• Zalo

Cá Thính Bà Quy bị thiệt hại nặng do nạn 'mượn' hình ảnh

Tin nóngThứ Bảy, 28/12/2019 04:11:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Các hình ảnh quảng bá đặc sản do Cá Thính Bà Quy sản xuất, khi vừa đăng tải lên mạng xã hội đã bị các thương hiệu đi sau “mượn” mà không xin phép.

Mới chỉ là “tân binh” trong ngành thực phẩm, trong hơn 1 năm qua, thương hiệu Cá Thính Bà Quy đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để phát triển thương hiệu.

Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, thương hiệu Cá Thính Bà Quy đã sản xuất hàng trăm video, hình ảnh chân thực nhất về sản phẩm, góp phần quảng bá đặc sản của tỉnh Phú Thọ.

Cá Thính Bà Quy bị thiệt hại nặng do nạn 'mượn' hình ảnh - 1

Hình ảnh do Cá thính bà Quy sản xuất.

Dành nhiều tâm huyết cho sản phẩm như vậy, nhưng khi vừa đăng tải lên mạng xã hội, các hình ảnh do Cá Thính Bà Quy sản xuất đã bị các thương hiệu đi sau “mượn” mà không xin phép. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thương hiệu Cá Thính Bà Quy.

Trao đổi với PV Báo điện tử VTC News, ông Nguyễn Văn Hưng, chủ cơ sở Cá Thính Bà Quy cho biết, nhiều khách hàng, thậm chí là khách quen phản ánh đã mua nhầm sản phẩm cá thính ở cơ sở khác chỉ vì hình ảnh giống với thương hiệu Cá Thính Bà Quy.

“Không bàn tới chất lượng sản phẩm, nhưng việc các thương hiệu khác “mượn” không xin phép hình ảnh sản phẩm của chúng tôi, đã làm chúng tôi bị thiệt hại”, ông Hưng nói.

Giai đoạn bùng nổ công nghệ số, nhất là mảng kinh doanh online, các doanh nghiệp đã phải đầu tư mạnh về hình ảnh, video. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn nạn “mượn” hình ảnh đã trở thành “truyền thống” của các doanh nghiệp đi sau.

Cá Thính Bà Quy bị thiệt hại nặng do nạn 'mượn' hình ảnh - 2

Dù vậy, các hình ảnh này đã được nhiều đơn vị “mượn” mà không xin phép.

Đồng tình với quan điểm này, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc hãng luật TGS, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, thương hiệu là vấn đề mà không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay quan tâm, nó còn được cả xã hội quan tâm. Đó là yếu tố tất yếu giúp cho các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho họ.

Tuy nhiên, không ít các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp “ăn cắp”, sao chép bất hợp pháp bản quyền hình ảnh của các tác giả sáng tạo ra nó. Đây là hành vi gây nhiều ảnh hưởng đối với tác giả và xã hội. Nó không những huỷ hoại tính sáng tạo của tác phẩm mà còn gây mất uy tín thương hiệu mà doanh nghiệp chủ sở hữu gây dựng lên.

Mặc dù hiện nay chúng ta đã có đủ hành lang pháp lý, các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này như Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 131 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan nhưng những chế tài xử phạt lại chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe.

Các quy định này chỉ như “đá ném ao bèo” không làm chuyển biến được tình trạng vi phạm bản quyền trong nước hiện nay. Nhiều đối tượng vẫn “ngựa quen đường cũ” bị xử lý xong vẫn tái phạm gây phiền hà cho công tác quản lý trong nước.

Theo Luật sư Tuấn, hiện nay, có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng ăn cắp bản quyền hình ảnh, tuy nhiên, hiệu quả chưa cao. Do đó, để tự bảo vệ mình, các doanh nghiệp nên đăng ký bản quyền hình ảnh theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần xử lý nhanh, dứt điểm, hỗ trợ các đơn vị bị vi phạm xử lý. Để ngăn chặn, cần phải có những biện pháp mạnh, không chỉ dừng ở việc xử phạt hành chính mà cần phải truy tố về trách nhiệm hình sự của các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn trích dẫn, các hành vi ăn cắp bản quyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Cụ thể, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250 triệu đồng, đối với tổ chức là 500 triệu đồng (Điều 2).

Cá Thính Bà Quy bị thiệt hại nặng do nạn 'mượn' hình ảnh - 3

Các hành vi vi phạm bản quyền có thể bị phạt 500 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu trường hợp vi phạm nghiêm trọng, các cá nhân, tổ chức này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 225 (Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan) hoặc Điều 226 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) Bộ luật hình sự 2015.

Các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, hay Tik Tok đang trở thành “thiên đường” tiếp tay cho nạn ăn cắp bản quyền hình ảnh.

Vì vậy, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đề nghị, các trang mạng xã hội cần có những chính sách, điều khoản dịch vụ cụ thể đối với nội dung bản quyền và các nội dung liên quan khi người dùng đăng tải hoặc sử dụng nội dung sáng tạo. Cần có chế tài mạnh mẽ đối với các hành vi ăn cắp bản quyền, vi phạm điều khoản như cảnh cáo, xóa tài khoản vĩnh viễn hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng thiệp, xử lý.

Đồng thời, khi người dùng đăng tải nội dung sáng tạo, cần có hướng dẫn họ thực hiện các biện pháp bảo hộ theo quy định. Các điều khoản này sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các tác giả (những người, tổ chức sáng tạo hình ảnh, nội dung) và ngăn chặn hành vi ăn cắp bản quyền.

Để mua đúng sản phẩm Cá Thính Bà Quy, khách hàng vui lòng truy cập: Website: cathinhbaquy.com hoặc Shopee link: shopee.vn/bachhoaqueqfoods

Hotline: 0379929966. Địa chỉ: Khu 9 xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Hạ Vy
Bình luận
vtcnews.vn