên vẹn vì những tảng đá lớn đè xuống. Nhìn quần áo thì mọi người đoán đó là cô Trang, cô Huệ.
Sau khi chôn cất 11 thầy cô giáo, ông Đắc, ông Cần, ông Ba Hạnh đã xây một cái bia nhỏ ngay trước nền trường tiểu học Tân Thành, đề dòng chữ: "Hận thù này, nhân dân Tân Lập ghi nhớ suốt đời".
Đến cuối năm 1977, tuy Khmer Đỏ không dám đánh qua biên giới Việt Nam nữa, nhưng chúng lại câu pháo tới tấp. Một viên đạn pháo bay trúng vào vào tấm bia. Mãi đến năm 1999, bia chứng tích tội ác Pol Pot mới được dựng lại trên những dấu tích cũ.
Đến cuối năm 1977, tuy Khmer Đỏ không dám đánh qua biên giới Việt Nam nữa, nhưng chúng lại câu pháo tới tấp. Một viên đạn pháo bay trúng vào vào tấm bia. Mãi đến năm 1999, bia chứng tích tội ác Pol Pot mới được dựng lại trên những dấu tích cũ.
“Trước tôi có lần đi qua Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang), thấy ở đó có cả một khu tưởng niệm hoành tráng lắm, có cả những di vật, những hình ảnh, mới chạnh lòng bảo tại sao Tân Lập lại không có gì ngoài tấm bia chứng tích. Tội ác Khmer Đỏ gây ra ở Tân Lập cũng man rợ không kém, nhưng chỉ có vài người thoát chết, hơn nữa mảnh đất này còn xảy ra chiến sự đằng đẵng hàng tháng trời, nên không ai dám trở lại để chụp ảnh, để thu thập những bằng chứng tố cáo. Bản thân mình trải qua vụ thảm sát, còn sống sót để giờ ngồi đây kể lại mọi việc với nhà báo là đã cảm thấy may mắn lắm rồi ”, ông Phạm Văn Đắc thở dài.
Còn tiếp…
Hải Minh
Bình luận