(VTC News) – Căn bệnh gây chết người ở Quảng Nam gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc ở người không có miễn dịch.
Căn bệnh gây chết người ở Quảng Nam được Bộ Y tế xác định là bệnh bạch hầu. Bệnh này là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Trước đó, ổ dịch bạch hầu tại thôn 8B xã Phước Lộc được phát hiện. Đến nay, tình hình dịch bệnh tạm ổn định. Qua giám sát, phát hiện, theo dõi tại thực địa đã ghi nhận 13 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu với các triệu chứng: sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó. 10 ca đã được điều trị ổn định, 3 ca đã tử vong.
Thực hiện xét nghiệm ở 10/13 ca (do 3 ca không lấy được mẫu bệnh phẩm vì bệnh nhân và người nhà không hợp tác) đã có kết quả của 7 mẫu xét nghiệm, có 1 ca dương tính, đã được điều trị ổn định. 2 ca tử vong có kết quả âm tính.
Ngày 15/7 tại Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn 6 ca nhiễm bệnh đang được chữa trị cách ly tại đây. Tiếp xúc, các bệnh nhân tỏ ra lo sợ vì dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh. Trong số 6 bệnh nhân, cháu Hồ Văn Vương (7 tuổi) là người nhỏ tuổi nhất. Trước đó, ngày 7/7 mẹ của Vương là Hồ Thị Nây đã tử vong với triệu chứng tương tự.
Ngoài ra, theo phản ánh của người dân, trước đó vào tháng 5 vừa qua, trên địa bàn thôn 8A và 8B cũng có 3 trường hợp tử vong với triệu chứng tương tự.
Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.
PGS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Đối với trẻ nhỏ, bệnh rất dễ gây biến chứng ngừng tim. Nhiều trường hợp khi điều trị bệnh bạch hầu chuẩn bị đưa trẻ ra viện, nếu người nhà không biết chỉ cần bế xốc trẻ lên đột ngột sẽ khiến trẻ bị biến chứng ngừng tim và nguy cơ tử vong rất cao.
Ông Phu cho biết thêm khi phát hiện có triệu chứng mắc bệnh, các nhân viên y tế có thể điều trị ngay cho người bệnh bằng cách cho uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị ban đầu, bởi khi hết hàm lượng kháng sinh, bệnh có thể tái phát.
Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch do chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.
Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) thì bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao.
Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm.
Do thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000.
Nguồn truyền nhiễm bệnh này là ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.
Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Trong thời kỳ lây truyền, người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh.
Thời kỳ lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần, rất hiếm trường hợp kéo dài tới 6 tháng.
Điều trị kháng sinh có hiệu quả nhanh chóng sẽ chấm dứt sự lây truyền. Hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mãn tính kéo dài trên 6 tháng.
Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.
Các bác sỹ thường điều trị chống ngoại độc tố bạch hầu, tuỳ theo tình trạng bệnh mà chỉ định tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu từ 20.000 đơn vị đến 100.000 đơn vị. Giúp chống nhiễm khuẩn, bệnh nhân được dùng kháng sinh.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem:
Mũi thứ 1: tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi thứ 4: khi trẻ 18 tháng tuổi.
» Loại củ ngăn ngừa đột quỵ, chống ung thư
» Bệnh ung thư này 'trói' nam nhiều hơn nữ
» Tác hại không ngờ của nước tương
Nam Anh
Căn bệnh gây chết người ở Quảng Nam được Bộ Y tế xác định là bệnh bạch hầu. Bệnh này là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Bệnh nhân điều trị bệnh bạch hầu tại Quảng Nam. Ảnh: Tiền phong. |
Thực hiện xét nghiệm ở 10/13 ca (do 3 ca không lấy được mẫu bệnh phẩm vì bệnh nhân và người nhà không hợp tác) đã có kết quả của 7 mẫu xét nghiệm, có 1 ca dương tính, đã được điều trị ổn định. 2 ca tử vong có kết quả âm tính.
Ngày 15/7 tại Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn 6 ca nhiễm bệnh đang được chữa trị cách ly tại đây. Tiếp xúc, các bệnh nhân tỏ ra lo sợ vì dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh. Trong số 6 bệnh nhân, cháu Hồ Văn Vương (7 tuổi) là người nhỏ tuổi nhất. Trước đó, ngày 7/7 mẹ của Vương là Hồ Thị Nây đã tử vong với triệu chứng tương tự.
Ngoài ra, theo phản ánh của người dân, trước đó vào tháng 5 vừa qua, trên địa bàn thôn 8A và 8B cũng có 3 trường hợp tử vong với triệu chứng tương tự.
Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.
PGS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Đối với trẻ nhỏ, bệnh rất dễ gây biến chứng ngừng tim. Nhiều trường hợp khi điều trị bệnh bạch hầu chuẩn bị đưa trẻ ra viện, nếu người nhà không biết chỉ cần bế xốc trẻ lên đột ngột sẽ khiến trẻ bị biến chứng ngừng tim và nguy cơ tử vong rất cao.
Ông Phu cho biết thêm khi phát hiện có triệu chứng mắc bệnh, các nhân viên y tế có thể điều trị ngay cho người bệnh bằng cách cho uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị ban đầu, bởi khi hết hàm lượng kháng sinh, bệnh có thể tái phát.
Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch do chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.
Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) thì bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao.
Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm.
Do thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000.
Nguồn truyền nhiễm bệnh này là ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.
Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Trong thời kỳ lây truyền, người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh.
Thời kỳ lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần, rất hiếm trường hợp kéo dài tới 6 tháng.
Điều trị kháng sinh có hiệu quả nhanh chóng sẽ chấm dứt sự lây truyền. Hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mãn tính kéo dài trên 6 tháng.
Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.
Các bác sỹ thường điều trị chống ngoại độc tố bạch hầu, tuỳ theo tình trạng bệnh mà chỉ định tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu từ 20.000 đơn vị đến 100.000 đơn vị. Giúp chống nhiễm khuẩn, bệnh nhân được dùng kháng sinh.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem:
Mũi thứ 1: tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi thứ 4: khi trẻ 18 tháng tuổi.
» Loại củ ngăn ngừa đột quỵ, chống ung thư
» Bệnh ung thư này 'trói' nam nhiều hơn nữ
» Tác hại không ngờ của nước tương
Nam Anh
Bình luận