Quyết định này đưa ra sau cuộc họp “khẩn” do ngành thể thao triệu tập vào sáng qua tại Trung tâm HLQG HN. HLV trưởng Lê Xuân Phong bị cho thôi chức HLV trưởng ĐTQG cho dù trước mắt ông vẫn sẽ đảm nhiệm một vị trí trong Ban huấn luyện. Trong khi đó, 2 tay vợt Hoàng và Đạt cũng đã phải rời khỏi ĐTQG ngay từ hôm qua.
Đã chậm và vẫn nương nhẹ
Thật hiếm khi thấy ngành thể thao có động thái nhanh, quyết liệt như lần này và HLV trưởng Lê Xuân Phong chính là trường hợp đầu tiên của TTVN ở các môn ngoài bóng đá bị kỷ luật kiểu như vậy. Bản thân vị HLV quân đội đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, sẵn sàng nhận mọi hình thức xử lý.
Dầu vậy, suy xét kỹ, nhất là trên cả quá trình, việc cách chức HLV trưởng với ông Phong cũng đã chậm và có phần nương nhẹ. Theo giới chuyên môn, đáng ra, HLV Phong đã mất chức HLV trưởng, thậm chí còn tạm thời không triệu tập lên Tuyển ngay từ năm ngoái sau sự vụ tai tiếng để 3/4 tay vợt bỏ cuộc ở nội dung đơn nam tại giải VĐTG.
Còn bây giờ với sự cố đánh nhau tệ hại giữa 2 tuyển thủ trên đất lào, HLV trưởng đồng thời cũng kiêm luôn lãnh đội Lê Xuân Phong rõ ràng phải chịu trách nhiệm chính, trực tiếp và toàn diện.
Ngoài trách nhiệm, sự yếu kém trong quản lý, giáo dục VĐV, “phần” của ông Phong còn càng nặng nề hơn với chính cách tuyển chọn, sử dụng đội hình - một nguyên nhân quan trọng dẫn đến mâu thuẫn âm ỉ và thường trực giữa một số tay vợt. Nên nhớ rằng, Lê Tiến Đạt chính là học trò “ruột” của HLV Phong tại đội Quân đội, đã được thầy ra sức bảo vệ, trọng dụng trong sự bất phục của nhiều người khác, đặc biệt với Đào Duy Hoàng.
Vị trí HLV trưởng của ông Phong sẽ được Trưởng bộ môn Nguyễn Đức Long kiêm luôn, tuy nhiên ban huấn luyện ĐTQG cần phải được tổ chức lại toàn bộ, mà tốt nhất nên giao phó cho một vị chuyên gia giỏi và công tâm.
Điệp khúc “rút kinh nghiệm” của lãnh đạo bóng bàn
Có lẽ rất khôi hài khi vai trò đại diện ngành thể thao chủ trì buổi làm việc hôm qua lại được giao cho vụ phó Vụ Thể thao Thành tích cao Phạm Đức Thành, cũng là Tổng thư kí Liên đoàn bóng bàn Việt Nam.
Dẫu không đăng ký chức danh gì trong thành phần ĐTQG, tham gia với tư cách quan chức dự họp, song phần nào đó cũng phải coi ông Thành là “người trong cuộc”. Thực tế ông đã theo sát hành trình của đội, thậm chí việc để Tiến Đạt tiếp tục thi đấu đến hết giải sau khi đánh nhau cũng là chỉ đạo của ông Thành.
Tất nhiên, ông vụ phó kiêm TTK cũng đã đề cập đến chức trách quản lý của bộ môn và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam song chỉ chung chung, hời hợt mà tóm lại không ngoài chuyện “rút kinh nghiệm sâu sắc”.
Nó đã trở thành một “điệp khúc” quen đến mức cũ mèm của các vị lãnh đạo BBVN. Chẳng biết họ đã “rút kinh nghiệm sâu sắc” ra sao mà môn này liên tiếp để xảy ra hết sự cố nghiêm trọng này đến vụ việc tai tiếng khác, trong khi nền bóng bàn Việt Nam ngày càng sa sút.
Hai tay vợt đánh nhau đã phải rời khỏi ĐTQG, HLV trưởng mất chức, nhưng còn những những người có trách nhiệm của bộ môn và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam thì sao? Chắc họ lại tiếp tục chẳng hề hấn gì ngoài việc phải báo cáo và khẳng định “rút kinh nghiệm sâu sắc”.
Không hiểu lãnh đạo Tổng cục TDTT cảm thấy như thế nào khi để một bộ môn và Liên đoàn liên tục để xảy ra những vụ lùm xùm tệ hại đến vậy?
