Chỉ sau một ngày, bài văn với đề tài "Viết thư gửi tôi 20 năm nữa" của Lương Trọng Nghĩa - học sinh lớp 10A2, trường THPT Anhxtanh, Hà Nội đã được hàng chục nghìn người thích và chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
Trường học có phòng hội nghị 3D, sân bay trực thăng, nhà hàng 8 sao - đó là tưởng tượng của một nam sinh trong bài kiểm tra văn.
Đặc biệt, tối 25/3, trên trang fanpage đạt 3,4 triệu lượt thích của ca sĩ Khởi My cũng đã đăng tải bài văn với dòng chia sẻ: "Thật sự mà nói, Zoi (biệt danh của Khởi My - PV) rất tò mò với những bài văn như thế này.
Chủ đề ngoại khóa của trường này cũng là một cách để các bạn học sinh thoải mái suy nghĩ và cảm nhận riêng cho mình, tuy có hơi "bá đạo" nhưng lời văn và ý tưởng thật sự khó có ai nghĩ ra được...
Nhớ cái thời đi học quá! Các bạn cuối cấp lại sắp thi, Zoi chúc các bạn có một mùa thi thật sự thành công nhé!".
Chia sẻ này cũng nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo các fan với gần 29.000 lượt thích, hàng trăm chia sẻ và bình luận. Nhiều thành viên cũng có chung quan điểm với ca sĩ Khởi My và dành tặng lời khen cho bài văn độc đáo này.
Trong khi đó, thầy giáo của Lương Trọng Nghĩa cũng có chia sẻ về cậu học trò cùng bài văn độc đáo này.
Trên trang cá nhân, thầy Đào Trọng Đạt viết: "Welcome Nghĩa, một trong những ứng cử viên cho chức hiệu trưởng 20 năm nữa! Thầy rất vui khi em là một trong những ứng cử viên có trí tưởng tượng phong phú và kiêu hãnh nhất, có những suy nghĩ bay bổng và uốn lượn nhất! Làm hiệu trưởng thật là đơn giản. Em chỉ cần làm tất cả mọi người thấy vui vẻ mỗi khi đến trường, được làm những gì mình yêu thích và tự chịu trách nhiệm về bản thân"
Đến ngày 26/3, nhiều độc giả vẫn gửi ý kiến bày tỏ sự thích thú đối với bài văn của Lương Trọng Nghĩa.
"VN cần có những người giàu sức tưởng tượng như thế này. Điều này chứng tỏ trường Anh-xtanh cũng khuyến khích học sinh ước mơ, nói lên ước mơ của mình và dám phản ánh thực tế" - ý kiến của độc giả Yến Nhi.
"Cần có những đề văn và những bài văn thế này để người học sinh thể hiện sự sáng tạo, bay bổng của mình. Bài văn của Nghĩa có những chỗ chưa thật hay, chưa thật bay bổng (năm 2034 thì chắc Wifi không còn ai xài nữa, 3D cũng thường thôi), nhưng nhìn chung bài văn làm mình rất ấn tượng" - độc giả Ngô Quang Vinh.
"Bạn Nghĩa có ước mơ lớn - bạn sẽ thành công lớn! Bài văn này làm tôi nhớ lại lúc tôi học lớp 7 trường Thống Nhất số 17 đường 30/4 - nay là Lê Duẩn, Quận 1 TP.HCM vào năm 1984. Đề tài "Vẽ ngôi trường em vào năm 2000". Lúc đó trường tôi chỉ là hai dãy nhà trệt. Tôi đã vẽ ra ngôi trường cao thật cao, sang trọng, có hồ bơi... Không ngờ chỉ một năm sau đó trường chúng tôi phải giải thể để nhường đất cho dự án nào đó! Bây giờ đi ngang qua 17 Lê Duẩn, tôi thấy ước mơ của mình đã trở thành hiện thực. Đó là tòa nhà cao 17 tầng - sang trọng bật nhất thành phố - Chỉ có điều nó không phải là trường học mà là đó là Sofitel Plaza" - chia sẻ của anh Vinh Linh.
Đặc biệt hơn, độc giả Trần Hiếu còn gợi mở thêm: "Hình như đến năm 2034 học sinh không đến trường nữa ban Nghĩa ơi! Lúc này, thông qua công nghệ thông tin, học sinh - giáo viên nhà ai nấy ở và việc giảng dạy, học tập sẽ thực hiện bằng phương pháp trực tuyến. Do đó, Nghĩa sẽ không thể là Hiệu trưởng vì không có trường học nhưng biết đâu Nghĩa sẽ là Bộ trưởng GD&ĐT. Việc giảng dạy trực tuyến cũng góp phần giảm đáng kể tình trạng kẹt xe, giảm TNGT với đối tượng giáo viên, học sinh".
