• Zalo

Các tổ chức viện trợ quyết bám trụ Afghanistan

Thời sự quốc tếThứ Năm, 09/09/2021 13:45:10 +07:00Google News
(VTC News) -

Trong khi quân đội cũng như các đoàn ngoại giao phương Tây rời khỏi Kabul, một số tổ chức viện trợ quốc tế vẫn quyết bám trụ lại thủ đô của Afghanistan.

Trong 2 thập kỷ qua, quân đội và lực lượng ngoại giao từ khắp nơi trên thế giới đổ về trung tâm Kabul, lấp đầy vành đai xanh bên cạnh dinh thự của tổng thống với các đại sứ quán, căn cứ quân sự. Nhưng từ rất lâu trước khi họ tới, các tổ chức phát triển phi chính phủ đã làm việc để xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ phát triển các dịch vụ y tế và giáo dục thiết yếu ở Afghanistan.

Hầu hết họ đều cẩn thận tránh xa các hoạt động quân sự do Mỹ dẫn đầu bắt đầu vào năm 2001.

Giờ đây, khi Taliban tiếp quản Afghanistan, các tổ chức viện trợ tiếp tục làm việc với các cơ quan của Liên hợp quốc để đàm phán các điều kiện làm việc với Taliban cho hàng nghìn nhân viên Afghanistan.

Quyết bám trụ

Khi nhu cầu viện trợ của Afghanistan đang cấp bách hơn bao giờ hết, kỹ năng ngoại giao của các tổ chức viện trợ là hết sức cần thiết. 

Các tổ chức viện trợ quyết bám trụ Afghanistan - 1

Nhiều tổ chức viện trợ quyết trụ lại Afghanistan sau khi Taliban tiếp quản. (Ảnh: NYT)

Afghanistan là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ quốc tế. Theo Ủy ban Cứu hộ Quốc tế, khoảng 18,4 triệu người Afghanistan đang sống dựa vào viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên, các nhóm viện trợ cho biết việc Taliban tiếp quản quá nhanh khiến họ chưa kịp thích ứng.

Một số nhóm viện trợ sử dụng 1.500 nhân viên địa phương trên toàn Afghanistan trong các lĩnh vực chính như y tế, giáo dục và nông nghiệp khẳng định họ không hề tính tới chuyện rời đi. 

"Nó giống như việc trải qua một giai đoạn đau buồn. Khi họ vào Kabul, tôi đã không ngủ 3 ngày và không ăn gì. Tôi dường như tê liệt. Tôi phải làm việc cùng các nhân viên 24/24", giám đốc một tổ chức viện trợ nói về sự tiếp quản của Taliban. 

Vào thời điểm các nước bắt đầu sơ tán công dân khỏi Kabul, mọi thứ rất hỗn loạn. Một số nhân viên của tổ chức này chọn rời đi. Nhưng hầu hết phải ở lại. 

"Tôi nhận ra rằng mình không thể rời đi, Nhân viên của tôi cần tôi", cô này nói. 

Nhiều mối đe dọa

Mối quan tâm cấp bách nhất của các tổ chức viện trợ hiện tại là ngăn chặn tình trạng cướp bóc văn phòng, nhà kho và bảo vệ nhân viên địa phương. 

Taliban kêu gọi các tổ chức nhân đạo tiếp tục hoạt động, đảm bảo rằng lực lượng sẽ cung cấp an ninh. Nhưng các thành viên Taliban đã chiếm trụ sở của ít nhất một tổ chức phi lợi nhuận và cướp thiết bị, phương tiện từ các tổ chức khác. 

Một số chiến binh từ mạng lưới Taliban chiếm khuôn viên rộng lớn của Đại học Mỹ ở Afghanistan, biểu tượng của các khoản đầu tư của Mỹ vào giáo dục đại học ở Afghanistan. Chưa kể là mối đe dọa tới từ ISIS-K, nhóm đứng sau vụ đánh bom thảm khốc ở Kabul hôm 26/8. 

Ngoài các mối đe dọa trên, các tổ chức viện trợ cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực. 

Các tổ chức viện trợ quyết bám trụ Afghanistan - 2

Các tay súng Taliban trên một con phố ở Kabul. (Ảnh: Reuters)

Tuần trước, các quan chức nhân đạo của Liên hợp quốc tại Afghanistan cảnh báo nguồn cung cấp lương thực của tổ chức này đang giảm và sẽ hết vào cuối tháng.

Việc mua thực phẩm trở nên khó khăn với nhiều người và thậm chí là không thể với tình trạng hiện tại của Kabul. 

Sau khi chính phủ Tổng thống Ashraf Ghani sụp đổ và Taliban lên nắm quyền, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế quyết định đóng băng tài trợ, dẫn đến việc đình chỉ trả lương cho các nhân viên chính phủ, bao gồm cả lĩnh vực y tế và giáo dục.

Tài sản của ngân hàng trung ương cũng bị đóng băng, khiến các ngân hàng phải đóng cửa làm hạn chế khả năng tiếp cận tiền mặt.

Bên ngoài thủ đô, tình trạng ở mỗi địa phương lại khác nhau. Các tổ chức viện trợ do đó chỉ có thể hoạt động trở lại bình thường ở 4 trong số 34 bang. 

Tại một số khu vực, Taliban tới trụ sở của các tổ chức này, yêu cầu giao nộp danh sách nhân viên và tài sản, thông tin về ngân sách, đồng thời thông báo về việc áp đặt hạn chế tuyển dụng. 

Những hành động trên làm dấy lên lo ngại về việc Taliban sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn trong tương lai. 

Các tổ chức phi chính phủ tìm kiếm mối quan hệ với giới chức lãnh đạo Taliban cho rằng cần phải có những điều kiện chắc chắn. 

Giám đốc một tổ chức viện trợ cho biết vấn đề đau đầu hiện tại Taliban có thể sẽ hạn chế hoạt động của phụ nữ. Nhưng ông này khẳng định điều này sẽ ảnh hưởng tới với vận chuyển viện trợ. 

"Chỉ có phụ nữ mới có thể vào nhà dân và đánh giá nhu cầu của họ một cách đáng tin cậy. Điều quan trọng hiện tại là các tổ chức phi chính phủ phải có mặt trận thống nhất về vấn đề này", ông này cho hay.

Song Hy(Nguồn: The New York Times)
Bình luận
vtcnews.vn