Đặc điểm của cây nhàu
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Hoài Vũ cho biết, cây nhàu là cây thân gỗ cao chừng 4-8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp dọc bờ sông bờ suối. Cây nhiều cành to, lá mọc đối, hình bầu dục rộng, có góc ở gốc, nhọn ở đầu, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, bóng loáng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2-4cm, nở vào tháng 1-2.
Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5-6cm; gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau. Quả chín vào tháng 7-8. Ruột quả có lớp cơm mềm, chính giữa có nhân cứng. Nhân dài chừng 6-7mm, ngang chừng 4-5mm, 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ.
Để làm thuốc, thu hái và sử dụng lá, quả, vỏ cây và rễ nhàu, dùng tươi hoặc dùng khô.
Cách sử dụng trái nhàu tươi tốt cho sức khoẻ
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra các cách sử dụng trái nhàu tươi và tác dụng nổi bật của trái nhàu tươi như sau:
Bảo vệ tim mạch
Trái nhàu có thể ép lấy nước dùng hàng ngày. Trong nước ép nhàu chứa một số thành phần dưỡng chất tốt cho tim mạch, hỗ trợ khả năng lưu thông máu, ngăn chặn máu đóng cục, hạn chế phần nào biến chứng đột quỵ.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Đại học Y Khoa Illinois, Mỹ, cho thấy rằng sử dụng nước ép nhàu mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt lượng cholesterol xấu. Không những vậy nước ép nhàu còn kích thích các phản ứng trong cơ thể, duy trì khả năng hoạt động dài lâu.
Cải thiện chức năng xương khớp
Không chỉ tốt cho tim mạch mà nước ép từ trái nhàu còn rất tốt cho xương khớp. Người bị viêm khớp nên dùng thử loại nước ép này.
Một vài nghiên cứu đáng tin cậy gần đây cũng khẳng định tác động tích cực của tinh chất trái nhàu đến với sức khỏe xương khớp. Hiệu quả cải thiện chức năng xương khớp của nước ép trái nhàu thậm chí không thể thua kém những loại thuốc giảm đau chuyên dụng.
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Người bị tiểu đường nên dùng thử nước ép từ trái nhàu, vì thành phần dưỡng chất trong trái nhàu được chứng minh là có thể phần nào kiểm soát lượng đường huyết. Cụ thể sau khi hấp thụ nước ép trái nhàu, lượng glycosylated hemoglobin cùng với huyết thanh, cholesterol lipoprotein sẽ điều chỉnh về mức phù hợp.
Mặt khác, tinh chất từ trái nhàu thiên nhiên kích thích độ nhạy của Insulin, tăng cường khả năng hấp thụ đường Glucose.
Giảm mệt mỏi
Chắc hẳn ít người biết rằng trái nhàu có thể được sử dụng như loại thuốc hỗ trợ giảm mệt mỏi. Uống một ly nước ép trái nhỏ sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, duy trì vận động thể chất.
Chăm sóc da
Sử dụng nước ép từ trái nhàu hàng ngày chính là cách đơn giản giúp chăm sóc da, cải thiện độ tươi trẻ cho làn da. Trong trái nhàu chứa hoạt chất kích thích khả năng sản sinh collagen, làm tăng độ đàn hồi tự nhiên cho da.
Ngoài ra, trái nhàu cũng chứa khá nhiều chất chống viêm, kìm hãm mụn, không để mụn mọc tràn lan.
Ngăn trào ngược dạ dày
Một loại dịch tiết trong trái nhàu có khả năng ngăn chặn niêm mạc tiết quá nhiều dịch. Từ đó phần nào giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày, phòng ngừa viêm dạ dày.
Lưu ý trong quá trình sử dụng cây nhàu
Hiện vẫn chưa có tài liệu chuyên khoa nào hướng dẫn về cách sử dụng các bộ phận trên cây nhàu, đặc biệt là nước ép từ trái nhàu. Tuy vậy một số chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo về liều lượng sử dụng nước ép nhàu cho từng đối tượng. Cụ thể như:
- Người trẻ, chưa gặp vấn đề gì về sức khỏe: Uống 30ml nước ép nhàu/ngày.
- Người vừa bị chấn thương hoặc phẫu thuật: Uống 90ml đến 120ml/ngày.
- Người lớn tuổi: Uống 60ml nước ép nhàu / ngày, chia thành 2 lần uống.
- Người cần điều trị ung thư hoặc tiểu đường: Uống 180ml đến 240ml/ngày.
Cây nhàu ngày càng ứng dụng rộng rãi trong phòng và điều trị một số căn bệnh nan y. Đặc biệt quả của loại cây này chứa hàm lượng dưỡng chất cao, rất tốt cho người tiểu đường, người bị ung thư, người suy giảm trí nhớ. Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất đến bạn!
Bình luận