• Zalo

Cám cảnh sao Việt lương không bằng Osin

Thể thaoThứ Tư, 11/09/2013 02:00:00 +07:00Google News

(VTC News)- Dù là tài năng đất nước nhưng thu nhập hàng tháng của các VĐV trên tuyển có khi còn kém cả... osin.

(VTC News)- Dù là tài năng đất nước nhưng thu nhập hàng tháng của các VĐV trên tuyển có khi còn kém cả... osin.

Lương chẳng bằng osin

Theo chế độ hiện hành, tiền công tập của các tuyển thủ quốc gia được khoán gọn trong mức 150.000 đồng/ngày. Tức là kể cả có tập trọn vẹn cả tháng thì thu nhập của một VĐV đẳng cấp cao cũng chỉ ở mức 3,9 triệu/tháng (không tính công cho 4 ngày chủ nhật), thấp hơn cả mức lương thỏa thuận dành cho... osin ở những gia đình khá giả tại Hà Nội.

Nhưng chẳng phải ai cũng có sức để tập trọn vẹn cả tháng, ấy là chưa kể những ngày nghỉ vì chấn thương. Song luật là luật, thời gian đó đương nhiên nằm ngoài... bảng chấm công. Đáng nói hơn, theo quy định mới, kể từ năm 2006, mọi nguồn thu nhập từ địa phương của các VĐV đều bị cắt khi lên tuyển.

Các đội tuyển VN đang bước vào giai đoạn chuẩn bị nước rút cho SEA Games
Các đội tuyển VN đang bước vào giai đoạn chuẩn bị nước rút cho SEA Games

Thế mới có chuyện, nhiều VĐV tuyển quốc gia khi được hỏi đều ngậm ngùi bởi thu nhập chẳng đủ để trang trải chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở thủ đô chứ đừng nói tới việc dành dụm hay mua quà về cho gia đình. Chính tổng cục trưởng tổng cục TDTT Vương Bích Thắng đã nhiều lần lên tiếng về thực trạng này song cho đến thời điểm chuẩn bị nước rút cho SEA Games 2013, các VĐV vẫn chỉ xem việc tăng thêm thu nhập là giấc mơ ngoài tầm với.

Nguồn thu lớn nhất mà họ trông chờ là khoản tiền thưởng cho thành tích ở SEA Games hay ASIAD. Nhưng ngoại trừ bóng đá, số tiền cho một tấm HCV tại đấu trường khu vực rất khiêm tốn, chỉ xê xích xung quanh mức 5,10 triệu đồng.

200.000 đồng/ngày, ăn gì mà lắm thế?

Đấy chắc chắn là thắc mắc chung của rất nhiều người khi nghe tới khoản chế độ dành cho các VĐV làm nghĩa vụ quốc gia. Thậm chí, còn có ý kiến nghi ngờ việc... tiêu thụ làm sao cho hết lượng thực phẩm nạp vào người theo mức kể trên.

Thực tế, tập luyện chuyên nghiệp ở đẳng cấp cao ngốn của các VĐV rất nhiều năng lượng. Ở một số môn có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt như vật, cử tạ, bơi thì yêu cầu còn nhiều và đa dạng nữa. Chính vì thế, việc ăn no thôi đã khó, ăn ngon, đủ chất và có chế độ dinh dưỡng riêng là vô cùng xa xỉ.

Thực đơn một ngày ở học viện HAGL-Arsenal JMG (Ảnh: Nhạc Dương)

Thử tham khảo mức ăn một ngày của học viên HAGL- Arsenal JMG năm 2011. Bữa sáng với xôi gà, sữa, bánh; bữa trưa là sườn nướng, gà kho gừng, cá diêu hồng hấp, canh bò bắp lá giang..., bữa chiều: dê nướng sa tế, heo khoe tàu, chim cút xào xả ớt..., bữa tối là bánh ngọt và sữa, ngoài ra còn có trái cây và món tráng miệng.

Đây là mức ăn được cho là khoa học, đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu năng lượng cơ thể, tập trung phát triển các nhóm cơ, xương, phù hợp với đúng lứa tuổi của thành viên học viên HAGL-Arsenal JMG.

Cách đây 2 năm mà các "báu vật của bầu Đức" đã được đầu tư như vậy. Thử hỏi, với mức lạm phát như hiện nay, 200.000 đồng có đủ chăm sóc cho các VĐV yên tâm dốc sức cho vinh quang đất nước?


Trả lời phỏng vấn trên một số tờ báo, giám đốc Trung tâm HLQG Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận từ năm 2012, Trung tâm còn trích 10.000 đồng từ tổng số 200.000 đồng vốn dùng để mua nước uống, để dành cả cho việc... ăn.

Ăn uống đã vậy thì chuyện thuốc men, thức ăn bổ sung lại càng hiếm. Ấy là chưa kể, do quan liêu và mệnh lệnh hành chính chồng chéo,  lượng chất bổ sung trên toàn được đưa về vào thời điểm... sát ngày lên đường.
"No dồn, đói góp" nhưng dù có uống cật lực thì các VĐV cũng chẳng thể hấp thụ được và đôi khi còn phản tác dụng do rơi vào thời điểm ép cân hay tập thả lỏng.
Trong đợt tập trung đầu tiên chuẩn bị cho SEA Games 27 hôm 28/5, HLV Hoàng Văn Phúc đã phải có ý kiến về chế độ ăn uống cho các cầu thủ U23 VN.

May cho ông Phúc, lãnh đạo bộ VH-TT&DL đã phản ứng rất nhanh và chất lượng bữa ăn cho đội tuyển được cải thiện ngay lập tức.

N.D (tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn