(VTC News) - Tuyển Đức đã xuất sắc giành ngôi vô địch World Cup 2014 với một đội hình không có ngôi sao nào quá nổi bật.
Có một câu bình luận đã trở nên cực kỳ phổ biến trên các mạng xã hội trong 1 tuần qua, kể từ sau chiến thắng lịch sử 7-1 của tuyển Đức trước Brazil ở Belo Horizonte: “Brazil có Neymar, Argentina có Messi, Bồ Đào Nha có Ronaldo, còn người Đức có một đội bóng”. Nó càng trở nên thuyết phục hơn, khi thầy trò Joachim Low đã vượt qua cả 3 đội bóng đó trên con đường đi tới chức vô địch World Cup 2014 một cách rất thuyết phục.
Trong khi Brazil phụ thuộc vào Neymar, để rồi gục ngã cay đắng khi anh vắng mặt vì chấn thương; Bồ Đào Nha đặt niềm tin vào Ronaldo, và CR7 lại nhạt nhòa như thường lệ ở các giải đấu lớn, đội hình Đức không có một ngôi sao nào quá nổi bật. Ngoại trừ thủ môn Neuer, các vị trí còn lại trong đội đều có người thay thế một cách xứng đáng, và điều quan trọng hơn, ai cũng là ngôi sao ở vị trí của mình.
Lão tướng Klose kiên trì cắm chốt trong vòng cấm chờ đợi cơ hội, Ozil kiến tạo cơ hội cho các đồng đội, Howedes cần mẫn phòng thủ bên cánh trái, hay như Mario Gotze, nhiệm vụ của anh là giải quyết trận đấu – như cách Joachim Low đã chia sẻ sau trận chung kết.
Nhìn sang đối thủ của họ là tuyển Argentina, mọi thứ diễn ra hoàn toàn khác. Messi nhận trọng trách ghi bàn, kiêm luôn nhiệm vụ kiến tạo, thu hút hàng thủ đối phương. Chỉ có mình Leo là ngôi sao duy nhất.
Ngay cả trên băng ghế chỉ đạo, Đức cũng không có một “ngôi sao huấn luyện viên” với cá tính mạnh mẽ và gây chú ý như Louis Van Gaal hay Scolari. Joachim Low thường xuyên bị chỉ trích là thiếu cá tính, không có tài năng thực sự mà chỉ thừa hưởng những thành quả mà Klinsmann đã dày công gây dựng, thậm chí là về cả những thói quen xấu như ngoáy mũi.
Nhưng ông đã đưa người hâm mộ từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiêm khác, với những điều chỉnh hết sức hợp lý của mình.
Tuyển Đức của Joachim Low không chỉ là một tập thể gắn kết, đồng đều mà còn rất linh hoạt. Họ thường xuyên ra sân với đội hình gồm 4 “trung vệ”, trong khi để hậu vệ cánh tốt nhất của mình là Lahm lên đá tiền vệ trụ. Trên hàng công, những phương án sử dụng Gotze, Mueller, Klose, Schurrle cũng được luân phiên một cách rất đa dạng.
Trái lại ở phía Argentina, người ta hầu như không thấy bất cứ dấu ấn chiến thuật nào của Sabella. Ở tất cả các trận đấu họ đều ra sân với cùng một sơ đồ chiến thuật, thay người theo cùng một công thức, và ngồi chờ phép màu đến từ Messi.
Thắng lợi của tuyển Đức vừa qua không chỉ đánh dấu lần đầu tiên một đội bóng châu Âu giành chức vô địch World Cup trên đất Nam Mỹ, mà còn mở ra một định hướng phát triển mới cho bóng đá thế giới học tập. Những cá nhân siêu việt vẫn sẽ được tôn vinh, nhưng để đi đến chiến thắng, việc xây dựng một tập thể tốt quan trọng hơn rất nhiều.
Chí Thiện
Có một câu bình luận đã trở nên cực kỳ phổ biến trên các mạng xã hội trong 1 tuần qua, kể từ sau chiến thắng lịch sử 7-1 của tuyển Đức trước Brazil ở Belo Horizonte: “Brazil có Neymar, Argentina có Messi, Bồ Đào Nha có Ronaldo, còn người Đức có một đội bóng”. Nó càng trở nên thuyết phục hơn, khi thầy trò Joachim Low đã vượt qua cả 3 đội bóng đó trên con đường đi tới chức vô địch World Cup 2014 một cách rất thuyết phục.
Trong khi Brazil phụ thuộc vào Neymar, để rồi gục ngã cay đắng khi anh vắng mặt vì chấn thương; Bồ Đào Nha đặt niềm tin vào Ronaldo, và CR7 lại nhạt nhòa như thường lệ ở các giải đấu lớn, đội hình Đức không có một ngôi sao nào quá nổi bật. Ngoại trừ thủ môn Neuer, các vị trí còn lại trong đội đều có người thay thế một cách xứng đáng, và điều quan trọng hơn, ai cũng là ngôi sao ở vị trí của mình.
Chiến thắng của tuyển Đức mang đậm dấu ấn tập thể. |
Nhìn sang đối thủ của họ là tuyển Argentina, mọi thứ diễn ra hoàn toàn khác. Messi nhận trọng trách ghi bàn, kiêm luôn nhiệm vụ kiến tạo, thu hút hàng thủ đối phương. Chỉ có mình Leo là ngôi sao duy nhất.
Ngay cả trên băng ghế chỉ đạo, Đức cũng không có một “ngôi sao huấn luyện viên” với cá tính mạnh mẽ và gây chú ý như Louis Van Gaal hay Scolari. Joachim Low thường xuyên bị chỉ trích là thiếu cá tính, không có tài năng thực sự mà chỉ thừa hưởng những thành quả mà Klinsmann đã dày công gây dựng, thậm chí là về cả những thói quen xấu như ngoáy mũi.
Nhưng ông đã đưa người hâm mộ từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiêm khác, với những điều chỉnh hết sức hợp lý của mình.
Tuyển Đức của Joachim Low không chỉ là một tập thể gắn kết, đồng đều mà còn rất linh hoạt. Họ thường xuyên ra sân với đội hình gồm 4 “trung vệ”, trong khi để hậu vệ cánh tốt nhất của mình là Lahm lên đá tiền vệ trụ. Trên hàng công, những phương án sử dụng Gotze, Mueller, Klose, Schurrle cũng được luân phiên một cách rất đa dạng.
Trái lại ở phía Argentina, người ta hầu như không thấy bất cứ dấu ấn chiến thuật nào của Sabella. Ở tất cả các trận đấu họ đều ra sân với cùng một sơ đồ chiến thuật, thay người theo cùng một công thức, và ngồi chờ phép màu đến từ Messi.
Thắng lợi của tuyển Đức vừa qua không chỉ đánh dấu lần đầu tiên một đội bóng châu Âu giành chức vô địch World Cup trên đất Nam Mỹ, mà còn mở ra một định hướng phát triển mới cho bóng đá thế giới học tập. Những cá nhân siêu việt vẫn sẽ được tôn vinh, nhưng để đi đến chiến thắng, việc xây dựng một tập thể tốt quan trọng hơn rất nhiều.
Chí Thiện
Bình luận