• Zalo

Cái chết của nam sinh 13 tuổi bị bắt nạt hội đồng gây chấn động

Tin tức - Sự kiệnThứ Năm, 11/11/2021 13:55:38 +07:00Google News
(VTC News) -

Cái chết của nam sinh 13 tuổi làm dấy lên làn sóng lo ngại trong dư luận Trung Quốc về vấn nạn bạo lực học đường tại nước này.

Ba ngày sau khi mất tích, hôm 26/10, thi thể của Ke Liangwei, 13 tuổi, học sinh một trường trung học cơ sở ở thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông được tìm thấy ở một nơi vắng vẻ. Cậu bé bị chết đuối. 

Tuần trước, sự thật về cái chết của Ke được phơi bày, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc. 

Một đoạn video quay lại cảnh 2 nam sinh đạp vào mặt, đấm đá Ke trong nhà vệ sinh trường, trong khi nhiều học sinh khác đứng nhìn và cổ vũ được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội Trung Quốc. 

Cái chết của nam sinh 13 tuổi bị bắt nạt hội đồng gây chấn động - 1

Bắt nạt trở thành vấn đề dai dẳng trong các trường học tại Trung Quốc. (Ảnh: AP)

Bố mẹ Ke chỉ biết về video này vài ngày sau khi em mất tích. 

Cảnh sát và phòng giáo dục thành phố Mậu Danh xác nhận câu chuyện của Ke nhưng không liên hệ việc nam sinh này bị bắt nạt với cái chết của em. 

Dù vậy, vụ việc của Ke tiếp tục khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại về nạn bắt nạt học đường ở Trung Quốc. 

Một nghiên cứu từ Đại học Sư phạm Hoa Trung ở Vũ Hán (CCNU) cho thấy, khoảng 1/3 trong số 10.000 học sinh từ 6 tỉnh Trung Quốc từng bị bắt nạt. Trong nhóm này, 25% báo cáo lại vấn đề này với giáo viên hoặc phụ huynh, 45% chọn im lặng.

Giáo sư Wang Zhenhui tới từ Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc ở Bắc Kinh cho rằng, việc thiết các biện pháp chấn chỉnh những "kẻ bắt nạt" và giúp đỡ các nạn nhân cùng nhiều yếu tố khác khiến bắt nạt trở thành vấn đề dai dẳng trong các trường học tại Trung Quốc. 

Bộ Giáo dục Trung Quốc mới đây ban hành Luật Bảo vệ Trẻ vị thành niên với mục tiêu "bảo vệ trẻ vị thành niên ở trường". Tuy nhiên, việc các trường thiếu quyết liệt trong thực thi các quy định trong luật khiến nhiều kẻ bắt nạt không bị trừng phạt, trong khi các nạn nhân không biết phải xử lý thế nào. 

Hồi tháng 3, một học sinh 16 tuổi tại một trường học nghề ở Bắc Kinh lên mạng xã hội tố cáo ban giám hiệu nhà trường không có biện pháp mạnh tay với những kẻ bắt nạt mình. 

Nam sinh này cho biết em đã báo cáo vụ việc nhưng nhà trường chỉ yêu cầu 8 học sinh liên quan tới vụ việc viết bản kiểm điểm và chép lại nội quy của trường. 

Theo Giáo sư Wang, việc học sinh bị bắt nạt đôi khi cũng liên quan tới việc cha mẹ các em không dạy con minh cách xử lý cảm xúc và quan hệ với người khác. 

Theo nghiên cứu của CCNU, học sinh xuất thân từ các gia đình giàu có hoặc quyền lực thường ít bị bắt nạt hơn.

Diệu Hoa(Nguồn: SCMP)
Bình luận
vtcnews.vn