(VTC News)- Fan hâm mộ bóng đá thuộc thế hệ 8x ở Việt Nam hẳn không quên Dunhill-nhãn hàng đã mang Premier League đến với các kênh sóng của VTV.
Vào thời điểm cuối thế kỷ 20, để phát triển ở thị trường châu Á, các hãng thuốc lá đã chọn tài trợ cho các giải thể thao (trong đó có bóng đá), vốn là nơi dễ thu hút sự chú ý của cánh mày râu.
Thương hiệu Dunhill của hãng British American Tobacco (BAT) là một ví dụ điển hình. Ở Việt Nam, có một giải đấu Dunhill Cup được tổ chức vào năm 1999 với sự tham gia của đội tuyển Việt Nam, U23 Iran, U21 Nga, tuyển Singapore, tuyển Malaysia, U21 Bulgaria, U23 Hàn Quốc và U23 Trung Quốc.
Tuy chỉ là một giải đấu mang tính chất giao hữu, nhưng nó đã quy tụ được hàng loạt những ngôi sao của bóng đá châu Á thời bấy giờ như Ali Karimi của Iran, Li Weifeng, Li Tie của Trung Quốc hay Lee Dong Gook, Kim Nam Il và Seol Ky Hyeon của Hàn Quốc.
Ấn tượng hơn, Dunhill chính là nhãn hàng tài trợ cho VTV đưa giải Ngoại hạng Anh tới với người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Trong 6 năm, kể từ năm 1995 đến hết mùa 2001-2002, cái tên Dunhill và quảng cáo của hãng thuốc lá này đã trở nên cực kì quen thuộc cũng như có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Việt Nam, đặc biệt là thế hệ 8x- những người lần đầu tiếp nhận Ngoại hạng Anh theo cách có ý thức.
BAT cũng tài trợ cho hầu hết các đội bóng tham dự giải vô địch quốc gia và cả đội tuyển quốc gia của Malaysia. Đây là điều dễ hiểu bởi hầu hết thuốc lá Dunhill tiêu thụ trên thế giới đều được sản xuất tại nhà máy ở Malaysia và đối tác của hãng này ở Indonesia.
Ảnh hưởng của Dunhill tại quốc gia Đông Nam Á này lớn tới mức BAT thản nhiên cung cấp chi phí mua bản quyền truyền hình các trận đấu tại World Cup 2002 và quảng cáo sản phẩm của mình ngay giữa trận đấu, trong khi luật pháp Malaysia cấm quảng cáo thuốc lá trên TV.
BAT cũng thường xuyên cho ra đời những tờ lịch treo tường có in hình các siêu sao bóng đá của giải ngoại hạng Anh thời bấy giờ như David Beckham, Thierry Henry, Robbie Keane, Fabian Barthez hay Hasselbaink. Những hành động này đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía FIFA và WHO, những tổ chức không hề muốn bóng đá bị lợi dụng bởi các tập đoàn có sản phẩm gây hại cho sức khỏe.
Đối thủ cạnh tranh của Dunhill, thương hiệu lừng danh Marlboro của Philip Morris thì bỏ ra một số tiền lớn để tài trợ cho giải bóng đá vô địch quốc gia Trung Quốc, giải tennis Hongkong, giải đua xe đạp ở Philippines hay những giải đua mô tô ở Malaysia.
Riêng tại Trung Quốc, với số tiền tài trợ lên tới hơn 1 triệu USD mỗi năm từ Philip Morris, giải vô địch quốc gia nước này đã mang tên Marlboro Jia-A League trong suốt 5 mùa giải, từ 1994 đến 1998. Ngay cả khi luật cấm quảng cáo thuốc lá ở sân vận động được đưa ra, các quan chức liên đoàn bóng đá nước này vẫn bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự tài trợ từ phía Marlboro.
Lý do đơn giản là vì tiền, số tiền mà họ nhận được từ các nhà tài trợ gấp tới 20 lần số tiền từ chính phủ.
Đến thời điểm này, khi mà những quy định về cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức đã được thắt chặt hơn bao giờ hết, vẫn có những kẽ hở được các tập đoàn đa quốc gia lợi dụng, nhất là tại khu vực châu Á. Mới chỉ hơn 1 năm trước đây thôi, trung vệ Rio Ferdinand của Manchester United đã vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận Indonesia khi xuất hiện trong một đoạn băng quảng cáo cho kênh interntet của công ty thuốc lá lớn nhất Indonesia, Gudang Garam International.
Hãng này đã lập một trang web chuyên phát các trận đấu tại Premier League, dĩ nhiên là có kèm theo vô số những hình ảnh quảng cáo cho sản phẩm thuốc lá của mình. Khi Rio Ferdinand, vốn là một đại sứ toàn cầu của Unicef, xuất hiện trong chiếc áo thi đấu màu đỏ gần giống của MU, và quảng cáo cho kênh Gudang Garam Intersport, nhiều bậc phụ huynh tại xứ vạn đảo đã rất bất bình.
Ủy ban quốc gia về bảo vệ trẻ em của Indonesia thậm chí còn soạn thảo một bức thư gửi tới Sir Alex Ferguson, yêu cầu "gỡ bỏ tất cả quảng cáo các sản phẩm có hại cho sức khỏe ngay lập tức”. Người phát ngôn của MU sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi và khẳng định sẽ không để những hành động như vậy lặp lại trong tương lai.
