• Zalo

Cách vượt qua mệt mỏi hậu COVID-19 không dùng thuốc

Tư vấnChủ Nhật, 10/04/2022 08:11:40 +07:00Google News

Sau khi khỏi COVID-19, nhiều người vẫn tiếp tục có cảm giác mệt mỏi, việc nghỉ ngơi đơn thuần không giúp cải thiện tình hình.

Tình trạng mệt mỏi thông thường có thể thuyên giảm khi được nghỉ ngơi đầy đủ. Nhưng với một số người từng nhiễm COVID-19, họ vẫn bị kiệt sức, dù đã dành thời gian ngủ, nghỉ nhiều hơn. 

Một số người mệt cả về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Họ thấy cơ bắp rã rời dù có đang di chuyển hay không, đi bộ có cảm giác như chạy marathon.

Cách vượt qua mệt mỏi hậu COVID-19 không dùng thuốc - 1

(Ảnh minh hoạ)

Hội chứng hậu COVID-19

Một đánh giá dựa trên 21 nghiên cứu cho thấy, 13 đến 33% bệnh nhân COVID-19 mệt mỏi từ 4 - 5 tháng sau khi các triệu chứng xuất hiện. Đây là một vấn đề phổ biến đáng lo ngại.

Các triệu chứng mà bạn nên đặc biệt quan tâm bao gồm sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, chảy máu hoặc bầm tím bất thường, đau (bất cứ nơi nào) khiến bạn mất ngủ, đổ mồ hôi ban đêm.

Nếu tình trạng mệt mỏi ngày càng tồi tệ hơn, bạn nên đi khám.

Thời kỳ đầu của đại dịch, một số bệnh nhân có các triệu chứng suy nhược kéo dài trong nhiều tháng. Mệt mỏi là biểu hiện phổ biến nhất, xuất hiện ở 85% số ca bị hội chứng hậu COVID-19. Họ còn bị đau đầu, đau cơ, sương mù não (trí nhớ giảm sút, mất tập trung…). 

Trước khi có COVID-19, các bác sĩ đã ghi nhận hội chứng mệt mỏi mạn tính, thường xảy ra sau khi nhiễm các loại virus. Bệnh nhân cũng cảm thấy mệt mỏi, sương mù não và đau cơ. 

Điều trị 

Bạn hoặc người thân có thể bị mệt mỏi sau khi có kết quả âm tính SARS-CoV-2 dù trong thời gian dương tính, bạn có triệu chứng hay không. 

Vaccine giúp giảm nguy cơ mệt mỏi hậu COVID-19 bằng cách giảm khả năng nhiễm bệnh ngay từ đầu. Những người được tiêm ngừa mắc COVID-19 ít bị suy nhược trong và sau khi mắc bệnh. 

Tuy nhiên, tiêm chủng không có khả năng bảo vệ được 100% và có nhiều người đã tiêm 2 - 3 mũi vaccine vẫn bị mệt mỏi kéo dài. 

Ngoài ra, bạn thử áp dụng một số giải pháp để nhanh chóng phục hồi: 

Điều chỉnh cường độ làm việc: Trở lại các hoạt động bình thường phù hợp với mức năng lượng của bạn. Đưa ra những ưu tiên, tập trung vào những việc bạn có thể làm được. 

Tập thể dục trở lại: Vận động giúp bạn phục hồi, nhưng bạn có thể cần một số hỗ trợ chuyên môn về bài tập để tránh quá sức sau đó. 

Ưu tiên giấc ngủ: Nhắc nhở bản thân rằng trong khi ngủ, cơ thể bạn sẽ bảo toàn năng lượng và hồi phục. Ngủ đủ, đúng giờ, đồng thời nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt, là điều quan trọng. 

Ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng: Mất mùi, vị và cảm giác thèm ăn do COVID-19 có thể khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Tuy nhiên, hãy cố gắng xem thực phẩm như một cách cung cấp năng lượng và vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để chữa bệnh. 

Theo dõi sự mệt mỏi của bạn: Ghi nhật ký sức khỏe để cải thiện dần dần. Bạn sẽ có ngày khỏe, ngày yếu, nhưng nhìn chung, nên có một quỹ đạo từ từ phù hợp để phục hồi. 

(Nguồn: Vietnamnet)
Bình luận
vtcnews.vn