(VTC News)- World Cup 2014 khiến tình yêu bóng đá của người Mỹ tăng lên gấp bội.
Trước khi World Cup 2014 khởi tranh, tờ New York Times có làm một cuộc điều tra nhỏ về tình yêu bóng đá của người dân 32 nước có đội tuyển tranh tài ở Brazil lần này, và kết quả đưa ra không quá bất ngờ khi Mỹ đứng chót bảng với chỉ 11% số người được hỏi thực sự yêu thích bóng đá, còn 60% không hề quan tâm.
Trước khi World Cup 2014 khởi tranh, tờ New York Times có làm một cuộc điều tra nhỏ về tình yêu bóng đá của người dân 32 nước có đội tuyển tranh tài ở Brazil lần này, và kết quả đưa ra không quá bất ngờ khi Mỹ đứng chót bảng với chỉ 11% số người được hỏi thực sự yêu thích bóng đá, còn 60% không hề quan tâm.
Trái ngược hẳn với họ là quốc gia hàng xóm Mexico, có 43% người được hỏi yêu bóng đá cuồng nhiệt và chỉ 8% không quan tâm.
Sự thật là ở quốc gia vốn nổi tiếng với Starbucks và Mc Donalds, bóng đá chỉ được xếp thứ 3 trong số những môn thể thao được yêu thích nhất, sau bóng chày và bóng rổ, nhưng World Cup dường như đã đánh dấu một bước thay đổi quan trọng. Trận đấu giữa tuyển Mỹ và tuyển Bồ Đào Nha ở vòng bảng đạt con số người xem kỷ lục hơn 18 triệu người, cao nhất trong lịch sử những trận World Cup được phát trên kênh ESPN.
Từ tổng thống Obama, đến giới ca sỹ như Justin Timberlake, Rihanna hay tài tử lừng danh Tom Hanks, ai cũng dõi theo từng bước chân của thầy trò Klinsmann trên đất Brazil.
Sự thật là ở quốc gia vốn nổi tiếng với Starbucks và Mc Donalds, bóng đá chỉ được xếp thứ 3 trong số những môn thể thao được yêu thích nhất, sau bóng chày và bóng rổ, nhưng World Cup dường như đã đánh dấu một bước thay đổi quan trọng. Trận đấu giữa tuyển Mỹ và tuyển Bồ Đào Nha ở vòng bảng đạt con số người xem kỷ lục hơn 18 triệu người, cao nhất trong lịch sử những trận World Cup được phát trên kênh ESPN.
Tổng thống Obama xem tuyển Mỹ thi đấu ở World Cup cùng các nhân viên Nhà Trắng. |
Nếu như ở các kỳ World Cup trước, kênh BBC của Anh đều thực hiện một phóng sự trong đó phỏng vấn ngẫu nhiên nhiều người dân Mỹ về bóng đá và World Cup với mục đích gây cười cho khán giả của mình thì nay mọi chuyện đã thay đổi. Người ta tập trung xem World Cup ở khắp mọi nơi, từ trong phòng khách, quán bar đến những sân vận động với màn hình lớn, không khác gì ở các nước châu Âu có truyền thống bóng đá như Đức hay Hà Lan.
Sự thay đổi trong tình yêu bóng đá ở Mỹ không phải tự nhiên mà có. Từ vài chục năm trước nước này đã lên một kế hoạch chi tiết để phát triển bóng đá, trong đó bao gồm việc đăng cai World Cup 1994, đầu tư cho bóng đá trẻ, xây dựng giải MLS và thu hút những ngôi sao đỉnh cao về thi đấu…
Sự thay đổi trong tình yêu bóng đá ở Mỹ không phải tự nhiên mà có. Từ vài chục năm trước nước này đã lên một kế hoạch chi tiết để phát triển bóng đá, trong đó bao gồm việc đăng cai World Cup 1994, đầu tư cho bóng đá trẻ, xây dựng giải MLS và thu hút những ngôi sao đỉnh cao về thi đấu…
Đến nay, sự đầu tư ấy đã bắt đầu đem lại kết quả. Mỹ hiện có 24 triệu người chơi bóng đá thường xuyên, nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc theo số liệu của FIFA. Trong khi đội bóng đá nữ đã nằm trong tốp đầu thế giới từ nhiều năm qua, thì đội tuyển nam của Klinsmann hiện đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng FIFA, trên Hà Lan, Pháp và Croatia.
Cũng trong cuộc điều tra của tờ New York Times nói trên, Mỹ là một trong 3 nước duy nhất mà đa số người được hỏi tin rằng đội tuyển quốc gia của họ sẽ vô địch World Cup 2014, trong khi ở 29 nước còn lại, câu trả lời đều là Brazil. Phải chăng chính sự lạc quan ấy sẽ giúp người Mỹ yêu bóng đá hơn, và “Chú Sam” sẽ sớm trở thành một quyền lực ở môn thể thao vua, giống như trong hầu khắp các lĩnh vực khác của đời sống?
Chí Thiện
Bình luận