(VTC News) - Trên ghế nóng giám khảo chương trình “ Hành trình Bài ca sinh viên 2015” ca sĩ Phương Thanh ngạc nhiên khi đa số các tiết mục dự thi là những bài ca truyền thống.
- Từng biểu diễn cho sinh viên và giờ lại tham gia làm giám khảo một cuộc thi hát dành riêng cho sinh viên, chị thấy điều gì thú vị khi tham gia chương trình này?
Sinh viên là đối tượng nghe nhạc nhiều nhất và máu lửa nhất, vì thế biểu diễn cho sinh viên luôn sướng nhất, vì họ bao giờ cũng là khán giả “sung” nhất, ủng hộ ca sĩ nhiều và vô tư nhất. Lần làm việc chung trực tiếp này với sinh viên, tôi như được truyền thêm sức trẻ, nhiệt huyết.
- Sinh viên hiện nay có cuộc sống tốt hơn trước rất nhiều, họ cũng có điều kiện tiếp cận với âm nhạc và đời sống nghe nhìn trên thế giới. Chị có thấy “gu” nghe nhạc của họ vì thế mà thay đổi?
Việc tiếp xúc và cởi mở hơn với các xu hướng âm nhạc của sinh viên là có. Đây là sân chơi mở cho sinh viên, một sân chơi tổ chức chuyên nghiệp, giúp các bạn có cơ hội trưởng thành từ những phong trào văn hóa văn nghệ.
Trong cuộc thi này, các bạn sinh viên đã phân biệt rõ các dòng nhạc và có mục đích cụ thể khi lựa chọn từng thể loại dự thi. Tôi thấy khá đặc biệt khi các bạn vẫn chọn nhạc truyền thống để dự thi nhiều hơn cả. Bên cạnh đó, họ hát rock cũng rất máu lửa, hát dance rất vui.
Dù là đang tham gia một cuộc thi, nhưng tôi vẫn thấy tinh thần gắn kết của tính tập thể, có tính tổ chức chuyên nghiệp trong cuộc thi. Tôi nhận ra, sinh viên bản chất vẫn vậy, họ có thể biết ăn diện hơn, nhưng tâm hồn họ vẫn trong trẻo và nồng nhiệt.
- Gần đây trên truyền hình nở rộ các cuộc thi hát, và ở ngay các cuộc thi đình đám như Vietnam Idol, The Voice cũng ngày càng khan hiếm những giọng đẹp. Điều này có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thí sinh tham dự hành trình bài ca sinh viên?
Đã qua 9 vòng thi, ngồi ở ghế giám khảo tôi nhận thấy, có khoảng 30% thí sinh tham gia cuộc thi có sẵn tiềm năng về giọng hát, 20% được tập kỹ càng trước khi tham dự cuộc thi, 50% còn lại thì quá là vui, vì các bạn hồn nhiên vô cùng, các bạn hát những thứ các bạn thích và yêu.
Tôi vẫn cho rằng, tổ chức các chương trình cho sinh viên là đi tìm và đánh thức sự lạc quan ấy ở tuổi trẻ. Ở góc độ này, cuộc thi đã thành công hơn mong đợi.
- Chương trình “Bài ca sinh viên” sắp đi tới chung kết, chị có tìm thấy một ứng viên sáng giá nào theo đánh giá riêng?
Tôi xác định, chương trình “Bài ca sinh viên” là hoạt động dành riêng cho sinh viên chứ không phải cuộc thi tìm kiếm những giọng ca làm nghệ thuật chuyên nghiệp. Nhưng tôi bất ngờ khi tìm được một số giọng ca rất đặc biệt. Tôi thậm chí đã “xui” các bạn í đi làm nghệ thuật chuyên nghiệp. (cười)
Tôi thích các band nhạc của trường Đại học Kiến Trúc, họ vẫn là những anh chàng rất có chất nghệ đậm đặc, như trước nay vẫn vậy. Tôi cũng thích chàng trai hát “Con cò”, giọng bạn ấy dày, đẹp và rất có hồn.
- Cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nhưng theo chị, “chất sinh viên” thể hiện rõ trong các tiết mục dự thi được cụ thể hóa như thế nào?
Có hai tiết mục (tôi không tiện kể tên) dàn dựng cực kỳ chuyên nghiệp, họ gây ngạc nhiên lớn cho các thành viên ban giám khảo.
Còn điểm chung, chúng tôi nhận thấy khi trải qua nhiều ngày tham gia chấm loại là, sinh viên, họ dù máu lửa và cuồng nhiệt nhưng vẫn còn đó sự ngô nghê rất đáng yêu khi đứng trên sân khấu. Nhiều bạn sinh viên sợ lên sân khấu hát sẽ quên lời, và vì vậy mà mắc cỡ.
Tôi thấy trái tim họ vẫn đập những nhịp dồn dập của tuổi trẻ, hăng say nhưng không vì thế mà đánh mất đi cái hồn nhiên, mộc mạc. Tôi nghĩ đó là điều đáng quý nhất, không phải cho sinh viên, mà cho chúng tôi, những người đã từng trải, có được những giây phút thực sự thấy mình trẻ lại.