Thương hiệu Dunhill của hãng British American Tobacco (BAT) là một ví dụ điển hình. Ở Việt Nam, có một giải đấu Dunhill Cup được tổ chức vào năm 1999 với sự tham gia của đội tuyển Việt Nam, U23 Iran, U21 Nga, tuyển Singapore, tuyển Malaysia, U21 Bulgaria, U23 Hàn Quốc và U23 Trung Quốc.
Tuy chỉ là một giải đấu mang tính chất giao hữu, nhưng nó đã quy tụ được hàng loạt những ngôi sao của bóng đá châu Á thời bấy giờ như Ali Karimi của Iran, Li Weifeng, Li Tie của Trung Quốc hay Lee Dong Gook, Kim Nam Il và Seol Ky Hyeon của Hàn Quốc.
Ấn tượng hơn, Dunhill chính là nhãn hàng tài trợ cho VTV đưa giải Ngoại hạng Anh tới với người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Trong 6 năm, kể từ năm 1995 đến hết mùa 2001-2002, cái tên Dunhill và quảng cáo của hãng thuốc lá này đã trở nên cực kì quen thuộc cũng như có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Việt Nam, đặc biệt là thế hệ 8x- những người lần đầu tiếp nhận Ngoại hạng Anh theo cách có ý thức.
Áo đấu một thời của tuyển Malaysia với logo Dunhill trên ngực. |
BAT cũng tài trợ cho hầu hết các đội bóng tham dự giải vô địch quốc gia và cả đội tuyển quốc gia của Malaysia. Đây là điều dễ hiểu bởi hầu hết thuốc lá Dunhill tiêu thụ trên thế giới đều được sản xuất tại nhà máy ở Malaysia và đối tác của hãng này ở Indonesia.
Ảnh hưởng của Dunhill tại quốc gia Đông Nam Á này lớn tới mức BAT thản nhiên cung cấp chi phí mua bản quyền truyền hình các trận đấu tại World Cup 2002 và quảng cáo sản phẩm của mình ngay giữa trận đấu, trong khi luật pháp Malaysia cấm quảng cáo thuốc lá trên TV.
BAT cũng thường xuyên cho ra đời những tờ lịch treo tường có in hình các siêu sao bóng đá của giải ngoại hạng Anh thời bấy giờ như David Beckham, Thierry Henry, Robbie Keane, Fabian Barthez hay Hasselbaink. Những hành động này đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía FIFA và WHO, những tổ chức không hề muốn bóng đá bị lợi dụng bởi các tập đoàn có sản phẩm gây hại cho sức khỏe.
Các hãng thuốc lá luôn rất muốn tận dụng bóng đá để quảng cáo sản phẩm. |
Đối thủ cạnh tranh của Dunhill, thương hiệu lừng danh Marlboro của Philip Morris thì bỏ ra một số tiền lớn để tài trợ cho giải bóng đá vô địch quốc gia Trung Quốc, giải tennis Hongkong, giải đua xe đạp ở Philippines hay những giải đua mô tô ở Malaysia.
Riêng tại Trung Quốc, với số tiền tài trợ lên tới hơn 1 triệu USD mỗi năm từ Philip Morris, giải vô địch quốc gia nước này đã mang tên Marlboro Jia-A League trong suốt 5 mùa giải, từ 1994 đến 1998. Ngay cả khi luật cấm quảng cáo thuốc lá ở sân vận động được đưa ra, các quan chức liên đoàn bóng đá nước này vẫn bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự tài trợ từ phía Marlboro.
Lý do đơn giản là vì tiền, số tiền mà họ nhận được từ các nhà tài trợ gấp tới 20 lần số tiền từ chính phủ.
Đến thời điểm này, khi mà những quy định về cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức đã được thắt chặt hơn bao giờ hết, vẫn có những kẽ hở được các tập đoàn đa quốc gia lợi dụng, nhất là tại khu vực châu Á. Mới chỉ hơn 1 năm trước đây thôi, trung vệ Rio Ferdinand của Manchester United đã vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận Indonesia khi xuất hiện trong một đoạn băng quảng cáo cho kênh interntet của công ty thuốc lá lớn nhất Indonesia, Gudang Garam International.
Rio Ferdinand gây tranh cãi khi quảng cáo cho hãng thuốc lá lớn nhất Indonesia. |
Hãng này đã lập một trang web chuyên phát các trận đấu tại Premier League, dĩ nhiên là có kèm theo vô số những hình ảnh quảng cáo cho sản phẩm thuốc lá của mình. Khi Rio Ferdinand, vốn là một đại sứ toàn cầu của Unicef, xuất hiện trong chiếc áo thi đấu màu đỏ gần giống của MU, và quảng cáo cho kênh Gudang Garam Intersport, nhiều bậc phụ huynh tại xứ vạn đảo đã rất bất bình.
Ủy ban quốc gia về bảo vệ trẻ em của Indonesia thậm chí còn soạn thảo một bức thư gửi tới Sir Alex Ferguson, yêu cầu "gỡ bỏ tất cả quảng cáo các sản phẩm có hại cho sức khỏe ngay lập tức”. Người phát ngôn của MU sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi và khẳng định sẽ không để những hành động như vậy lặp lại trong tương lai.
Chí Thiện
Bình luận