• Zalo

Caffeine thâm nhập vào máu, biến đổi cơ thể người uống cà phê thế nào?

Sức khỏeThứ Tư, 12/09/2018 07:22:00 +07:00Google News

Caffeine thâm nhập vào máu khiến nhịp tim, huyết áp tăng cao, bạn sẽ thấy tỉnh táo, tập trung và thị lực rõ hơn nhờ đồng tử giãn nở nhẹ.

Đối với nhiều người, cà phê là thức uống không thể thiếu được hàng ngày. Thức uống này có thể khiến họ cảm thấy minh mẫn và sảng khoái hơn. Lý do vì bên trong cơ thể đã xảy ra nhiều biến đổi, bắt đầu từ 10 phút đến 6 giờ sau đó.

Sau 10 phút: Caffeine trong cà phê bắt đầu thâm nhập vào máu khiến nhịp tim và huyết áp cơ thể tăng dần.

Sau 20 phút: Bạn bắt đầu cảm thấy tỉnh táo và tập trung hơn. Việc xử lý và giải quyết công việc cũng trở nên dễ dàng. Ngoài ra, caffeine giúp bạn bớt mệt mỏi nhờ sự liên kết với các thụ thể adennosine (thụ thể giảm đau, thư giãn) trong não.

1

Caffeine có trong cà phê kích thích acid dạ dày hoạt động mạnh. (Ảnh: YT)

Sau 30 phút: Cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều hormone adrenaline (hormone thúc đẩy khả năng cực đại). Thị lực trở nên sắc bén hơn vì đồng tử mắt được giãn nở nhẹ.

Sau 40 phút: Lượng chất dẫn truyền thần kinh serotonin (hormone hạnh phúc) trong cơ thể bắt đầu tăng lên. Các tế bào thần kinh vận động trong não được cải thiện, giúp cơ bắp hoạt động mạnh mẽ.

Sau 4 giờ: Cà phê có thể làm tăng tốc độ giải phóng năng lượng của tế bào. Cơ thể bắt đầu đốt cháy mỡ dù bạn không hề hoạt động. Ngoài ra, dạ dày cũng được kích thích tiết acid nhiều hơn.

Sau 6 giờ: Caffeine có tác dụng lợi tiểu nên bạn có thể đi vệ sinh vào lúc này. Trong nước tiểu sẽ chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết. Điều này có thể khiến sự chuyển hóa canxi bị rối loạn nhẹ.

(Nguồn: VnExpress)
Bình luận
vtcnews.vn