Theo A.H/Zing
Bài kiểm tra văn 'bá đạo' của học sinh lớp 10 |
Đặc biệt, tối 25/3, trên trang fanpage đạt 3,4 triệu lượt thích của ca sĩ Khởi My cũng đã đăng tải bài văn với dòng chia sẻ: "Thật sự mà nói, Zoi (biệt danh của Khởi My - PV) rất tò mò với những bài văn như thế này.
Chủ đề ngoại khóa của trường này cũng là một cách để các bạn học sinh thoải mái suy nghĩ và cảm nhận riêng cho mình, tuy có hơi "bá đạo" nhưng lời văn và ý tưởng thật sự khó có ai nghĩ ra được...
Nhớ cái thời đi học quá! Các bạn cuối cấp lại sắp thi, Zoi chúc các bạn có một mùa thi thật sự thành công nhé!".
Khởi My cũng có hình minh họa khá hài hước về bài văn này. |
Trong khi đó, thầy giáo của Lương Trọng Nghĩa cũng có chia sẻ về cậu học trò cùng bài văn độc đáo này.
Trên trang cá nhân, thầy Đào Trọng Đạt viết: "Welcome Nghĩa, một trong những ứng cử viên cho chức hiệu trưởng 20 năm nữa! Thầy rất vui khi em là một trong những ứng cử viên có trí tưởng tượng phong phú và kiêu hãnh nhất, có những suy nghĩ bay bổng và uốn lượn nhất! Làm hiệu trưởng thật là đơn giản. Em chỉ cần làm tất cả mọi người thấy vui vẻ mỗi khi đến trường, được làm những gì mình yêu thích và tự chịu trách nhiệm về bản thân"
Đến ngày 26/3, nhiều độc giả vẫn gửi ý kiến bày tỏ sự thích thú đối với bài văn của Lương Trọng Nghĩa.
"VN cần có những người giàu sức tưởng tượng như thế này. Điều này chứng tỏ trường Anh-xtanh cũng khuyến khích học sinh ước mơ, nói lên ước mơ của mình và dám phản ánh thực tế" - ý kiến của độc giả Yến Nhi.
"Cần có những đề văn và những bài văn thế này để người học sinh thể hiện sự sáng tạo, bay bổng của mình. Bài văn của Nghĩa có những chỗ chưa thật hay, chưa thật bay bổng (năm 2034 thì chắc Wifi không còn ai xài nữa, 3D cũng thường thôi), nhưng nhìn chung bài văn làm mình rất ấn tượng" - độc giả Ngô Quang Vinh.
"Bạn Nghĩa có ước mơ lớn - bạn sẽ thành công lớn! Bài văn này làm tôi nhớ lại lúc tôi học lớp 7 trường Thống Nhất số 17 đường 30/4 - nay là Lê Duẩn, Quận 1 TP.HCM vào năm 1984. Đề tài "Vẽ ngôi trường em vào năm 2000". Lúc đó trường tôi chỉ là hai dãy nhà trệt. Tôi đã vẽ ra ngôi trường cao thật cao, sang trọng, có hồ bơi... Không ngờ chỉ một năm sau đó trường chúng tôi phải giải thể để nhường đất cho dự án nào đó! Bây giờ đi ngang qua 17 Lê Duẩn, tôi thấy ước mơ của mình đã trở thành hiện thực. Đó là tòa nhà cao 17 tầng - sang trọng bật nhất thành phố - Chỉ có điều nó không phải là trường học mà là đó là Sofitel Plaza" - chia sẻ của anh Vinh Linh.
Đặc biệt hơn, độc giả Trần Hiếu còn gợi mở thêm: "Hình như đến năm 2034 học sinh không đến trường nữa ban Nghĩa ơi! Lúc này, thông qua công nghệ thông tin, học sinh - giáo viên nhà ai nấy ở và việc giảng dạy, học tập sẽ thực hiện bằng phương pháp trực tuyến. Do đó, Nghĩa sẽ không thể là Hiệu trưởng vì không có trường học nhưng biết đâu Nghĩa sẽ là Bộ trưởng GD&ĐT. Việc giảng dạy trực tuyến cũng góp phần giảm đáng kể tình trạng kẹt xe, giảm TNGT với đối tượng giáo viên, học sinh".
Theo A.H/Zing
Bình luận