• Zalo

Cách biệt quá lớn về hiệu suất tên lửa ICBM giữa Nga và Mỹ

Quân sựThứ Hai, 25/12/2023 16:20:57 +07:00Google News
(VTC News) -

Các tên lửa tấn công tiên tiến của Nga đang tạo cách biệt quá lớn so với tên lửa đạn đạo liên lục địa thông thường, buộc Mỹ phải tính đến việc loại bỏ vũ khí này.

Theo Tạp chí Military Watch, ngày càng có nhiều khả năng Mỹ sẽ buộc phải từ bỏ ý tưởng triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trên mặt đất do chúng không còn hiệu quả về mặt răn đe. Trong khi lực lượng tên lửa CBM trên mặt đất của Nga được coi là có mạnh nhất thế giới thì ngược lại.

Military Watch cho rằng, quân đội Mỹ phải dựa vào ICBM Minuteman III lạc hậu để duy trì bộ ba răn đen hạt nhân trong suốt hơn 50 năm qua mà không có sự thay đổi. Trong khi đó Lầu Năm Góc chưa có chương trình nào đủ yêu cầu để thay thế Minuteman III. Kết quả là Minuteman III phải đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động mà không được thay thế.

Tên lửa ICBM Minuteman III của Mỹ trong một thử nghiệm. (Ảnh: AFGSC)

Tên lửa ICBM Minuteman III của Mỹ trong một thử nghiệm. (Ảnh: AFGSC)

Military Watch phân tích, một trong những lý do dẫn đến sự khác biệt trong trường hợp này giữa Nga và Mỹ là Washington đã quá phụ thuộc vào tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạt nhân. Mặt khác, Nga lại chọn ICBM trên mặt đất khi nâng cấp năng lực tấn công hạt nhân chiến lược.

Nga đã và đang mở rộng số lượng các trung đoàn ICBM di động mặt đất RS-24 Yars phục vụ trong lực lượng tên lửa chiến lược của nước này. Hệ thống Yars đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Nga. Khi các mẫu tên lửa cũ đang được thay thế, Yars và RS-28 Sarmat, sẽ trở thành xương sống trong lực lượng răn đe hạt nhân trên mặt đất của Nga.

Tên lửa Yars bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/2010 và đơn vị Sarmat đầu tiên được đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu vào tháng 9/2023.

Về tên lửa Sarmat, nó được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và có thể tấn công bất cứ nơi nào trên Trái đất. Đây cũng được mệnh danh là một trong những tên lửa hạt nhân nguy hiểm nhất thế giới.

Mặt khác, các tên lửa ICBM RS-18A có từ thời Liên Xô đang được nâng cấp để có thể triển khai phương tiện bay siêu thanh Avangard. Quân đội Nga hiện là quốc gia trên thế giới sở hữu loại vũ khí tấn công này.

Tổ hợp tên lửa siêu thanh Avangard được thiết kế để vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của các đối thủ tiềm tàng. Tổ hợp này được trang bị đầu đạn dẫn đường siêu thanh và bản thân tên lửa có thể mang tới 6 đầu đạn hạt nhân. Nó có thể đạt tốc độ hơn Mach 27, tức là gần 30.000 km/h trong hành trình bay.

Các hệ thống tên lửa tấn công trên được xem là cách Nga phản ứng trước hoạt động tăng cường quân sự của các lực lượng NATO và Mỹ gần biên giới Moskva. Cuộc xung đột Ukraine cũng góp phần khuyến khích Nga hiện đại hóa bộ ba hạt nhân của mình. Trang bị quân sự hiện đại chiếm 95% lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga,

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp của Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/12 cho biết, trang bị quân sự hiện đại chiếm 95% lực lượng hạt nhân chiến lược của nước này.

Các tên lửa Minuteman III đang được Mỹ sử dụng có tuổi đời hơn 50 năm. (Ảnh: AFGSC)

Các tên lửa Minuteman III đang được Mỹ sử dụng có tuổi đời hơn 50 năm. (Ảnh: AFGSC)

Về tên lửa LGM-30 Minuteman III, đây là phiên bản thứ ba của dòng ICBM Minuteman được quân đội Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1962. Tên lửa này được đặt theo tên của lực lượng dân quân “ Minutemen” nổi tiếng trong Chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Minuteman III được ra mắt vào năm 1970 và có thể mang ba đầu đạn hạt nhân.

Đầu năm nay, có báo cáo cho rằng việc thay thế hệ thống tên lửa LGM-30G Minuteman III đã cũ bằng thế hệ tên lửa ICBM Sentinel mới của Mỹ ước tính tiêu tốn 100 tỷ USD đã bị trì hoãn đến tháng 6/2030. Bộ trưởng không quân Mỹ Frank Kendall sau đó tiết lộ rằng chương trình ​​LGM-35A Sentinel đang "gặp khó khăn".

Dự án đã được trao cho tập đoaàn Northrop vào năm 2020 theo hợp đồng trị giá 13,3 tỷ USD.

Theo các nguồn tin, Sentinel là một phần của chương trình hiện đại hóa hạt nhân trị giá 1,5 nghìn tỷ USD của quân đội Mỹ nhưng dự án này gặp phải nhiều trở ngại kể từ khi triể khai. Chi phí vượt mức có thể khiến giá trị của mỗi tên lửa tăng tới 50% so với ước tính năm 2020 là 118 triệu USD, chưa điều chỉnh theo lạm phát. Thậm chí còn có báo cáo cho rằng việc xem xét chính thức có thể dẫn đến việc chấm dứt chương trình.

Trà Khánh(Nguồn: Military Watch)
Bình luận