Nếu ngành thể thao không dám nhìn thẳng vào sự thật, đưa ra những biện pháp quyết liệt nhằm tổ chức lại môn này, trước hết về nhân sự, bóng bàn Việt Nam sẽ còn “chết” nữa.
Đã chậm và vẫn nương nhẹ
Thật hiếm khi thấy ngành thể thao có động thái nhanh, quyết liệt như lần này và HLV trưởng Lê Xuân Phong chính là trường hợp đầu tiên của TTVN ở các môn ngoài bóng đá bị kỷ luật kiểu như vậy. Bản thân vị HLV quân đội đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, sẵn sàng nhận mọi hình thức xử lý.
HLV trưởng Lê Xuân Phong |
Dầu vậy, suy xét kỹ, nhất là trên cả quá trình, việc cách chức HLV trưởng với ông Phong cũng đã chậm và có phần nương nhẹ. Theo giới chuyên môn, đáng ra, HLV Phong đã mất chức HLV trưởng, thậm chí còn tạm thời không triệu tập lên Tuyển ngay từ năm ngoái sau sự vụ tai tiếng để 3/4 tay vợt bỏ cuộc ở nội dung đơn nam tại giải VĐTG.
Còn bây giờ với sự cố đánh nhau tệ hại giữa 2 tuyển thủ trên đất lào, HLV trưởng đồng thời cũng kiêm luôn lãnh đội Lê Xuân Phong rõ ràng phải chịu trách nhiệm chính, trực tiếp và toàn diện.
Ngoài trách nhiệm, sự yếu kém trong quản lý, giáo dục VĐV, “phần” của ông Phong còn càng nặng nề hơn với chính cách tuyển chọn, sử dụng đội hình - một nguyên nhân quan trọng dẫn đến mâu thuẫn âm ỉ và thường trực giữa một số tay vợt. Nên nhớ rằng, Lê Tiến Đạt chính là học trò “ruột” của HLV Phong tại đội Quân đội, đã được thầy ra sức bảo vệ, trọng dụng trong sự bất phục của nhiều người khác, đặc biệt với Đào Duy Hoàng.
Vị trí HLV trưởng của ông Phong sẽ được Trưởng bộ môn Nguyễn Đức Long kiêm luôn, tuy nhiên ban huấn luyện ĐTQG cần phải được tổ chức lại toàn bộ, mà tốt nhất nên giao phó cho một vị chuyên gia giỏi và công tâm.
Điệp khúc “rút kinh nghiệm” của lãnh đạo bóng bàn
Có lẽ rất khôi hài khi vai trò đại diện ngành thể thao chủ trì buổi làm việc hôm qua lại được giao cho vụ phó Vụ Thể thao Thành tích cao Phạm Đức Thành, cũng là Tổng thư kí Liên đoàn bóng bàn Việt Nam.
Lê Tiến Đạt |
Dẫu không đăng ký chức danh gì trong thành phần ĐTQG, tham gia với tư cách quan chức dự họp, song phần nào đó cũng phải coi ông Thành là “người trong cuộc”. Thực tế ông đã theo sát hành trình của đội, thậm chí việc để Tiến Đạt tiếp tục thi đấu đến hết giải sau khi đánh nhau cũng là chỉ đạo của ông Thành.
Tất nhiên, ông vụ phó kiêm TTK cũng đã đề cập đến chức trách quản lý của bộ môn và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam song chỉ chung chung, hời hợt mà tóm lại không ngoài chuyện “rút kinh nghiệm sâu sắc”.
Nó đã trở thành một “điệp khúc” quen đến mức cũ mèm của các vị lãnh đạo BBVN. Chẳng biết họ đã “rút kinh nghiệm sâu sắc” ra sao mà môn này liên tiếp để xảy ra hết sự cố nghiêm trọng này đến vụ việc tai tiếng khác, trong khi nền bóng bàn Việt Nam ngày càng sa sút.
Tô Đức Hoàng |
Hai tay vợt đánh nhau đã phải rời khỏi ĐTQG, HLV trưởng mất chức, nhưng còn những những người có trách nhiệm của bộ môn và Liên đoàn bóng bàn Việt Nam thì sao? Chắc họ lại tiếp tục chẳng hề hấn gì ngoài việc phải báo cáo và khẳng định “rút kinh nghiệm sâu sắc”.
Không hiểu lãnh đạo Tổng cục TDTT cảm thấy như thế nào khi để một bộ môn và Liên đoàn liên tục để xảy ra những vụ lùm xùm tệ hại đến vậy?
Nếu ngành thể thao không dám nhìn thẳng vào sự thật, đưa ra những biện pháp quyết liệt nhằm tổ chức lại môn này, trước hết về nhân sự, bóng bàn Việt Nam sẽ còn “chết” nữa.
Hà Thảo (Thể thao 24h)
Bình luận