- Cảm ơn những chia sẻ của chị!
P.V
- Từng biểu diễn cho sinh viên và giờ lại tham gia làm giám khảo một cuộc thi hát dành riêng cho sinh viên, chị thấy điều gì thú vị khi tham gia chương trình này?
Sinh viên là đối tượng nghe nhạc nhiều nhất và máu lửa nhất, vì thế biểu diễn cho sinh viên luôn sướng nhất, vì họ bao giờ cũng là khán giả “sung” nhất, ủng hộ ca sĩ nhiều và vô tư nhất. Lần làm việc chung trực tiếp này với sinh viên, tôi như được truyền thêm sức trẻ, nhiệt huyết.
Vừa là giám khảo nhưng ca sĩ Phương Thanh cũng rất xung khi hát cho sinh viên nghe |
Việc tiếp xúc và cởi mở hơn với các xu hướng âm nhạc của sinh viên là có. Đây là sân chơi mở cho sinh viên, một sân chơi tổ chức chuyên nghiệp, giúp các bạn có cơ hội trưởng thành từ những phong trào văn hóa văn nghệ.
Trong cuộc thi này, các bạn sinh viên đã phân biệt rõ các dòng nhạc và có mục đích cụ thể khi lựa chọn từng thể loại dự thi. Tôi thấy khá đặc biệt khi các bạn vẫn chọn nhạc truyền thống để dự thi nhiều hơn cả. Bên cạnh đó, họ hát rock cũng rất máu lửa, hát dance rất vui.
Dù là đang tham gia một cuộc thi, nhưng tôi vẫn thấy tinh thần gắn kết của tính tập thể, có tính tổ chức chuyên nghiệp trong cuộc thi. Tôi nhận ra, sinh viên bản chất vẫn vậy, họ có thể biết ăn diện hơn, nhưng tâm hồn họ vẫn trong trẻo và nồng nhiệt.
Bộ đôi giám khảo của chương trình, ca sĩ Phương Thanh và nhạc Huy Tuấn trước giờ “lên sóng” |
Đã qua 9 vòng thi, ngồi ở ghế giám khảo tôi nhận thấy, có khoảng 30% thí sinh tham gia cuộc thi có sẵn tiềm năng về giọng hát, 20% được tập kỹ càng trước khi tham dự cuộc thi, 50% còn lại thì quá là vui, vì các bạn hồn nhiên vô cùng, các bạn hát những thứ các bạn thích và yêu.
Tôi vẫn cho rằng, tổ chức các chương trình cho sinh viên là đi tìm và đánh thức sự lạc quan ấy ở tuổi trẻ. Ở góc độ này, cuộc thi đã thành công hơn mong đợi.
Nhiều bạn trẻ xúc động khi được đại diện Ban giám khảo tặng hoa, chúc mừng lọt vào vòng chung kết |
Tôi xác định, chương trình “Bài ca sinh viên” là hoạt động dành riêng cho sinh viên chứ không phải cuộc thi tìm kiếm những giọng ca làm nghệ thuật chuyên nghiệp. Nhưng tôi bất ngờ khi tìm được một số giọng ca rất đặc biệt. Tôi thậm chí đã “xui” các bạn í đi làm nghệ thuật chuyên nghiệp. (cười)
Tôi thích các band nhạc của trường Đại học Kiến Trúc, họ vẫn là những anh chàng rất có chất nghệ đậm đặc, như trước nay vẫn vậy. Tôi cũng thích chàng trai hát “Con cò”, giọng bạn ấy dày, đẹp và rất có hồn.
Nhạc sĩ Anh Quân (ngoài cùng bên phải) cùng ca sĩ Phương Thanh, và Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Viễn thông Viettel Trần Huy Tuấn (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh selfie lưu trước giờ bắt đầu chương trình |
Có hai tiết mục (tôi không tiện kể tên) dàn dựng cực kỳ chuyên nghiệp, họ gây ngạc nhiên lớn cho các thành viên ban giám khảo.
Còn điểm chung, chúng tôi nhận thấy khi trải qua nhiều ngày tham gia chấm loại là, sinh viên, họ dù máu lửa và cuồng nhiệt nhưng vẫn còn đó sự ngô nghê rất đáng yêu khi đứng trên sân khấu. Nhiều bạn sinh viên sợ lên sân khấu hát sẽ quên lời, và vì vậy mà mắc cỡ.
Tôi thấy trái tim họ vẫn đập những nhịp dồn dập của tuổi trẻ, hăng say nhưng không vì thế mà đánh mất đi cái hồn nhiên, mộc mạc. Tôi nghĩ đó là điều đáng quý nhất, không phải cho sinh viên, mà cho chúng tôi, những người đã từng trải, có được những giây phút thực sự thấy mình trẻ lại.
- Cảm ơn những chia sẻ của chị!
Bình luận